Powered by Techcity

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng! - Ảnh 1.

Hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Hải Hậu và Trần Công Hùng (phường Phú Hữu, TP Thủ Đức) có hai con còn nhỏ được hưởng tiền giảm trừ gia cảnh – Ảnh: T.T.D.

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, cử tri TP.HCM vừa đề nghị Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội hiện nay.

Đây là lần thứ ba trong khoảng một năm trở lại đây, cử tri TP.HCM liên tiếp có văn bản gửi lên Quốc hội kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, trong lúc chờ sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân. 

Bởi mức giảm trừ hiện tại 11 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc đã quá lạc hậu.

Tuy nhiên Bộ Tài chính trả lời theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành thì chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động chưa đến 20% kể từ thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất (năm 2020).

Bạn đọc và chuyên gia nói gì về chuyện này?

Từ hộp sữa đến ổ bánh mì đều tăng giá

Tài khoản duyp****@gmail.com cho biết: “Thực tế đời sống người dân khác. Ví dụ hộp sữa  tăng từ 7.000 lên 9.000 đồng, mì gói từ 4.000 đồng lên 4.500 đồng, gạo ăn thực tế ngoài chợ là 20.000 – 23.000 đồng/kg, ổ bánh mì từ 20.000 đồng lên 28.000 đồng… Tất cả đều tăng giá”.

Theo bạn đọc Phan Minh, “mức giảm trừ gia cảnh phải được tự động điều chỉnh hằng năm bằng mức tăng CPI hằng năm và nên cộng thêm bao nhiêu phần trăm mức tăng GDP”.

Độc giả MiMi đặt vấn đề: “Tại sao cứ dựa vào biến động CPI 20% trong khi ai cũng thấy mức này đã lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh? 

Luật thuế sửa đổi dự định tháng 5-2026 mới thông qua thì áp dụng khi nào? Đừng để người dân phải chờ thêm mấy năm nữa”.

Bạn đọc DKN cho rằng: “Mức giảm trừ gia cảnh nên áp dụng theo khu vực để đảm bảo công bằng”.

Trong khi đó, tài khoản thie****@gmail.com chia sẻ: “Vẫn biết là giá cả hàng hóa đã tăng, chi tiêu cho đời sống người lao động làm thuê rất khó khăn dẫn đến mức giảm trừ gia cảnh cũng lạc hậu. Tuy thế, việc cân đối ngân sách cũng là gánh nặng hiện nay”.

Mức giảm trừ gia cảnh nên căn cứ thêm điều kiện sống

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú, chuyên gia cao cấp về thuế, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho rằng việc chậm nâng mức giảm trừ gia cảnh khiến người nộp thuế có thu nhập từ tiền công tiền lương thiệt thòi.

“Bởi mức giảm trừ lạc hậu so với biến động kinh tế – xã hội, với chính sách tăng lương cơ sở 30% vừa áp dụng ngày 1-7 vừa rồi, cùng với việc chỉ số giá từ năm 2020 đến nay vượt hơn 12% rồi.

Nếu cứ lấy chỉ số CPI để cho rằng biến động chưa đến 20% mà vẫn giữ mức giảm trừ gia cảnh là không ổn. Điều này khiến người nộp thuế rất chạnh lòng” – ông Tú nói.

Ông Tú nói thêm cách đây bảy năm, tức là từ năm 2018, nhiều nội dung của Luật Thuế thu nhập cá nhân như biểu thuế lũy tiến, mức thuế suất… đã được Bộ Tài chính thừa nhận là lạc hậu, lỗi thời.

Tuy nhiên đến nay luật thuế này vẫn chưa sửa mà phải đợi đến tháng 10-2025 mới có thể trình Quốc hội có ý kiến. Nếu tháng 5-2026 thông qua thì tới năm 2027 mới áp dụng là quá bất cập.

Để người nộp thuế cá nhân, nhất là những người làm công ăn lương bớt thiệt thòi, trong lúc chờ sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân, ông Tú kiến nghị Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội nâng mức giảm trừ gia cảnh và áp dụng ngay từ năm nay. 

Mức cụ thể sẽ được tính toán phù hợp với điều kiện, tình hình và sát với thực tế, đảm bảo người nộp thuế có khả năng chi trả những chi phí tối thiểu nhất như ăn ở, đi lại, học hành…

Như với mức giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng như hiện nay không đủ nuôi một đứa trẻ ở thành phố. Chỉ riêng tiền ăn, tiền học thôi cũng cao hơn nhiều mức này. 

Vậy còn tiền mua quần áo, đi lại… thì sao. Chi phí ngày càng đắt đỏ, tăng đều hằng năm mà mức giảm trừ gia cảnh vẫn giữ nguyên là điều vô lý.

Theo các chuyên gia về thuế, không chỉ cử tri ở TP.HCM mà trước đó cử tri nhiều nơi đã kiến nghị về việc tăng mức giảm trừ gia cảnh. Điều này cho thấy đây là bức xúc của nhiều người dân.

Các chuyên gia về thuế khuyến nghị việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cần căn cứ vào những yếu tố khác như điều kiện sống của người nộp thuế, biến động của tình hình thực tế… chứ không chỉ dựa vào mức tăng của CPI. 

Với kiến nghị của người nộp thuế, rất cần thiết để Bộ Tài chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay.

Nguồn: https://tuoitre.vn/giam-tru-gia-canh-lac-hau-ma-bo-tai-chinh-noi-chua-the-nang-qua-chanh-long-20241103122214436.htm

Cùng chủ đề

Hà Nội sẽ giảm nhiều loại thuế cho người gặp khó khăn do bão số 3

Theo đó, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế sẽ được xét giảm thuế thu nhập cá nhân tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Người sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ cũng sẽ được giảm thuế. Mức giảm thuế...

Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương

; if (d.getElementById(id)) {return;} js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk'));

Đường sắt đô thị vào danh sách kiểm kê tài sản công

TPO – Bộ Tài chính đang thử nghiệm kiểm kê tài sản công ở một số bộ ngành, địa phương, chuẩn bị cho tổng kiểm kê tài sản công lớn nhất từ trước tới nay. Điểm mới của lần kiểm kê này là nhiều tài sản lần đầu tiên được đưa vào danh sách kiểm kê như hệ thống đường sắt đô thị.  Ông Nguyễn Tân Thịnh – Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính...

Cùng tác giả

Góp phần giải quyết việc mới, việc khó

Các mô hình “dân vận khéo” đã góp phần giải quyết được những vấn đề bức xúc, phức tạp, việc mới, việc khó.Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả Trung bình mỗi năm, tính từ năm 2009, toàn...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 11-2-2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh dự Tết trồng cây tại công viên hồ Phùng KhoangSáng 10-2, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần...

Acecook Happiness Concert 2025 – hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc

Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạcRa mắt lần đầu năm 2016, Acecook Happiness Concert là sự kiện do Acecook Việt Nam phối hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) tổ chức, mang...

Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ thành điểm đến hấp dẫn

Năm 2025, Đảng bộ quận Tây Hồ đã xác định rõ 3 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được thành phố giao, xứng đáng là tổ chức cơ sở...

Cùng chuyên mục

Góp phần giải quyết việc mới, việc khó

Các mô hình “dân vận khéo” đã góp phần giải quyết được những vấn đề bức xúc, phức tạp, việc mới, việc khó.Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả Trung bình mỗi năm, tính từ năm 2009, toàn...

Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ thành điểm đến hấp dẫn

Năm 2025, Đảng bộ quận Tây Hồ đã xác định rõ 3 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được thành phố giao, xứng đáng là tổ chức cơ sở...

Đẩy mạnh hoạt động giám sát, kiểm đếm sau giám sát

Theo dõi tiến độ thực hiện cam kếtNhững năm gần đây, hoạt động chất vấn, giải trình của HĐND thành phố ngày càng có nhiều đổi mới theo hướng đồng hành, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, được cử...

Phải không ngừng đổi mới, tự chỉnh đốn

Vấn đề này được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài viết “Rạng rỡ Việt Nam”, nhận được sự quan tâm sâu sắc, đồng tình ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân.1. Tại sao...

Tiên phong trong xây dựng văn hóa Nét văn hóa đẹp nhất là nêu gương

Báo Hànộimới Cuối tuần ghi lại một vài chia sẻ sâu sắc về vấn đề này.Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, lão thành cách mạng, 105 tuổi đời, 85 năm tuổi Đảng:Sống hết mình với lý tưởng đã chọnMồ côi...

Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Theo kế hoạch, 100% đơn vị thuộc thành phố triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, các ngày lễ lớn của Thủ...

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình bày tờ trình, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc xây dựng Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài,...

Quận Đống Đa kết nạp 8 tân binh vào Đảng

Trước khi vào buổi gặp mặt, lãnh đạo quận cùng các thanh niên lên đường nhập ngũ, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đã tham gia "Lễ dâng hương - Tiếp lửa truyền thống cho...

Hội Nông dân thành phố đặt mục tiêu trồng mới 30.000 cây xanh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự.Chủ tịch Hội Nông dân thành phố đề nghị các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất