Powered by Techcity

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Giúp Lào “có biển, có cảng riêng”, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào “có biển, có cảng riêng”, tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập.

Chiều 12/11, Hội nghị chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào đã diễn ra tại Thủ đô Vientiane (Lào). Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Lào và Thứ trưởng Viengsavanh Vilayphone, Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam đã chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, hai bên đã đánh giá kết quả việc thực hiện Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam – Lào trong năm 2024, cũng như đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch hợp tác trong năm 2025 tới.

Hai uỷ ban Hợp tác Việt Nam – Lào và Lào – Việt Nam thảo luận về các phương hướng hợp tác trong năm 2025, chuẩn bị cho Kỳ họp 47 Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Hợp tác Việt – Lào 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng

Phát biểu tại Hội nghị, hai vị Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác cũng khẳng định, việc thực hiện Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam – Lào năm 2024 đã đạt mục tiêu đề ra.

Cụ thể, về chính trị, ngoại giao, quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp, tin cậy chính trị không ngừng được củng cố; hợp tác về quốc phòng, an ninh tiếp tục được thực hiện tốt, góp phần giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước…

Trong khi đó, về hợp tác kinh tế, việc hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, cũng như chia sẻ các giải pháp quản lý, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được các bộ, ngành của Việt Nam phối hợp tích cực với phía Lào…

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, hiện nay, phía Việt Nam đã thành lập 3 tổ công tác liên quan đến lĩnh vực này để sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn chính sách cho phía Lào khi cần thiết.

“Hợp tác đầu tư tiếp tục có chuyển biến tích cực, nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Uỷ ban Hợp tác Việt Nam – Lào đánh giá cao việc thực hiện Thoả thuận hợp tác song phương năm 2024

Thông tin tích cực là trong 10 tháng năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 74,6 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, một số dự án đầu tư lớn, quan trọng, như Dự án thủy điện Xê-ca-mản 3, Dự án nông nghiệp của Tập đoàn Trường Hải; Dự án Tổ hợp khai thác, chế biến Bauxit và sản xuất Alumin của Tập đoàn Việt Phương đã được tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

“Việc tập trung hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp được Chính phủ hai nước quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và đã được các bộ, ngành hai nước triển khai thực hiện rất tích cực”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Trong khi đó, liên quan đến hợp tác thương mại, đại diện Bộ Công thương Việt Nam cho biết, 10 tháng, thương mại song phương Việt – Lào đã đạt 1,7 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, trong năm 2024, hai nước cũng đã tiếp tục triển khai có hiệu quả về hợp tác công nghiệp, năng lượng, giao thông – vận tải, xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực… Hợp tác trong viện trợ  không hoàn lại cũng đã đạt kết quả tích cực, khi trong 10 tháng qua, có 4 dự án đã được hoàn thành và bàn giao cho phía Lào sử dụng. Trong số đó, có dự án Nâng cấp Đài phát thanh Quốc gia Lào; xây dựng 4 hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ tại 2 huyện A-nu-vông và Thà-thôm tỉnh Xay-xổm-bun…

Tuy vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như một số nội dung thỏa thuận cấp cao triển khai chậm, hiệu quả chưa cao; việc triển khai kế hoạch kết nối hai nền kinh tế còn nhiều bất cập; một số dự án trọng điềm còn chậm được triển khai…, song hai vị Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Lào và Lào – Việt Nam đều khẳng định, hai bên sẽ nỗ lực hợp tác để tiếp tục thúc đẩy, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.

Sẽ giúp Lào “có biển, có cảng riêng” để hội nhập quốc tế

Bàn về phương hướng hợp tác Việt Nam – Lào trong năm 2025, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc gìn giữ, phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào, coi đó là tài sản vô giá, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.

“Trong thời gian tới hai bên cần tiếp tục quán triệt nội dung Thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao, các Biên bản Cuộc gặp thường niên giữa lãnh đạo hai Đảng; Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác hàng năm giữa hai Chính phủ; phối hợp, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan phấn đấu hoàn thành tốt Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam – Lào năm 2024 và 2025”, Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Lào Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề xuất phương hướng hợp tác Việt Nam – Lào trong năm 2025

Điều này cũng đã được Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam nhất trí. Hai vị Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác đã thảo luận cụ thể về các phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Theo đó, tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại. Trong đó, tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế; tạo hành lang pháp lý ổn định, minh bạch, môi trường thuận lợi; có cơ chế đặc thù cho các dự án trọng điểm về an ninh – quốc phòng.

Đồng thời, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng ưu tiên của Lào, tập trung các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến để trở thành hàng hóa xuất khẩu; năng lượng tái tạo đặc biệt các dự án tại khu vực biên giới hai nước kết nối với lưới điện Việt Nam; mỏ khai khoáng chế biến sâu dành cho doanh nghiệp Việt Nam; kết nối du lịch (khu nghỉ dưỡng)…

Cùng với đó, xem xét, thí điểm cơ chế, chính sách mới, đặc thù để thu hút doanh nghiệp Việt Nam liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại Lào…

“Chúng tôi đề nghị phía Lào ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam triển khai các dự án hợp tác dọc biên giới Việt Nam – Lào”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh và đề nghị hai nước cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại, cũng như thúc đẩy về hợp tác mua – bán điện; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thực hiện các dự án điện gió tại khu vực biên giới để bán điện về Việt Nam…

Phó chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam Viengsavanh Vilayphone cũng đã thống nhất với các đề xuất này và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Lào.

Hai bên thống nhất sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước về các đề xuất hợp tác này, để xem xét, quyết định trong Kỳ họp lần thứ 47 tới.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng trong phương hướng hợp tác 2025 cũng đã được đề cập. Cụ thể, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, “quan điểm chiến lược” của Việt Nam là “giúp Lào có biển, có cảng riêng, tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập”.

“Chúng tôi sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các công trình kết nối quan trọng, như Dự án hợp tác đầu tư bến cảng 1,2,3 của cảng Vũng Áng, các dự án kết nối giao thông đường bộ Hà Nội – Vientiane, đường sắt Vientiane – Vũng Áng…; xử lý dứt điểm các dự án đang còn vướng mắc”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Các phương hướng hợp tác khác được đề xuất là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ, chú trọng công tác duy tu bảo dưỡng các công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng, đặc biệt là phải đưa vào sử dụng Bệnh viện Hữu nghị Lào – Việt Nam tại tỉnh Hủa Phăn trong năm 2025. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào.

Cùng với đó, tiếp tục ưu tiên hợp tác giáo dục, đào tạo theo hướng chú trọng chất lượng cao; tăng cường hỗ trợ Lào kinh nghiệm về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường tham vấn, ủng hộ lẫn nhau, tăng cường vai trò của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng, gắn kết hợp tác Tiểu vùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và hội nhập khu vực của ASEAN…

Theo kế hoạch, các nội dung được trao đổi tại Hội nghị hôm nay sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước để chuẩn bị cho Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào, dự kiến được tổ chức vào đầu năm tới tại Lào.

Nguồn: https://baodautu.vn/giup-lao-co-bien-co-cang-rieng-ket-noi-duong-sat-duong-bo-de-hoi-nhap-quoc-te-phat-trien-kinh-te-doc-lap-d229869.html

Cùng chủ đề

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Chiều ngày 22/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt mạng xã hội Xintel do công ty Pi Gaming công bố. Phần giao lưu tại họp báo ra mắt mạng xã hội Xintel, ngày 22/12. (Ảnh: BTC) Ông Hoàng Quốc Hòa – Giám đốc Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay công tác chuyển đổi số ngành du lịch là một trong những trọng tâm trong việc phát...

Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa, bởi thế, không chỉ giúp bảo tồn di sản văn hóa, mà còn tạo nguồn lực để hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.“Cú hích” vào thị...

Cùng chuyên mục

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Chiều ngày 22/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt mạng xã hội Xintel do công ty Pi Gaming công bố. Phần giao lưu tại họp báo ra mắt mạng xã hội Xintel, ngày 22/12. (Ảnh: BTC) Ông Hoàng Quốc Hòa – Giám đốc Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay công tác chuyển đổi số ngành du lịch là một trong những trọng tâm trong việc phát...

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) – Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam. Các đại biểu dự khai mạc triển lãm. Dự khai mạc triển lãm có các đồng chí: Đại tướng...

Đoàn kết tạo sức mạnh thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật và tìm kiếm, cứu nạn trên biển

(Bqp.vn) – Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024, tối 20/12, tại Hà Nội đã diễn ra đêm Gala với chủ đề “Đoàn kết là sức mạnh”.   Các đại biểu tham dự đêm Gala. Dự đêm Gala có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng...

Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện đang triển khai một nghiên cứu quan trọng nhằm xây dựng quy trình can thiệp trước sinh cho các thai nhi bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh, sử dụng phương pháp gây bít khí quản qua nội soi thai nhi. Hội nghị Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành sản – phụ khoa Hà Nội lần thứ XII năm 2024 do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức...

Giải chạy “Tiếp lửa truyền thống” chào mừng 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

(Bqp.vn) – Sáng 21/12, tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo Ban Thanh niên Quân đội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội tổ chức Giải chạy “Tiếp lửa truyền thống” kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Thượng tá Nguyễn Quang Huy, Phụ trách Trưởng Ban Thanh niên...

Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong

Ngày 20/12, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại một cơ sở ăn uống tại quận Long Biên, TP.Hà Nội. Theo báo cáo, sự việc xảy ra sau một sự kiện có sự tham gia của 80 người. Tính đến chiều 20/12, vụ ngộ độc này đã khiến 2 người tử vong ngoại viện chưa rõ nguyên nhân và 14 người phải nhập viện, trong đó có...

Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm. Ảnh: MPI Báo cáo tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư diễn ra chiều nay (18/12) tại tỉnh Hoà Bình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã báo cáo về việc tổ chức triển khai tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La). Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất