Powered by Techcity

Giới thiệu tổng quan và khái quát về địa lý thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam từ Lý- Trần – Lê – Mạc – Nguyễn… kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc.

Tượng đài Lý Thái Tổ tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Tọa độ địa lí: Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên – Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam – Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.

Bản đồ địa giới Hành chính Hà Nội

Diện tích tự nhiên:

Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô  bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.

Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

                 Diện tích đất phân bổ sử dụng (332889,0 ha)

– Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản    :    188601,1 ha
– Đất phi nông nghiệp                    :     134947,4 ha
– Đất chưa sử dụng                        :    9340,5 ha
(Theo “Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010” của Cục Thống kê thành phố Hà Nội).

Thủy văn:

Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam). Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.

Đường Thanh Niên ngăn cách giữa Hồ Tây và hồ Trúc Bạch

Ở thế kỷ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là vết tích của những khúc sông chết để lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầy thụt thành hồ. Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…

Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành –  tiểu khí hậu đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long –  Hà Nội.

Khí hậu – Thời tiết:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 – 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).

Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi bất thường của khí hậu – thời tiết. Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt nắng khủng khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC. Tháng 1 năm 1955, mùa đông giá buốt nhất trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến 2,7oC. Và gần đây nhất tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy. Hầu như tất cả các tuyến phố đều ngập chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi dự báo đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể.

Cùng chủ đề

Sắc hồng Toulouse

Toulouse còn có biệt danh “thành phố hồng” nhờ ánh hồng từ những công trình xây bằng gạch hàng trăm năm tuổi. Du khách đến với Toulouse giống như được trở về quá khứ và không khỏi bị choáng...

Hơn 5 nghìn đại biểu tập huấn một số ứng dụng chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, đoàn thể,

Đồng chí Trần Thanh Hà nhấn mạnh, đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, chuyển đổi số có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua đó giúp...

Quận Thanh Xuân: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là nền tảng quan trọng để hình thành một...

Việc thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH ở Thanh Xuân luôn gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và gắn kết phong trào với các cuộc vận động khác… Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) năm 2025 sẽ được quận Thanh Xuân triển khai theo hướng bài bản, đồng bộ, đảm bảo tính thực chất và hiệu quả, với nhiều nội dung phong phú, thiết thực;...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 21-2-2025

Miễn trừ trách nhiệm dân sự: Gỡ nút thắt để phát triển khoa học, công nghệNhững ngày đầu năm 2025, nhiều địa phương thuộc khu vực ngoại thành của Hà Nội đã tổ chức công bố và đón nhận...

59 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xin nghỉ hưu trước hạn

Ngoài ra, 10 đồng chí trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm.Thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới, Công an thành phố sẽ kết...

Cùng tác giả

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Chủ quán phở Michelin tiết lộ bí quyết gia truyền hơn 80 năm

Chủ quán phở Tư Lùn trong phố cổ Hà Nội tiết lộ công thức nấu phở đơn giản nhưng giữ trọn hương vị thơm ngon, chinh phục thực khách qua hàng chục năm. Nằm trên phố Ấu Triệu nhộn nhịp, phở Tư Lùn (phở Ấu Triệu) nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khác biệt với những quán phở khác tại Hà Nội. Không quảng cáo rầm rộ, quán vẫn đông nghịt khách. Thậm chí vào giờ cao điểm, thực khách phải xếp...

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Cùng chuyên mục

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Chủ quán phở Michelin tiết lộ bí quyết gia truyền hơn 80 năm

Chủ quán phở Tư Lùn trong phố cổ Hà Nội tiết lộ công thức nấu phở đơn giản nhưng giữ trọn hương vị thơm ngon, chinh phục thực khách qua hàng chục năm. Nằm trên phố Ấu Triệu nhộn nhịp, phở Tư Lùn (phở Ấu Triệu) nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khác biệt với những quán phở khác tại Hà Nội. Không quảng cáo rầm rộ, quán vẫn đông nghịt khách. Thậm chí vào giờ cao điểm, thực khách phải xếp...

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Số hóa di tích giúp quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch

Hà Nội đang trong lộ trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hóa di tích là một trong những ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch. Nhiệm vụ này đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành...

Du lịch Hà Nội khởi đầu ấn tượng từ đầu năm 2025

Tổng thu từ khách du lịch tại Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 ước đạt 594 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả khởi sắc ngày đầu năm mới là tiền đề để du lịch Hà Nội hướng tới mục tiêu cao hơn trong cả năm 2025. Ước tính kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch hạng 4-5 sao tại...

Đón khách nườm nượp, du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm 2025

Trong dịp Tết Dương lịch 2025, Hà Nội ước đón 160.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 594 tỉ đồng, tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đón năm mới 2025 tại Hà Nội. Ảnh: Tô Thế Theo Sở Du lịch Hà Nội, ước tính khoảng 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 28.400 lượt khách, tăng 67%. Khách du lịch nội địa ước đạt...

Làng hương Quảng Phú Cầu – điểm check in đắt khách mùa Tết

Ghé làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) ngày cận Tết, du khách có thể thấy các sân phơi tăm hương rực rỡ sắc màu. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Nam, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn một thế kỷ. Ngày nay, làng nghề làm tăm hương này đã trở thành một nơi lưu giữ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc...

2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây

Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng. Hình ảnh chim én và hoa mai, hoa đào đón xuân sang là một trong những hình ảnh sẽ được trình diễn bằng các thiết bị bay không người lái trong Chương trình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất