Powered by Techcity

Hà Nội – nguồn cảm hứng bất tận của sân khấu


Các nhà hát đang chuẩn bị những kịch mục tiêu biểu nhất nhằm giới thiệu đến công chúng những tác phẩm về đất và người Thăng Long – Hà Nội. Mảnh đất nghìn năm văn hiến với biết bao thăng trầm đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo quan trọng của sân khấu, cũng là đề tài mà người xem luôn kỳ vọng, ngóng trông những ý tưởng mới, cách thức thể hiện mới.

vo-cheo-2.jpg
Cảnh trong vở “Người hát ả đào” của Nhà hát chèo Hà Nội. Ảnh: Nhà hát chèo Hà Nội

Tri ân những người con Hà Nội

NSND Thu Huyền – Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội cho biết: Nhà hát Chèo Hà Nội sẽ tham gia Liên hoan sân khấu Thủ đô mở rộng với vở “Người hát ả đào”. Cuối tháng 8-2024, vở diễn do tác giả Bùi Vũ Minh viết kịch bản, NSND Hoài Thu đạo diễn này đã được ra mắt khán giả Thủ đô và sẽ có một số suất diễn nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại rạp Đại Nam.

“Người hát ả đào” ca ngợi những con người bình dị, lặng thầm, một lòng ủng hộ Việt Minh: Những cô đào hát phố Khâm Thiên, những cô gái làng hoa Ngọc Hà, những công nhân, nghệ sĩ, trí thức… Bên cạnh việc lựa chọn các diễn viên trẻ, tài năng, đạo diễn NSND Hoài Thu còn trau chuốt tỉ mỉ từng chi tiết, từ thiết kế mỹ thuật đến âm nhạc.

Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng đã sẵn sàng với vở “Lý Thường Kiệt”, tái hiện quãng thời gian vị danh tướng của nhà Lý lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. “Ông là một người con của Thăng Long, có nhiều công lao với dân tộc. Vở diễn như lời tri ân của chúng tôi với bậc tiền nhân” – NSND Hoàng Quỳnh Mai, đạo diễn vở cải lương “Lý Thường Kiệt” cho biết.

Có thể thấy, đề tài về những người con Hà Nội xưa nay luôn được các nhà hát, nhất là các nhà hát truyền thống như tuồng, chèo, cải lương dành cho sự quan tâm đặc biệt. Có thể kể đến vở chèo “Bài ca giữ nước” (“Lý Nhân Tông kế nghiệp”) – vở diễn kinh điển của tác giả Tào Mạt, vở cải lương “Luận anh hùng” nói về Thái sư Trần Thủ Độ – người khởi nghiệp nhà Trần, vở cải lương “Vua thánh triều Lê” kể câu chuyện vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, vở chèo “Trung trinh liệt nữ” kể về công chúa An Tư – một người con gái nhà Trần dám hy sinh để bảo vệ Thăng Long, vở cải lương “Bất tử với Thăng Long” với hình ảnh Tổng đốc Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết, giữ trọn nghĩa khí…

Những vở diễn này luôn đề cao tình yêu quê hương đất nước, ngợi ca những điều cao đẹp, ý chí quật cường của ông cha ta trong cuộc chiến chống ngoại xâm. NSND Tự Long, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội chia sẻ: “Chính vì lịch sử oai hùng của dân tộc đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi chúng ta nên khi được dựng lại những tác phẩm sân khấu đề tài lịch sử, ca ngợi những danh thần, những con người một lòng vì dân vì nước, các nghệ sĩ khi được tham gia đều cảm thấy có sự thôi thúc, có trách nhiệm trong đó”.

Còn nhiều băn khoăn

Đề tài lịch sử có thể ví như mảnh đất đầy tiềm năng cần sự khai phá. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia sân khấu, đề tài lịch sử không nên chỉ “loanh quanh” trong những nhân vật quá quen thuộc mà cần mở rộng biên độ, đi sâu vào số phận, cá tính… Cũng có thể từ một số chi tiết, tình tiết nhỏ trong huyền sử, người viết kịch kết nối những chi tiết ấy vào nhau, tạo nên câu chuyện với những thông điệp mới.

Với mong muốn những tác phẩm sân khấu phải tạo ra sự khác biệt, cách đón nhận cởi mở và cách tiếp cận không giới hạn, nhà viết kịch Lê Chí Trung thẳng thắn thừa nhận: “Tác phẩm về đề tài lịch sử còn bó hẹp. Chúng ta vẫn chưa mở đường cho sự sáng tạo, cho nhiều góc nhìn khác nhau về đề tài lịch sử. Bởi vì có những tác phẩm thể hiện góc nhìn mới về lịch sử thì người ta bắt đầu e ngại, thường nghĩ đến tính an toàn. Người ta ngại những cái nhìn mới, những đánh giá của người đương thời về những vấn đề, những nhân vật lịch sử”.

Trong khi đề tài lịch sử đông đảo về số lượng thì mảng đề tài hiện đại lại trở thành chủ đề bàn luận, lo lắng trong nhiều kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu tại Thủ đô bởi sự thiếu vắng. NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội từng nêu ý kiến: “Hằng năm, ngoài đề tài lịch sử, nhà hát luôn tìm kiếm những đề tài mới, đề tài hiện đại để dàn dựng. Dù có nhiều kịch bản được gửi đến hoặc được đặt hàng riêng từ các đơn vị, cá nhân nhưng kịch mục luôn không đạt chất lượng. Các tác phẩm thường vướng ở một số điểm như nội dung chưa đủ sâu, thông điệp chưa rõ ràng, xây dựng tình huống, tính cách nhân vật chưa nhất quán… Chính vì thế, đã nhiều lần tôi phải động viên anh chị em nghệ sĩ của nhà hát lên ý tưởng, cùng nhau viết và chỉnh sửa kịch bản để dàn dựng”. Qua đó, một phần nào cho thấy đội ngũ nhà viết kịch kế cận đang thưa thớt, thiếu vắng những tác giả chuyên nghiệp, có bản lĩnh, mạnh dạn trả lời những băn khoăn của thời đại, nêu lên những tấm gương, dự báo những nguy cơ…

NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cho rằng mảng đề tài hiện đại về Hà Nội không khó, ngược lại đề tài về Hà Nội rất phong phú nhưng xây dựng những tác phẩm sân khấu về Hà Nội luôn đòi hỏi sự tinh tế. “Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là mình tìm câu chuyện phù hợp, đâu chỉ có lịch sử thì mới nói được về Hà Nội. Tôi đã thành công trong Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ nhất với kịch bản hiện đại “Hà Nội gió mùa”, do PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chuyển thể từ truyện ngắn “Nhiệt đới gió mùa” của nhà văn Lê Minh Khuê. Hãy bắt đầu với nguồn tư liệu trong văn học, bởi Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận của văn học”.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/ha-noi-nguon-cam-hung-bat-tan-cua-san-khau-679771.html

Cùng chủ đề

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông. Tên bão Krathon do Thái Lan đề xuất, đóng góp vào danh sách các tên bão hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo diễn biến trong...

Hàng loạt hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội chào mừng kỷ niệm ngày 10/10

  Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa đa dạng. Triển lãm trực tuyến chủ đề “Hỡi đồng bào Thủ đô!” kéo dài đến ngày 31/10, giới thiệu đến đông đảo công chúng những tài liệu lưu trữ và hình ảnh minh hoạ về cuộc đấu tranh chống Pháp của quân...

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân

Sáng 30-9, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức họp báo công bố Quyết định của Chủ tịch...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam sau 16 năm, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm có Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài...

Nhớ ngày giải phóng Thủ đô

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954. Ảnh:Đào Trình Ngày 30-9-1954, sau nhiều ngày đấu tranh quyết liệt, các hiệp nghị về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết. Theo quyết nghị ngày 17-9-1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Quân chính TP Hà Nội được thành lập do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh trưởng Sư đoàn Quân Tiên phong...

Cùng tác giả

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông. Tên bão Krathon do Thái Lan đề xuất, đóng góp vào danh sách các tên bão hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo diễn biến trong...

Hàng loạt hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội chào mừng kỷ niệm ngày 10/10

  Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa đa dạng. Triển lãm trực tuyến chủ đề “Hỡi đồng bào Thủ đô!” kéo dài đến ngày 31/10, giới thiệu đến đông đảo công chúng những tài liệu lưu trữ và hình ảnh minh hoạ về cuộc đấu tranh chống Pháp của quân...

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân

Sáng 30-9, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức họp báo công bố Quyết định của Chủ tịch...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam sau 16 năm, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm có Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài...

Nhớ ngày giải phóng Thủ đô

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954. Ảnh:Đào Trình Ngày 30-9-1954, sau nhiều ngày đấu tranh quyết liệt, các hiệp nghị về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết. Theo quyết nghị ngày 17-9-1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Quân chính TP Hà Nội được thành lập do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh trưởng Sư đoàn Quân Tiên phong...

Cùng chuyên mục

“Chân đi trong phố, hồn trên mái xưa”…

Thực tế cụ thân sinh ra nhà thơ Vũ Quần Phương là người Nam Định nhưng ông sinh ra ở quê mẹ - xã Phương Canh, phủ Hoài Đức xưa, nay là xã Xuân Phương, Bắc Từ Liêm (Hà...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 30-9-2024

Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024: Cuộc tranh tài sôi nổi, quyết liệt, hấp dẫnThủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề,...

Vở kịch “Năm ngàn dặm” truyền thông điệp tích cực tới người trẻ

“Năm ngàn dặm” là dự án kịch tiếp theo của Life's So Drama - câu lạc bộ kịch nghệ đầu tiên và duy nhất do các học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thành lập, nhằm nuôi...

Đánh thức tinh thần sáng tạo

Được biết, đây là lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” của Thủ đô được thí điểm hình thành dọc theo nhiều công trình di sản tiêu biểu như Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc...

Tra cứu hình ảnh các vận động viên trên đường đua Giải chạy Báo Hànộimới 2024 cùng AI

Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng - Vì hòa bình là một trong những sự kiện thể thao lâu đời và uy tín nhất tại Việt Nam. Lần thứ 49 của sự kiện này hứa hẹn sẽ mang đến...

Thấm đẫm vẻ đẹp và hơi thở thời đại

Góc nhìn đa chiều về Hà NộiĐời sống âm nhạc về Hà Nội thời gian này, như nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhận định, là vô cùng sôi nổi, với sự hòa mình,...

Hội sách Hà Nội lần thứ IX

Gần 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách tham gia sự kiện đã mang đến không gian văn hóa đọc phong phú và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn, không chỉ góp phần...

Hơn 1.000 vận động viên thi chung kết Giải chạy Báo Hànộimới 2024

Giải đấu là hoạt động thể thao trọng điểm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49

Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượngGiải chạy Báo Hànộimới là giải chạy có bề dày truyền thống, mỗi năm công tác tổ chức đều được đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp. Tính đến thời điểm hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất