Theo đó, đường bay Hà Nội – TP.HCM dẫn đầu với 949.246 ghế cung ứng, vượt xa so với các đường bay nội địa khác trong khu vực như Jakarta – Makassar (Indonesia) và Cebu – Manila (Philippines).
Đường bay Đà Nẵng – TP.HCM đứng thứ 5 với 427.779 ghế cung ứng, trong khi đường bay Đà Nẵng – Hà Nội xếp ở vị trí thứ 7, mặc dù công suất trên tuyến này đã giảm 31% so với tháng trước.
Các đường bay của Indonesia như Jakarta – Bali và Surabaya – Makassar, cùng với các đường bay nội địa khác tại Philippines, cũng nằm trong danh sách Top 10 này.
Các đường bay nội địa khác lọt vào top 10 này còn có các đường bay của Indonesia như Surabaya – Makassar, Jakarta – Medan, Jakarta – Surabaya và Davao – Manila (Philippines).
Theo một hãng bay, chặng bay trục Bắc – Nam như TP.HCM – Hà Nội rất quan trọng với hãng bay vì có doanh thu, lợi nhuận cao hơn các đường bay nội địa khác.
Đây là tuyến bay kết nối hai trung tâm kinh tế lớn nhất, với nhu cầu di chuyển rất cao từ khách hàng doanh nhân, hành khách công vụ, và du lịch.
Nhu cầu lớn làm cho giá vé trung bình trên tuyến này cao hơn so với các tuyến bay khác, nhất là vào các thời điểm cao điểm.
Giá vé trung bình TP.HCM – Hà Nội từ 1,5 – 3,5 triệu đồng/khách/chặng, cao hơn đáng kể so với các chặng như TP.HCM – Đà Nẵng từ 1,2 – 2,5 triệu đồng hay TP.HCM – Phú Quốc từ 1 – 2 triệu đồng…
Đó cũng là lý do dịp lễ 2-9, tần suất khai thác của các hãng kết nối 3 thành phố lớn TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng tăng cao, bình quân 241 chuyến/ngày, tăng 8% so với tuần trước lễ và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo kế hoạch lễ 2-9, Cục hàng không Việt Nam, cho biết các hãng đều đã có kế hoạch triển khai tăng số lượng chuyến bay trên các đường bay khai thác. Giai đoạn 30-8 đến 3-9, các hãng sẽ khai thác 4.257 chuyến bay, bình quân 840 chuyến/ngày, tăng 3% so với tuần trước nghỉ lễ và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023.