Powered by Techcity

Gần 1 thế kỷ chắt lọc tinh hoa


z6070378070527_eaf3f2995ee432d67deb26de896d2214.jpg
Phở Hà Nội là món ăn tinh tế, có hơn 1 thế kỷ phát triển. Ảnh: Quang Tấn

Phở Hà Nội có từ bao giờ?

Theo Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, giai đoạn hình thành và phát triển của phở Hà Nội có nhiều thăng trầm theo những biến đổi của lịch sử xã hội. Giai đoạn trước năm 1930 là giai đoạn hình thành món phở và trở thành món ăn được cư dân thành thị đón nhận mà chủ yếu là giới công chức và thợ thuyền. Món phở phổ biến lúc này là phở nước với thịt bò chín.

Đã có thời gian, do nền kinh tế nước ta rất khó khăn, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh 144-SL ngày 02/3/1948 “cấm hẳn việc giết trâu bò trong toàn cõi Việt Nam” nhằm bảo vệ số trâu bò để dùng vào việc canh nông. Một số hàng phở nghĩ cách thay thì bò bằng thịt gà, phở gà xuất hiện.

z6070377875611_668d1c33a35c050e4ab475db5b494cd1.jpg
Hà Nội có nhiều quán phở gia truyền nhiều đời. Ảnh: Quang Tấn

Vào những năm 50, phở Hà Nội nam tiến, nhiều người Hà Nội di cư vào Sài gòn và mở quán phở, tuy nhiên để phù hợp với khẩu vị địa phương, phở được cải biên, ăn kèm với giá đỗ chần và rau sống, đặc biệt là mùi tàu và rau húng. Nước dùng cũng thêm nhiều mực khô nên không trong và thanh như phở Bắc.

Thời bao cấp, vào những năm 1960, nhiều hiệu phở công tư hợp doanh ra đời. Phở mậu dịch quốc doanh gần như độc quyền bán phở. Lúc đó, phở bò là mặt hàng cao cấp nhất trong loại quà mậu dịch. Ngoài ra phở nước là loại phở không có thịt chỉ có bánh phở, hành thái và nước dùng chan vào, còn được gọi là “phở không người lái”. Quẩy là món ăn của người Hoa Kiều, trước đây chỉ được ăn kèm với các loại cháo, bây giờ được ăn kèm với phở mới đầu chỉ để no bụng.

Từ năm 1986 đến nay, chính sách mở cửa cho tự do kinh doanh, buôn bán nên nhiều hàng phở tư nhân cũng được mở trở lại. Cùng với nguồn nguyên liệu thực phẩm, gia vị dồi dào và tươi ngon món phở đã không ngừng được hoàn thiện, điều chỉnh về cách thức chế biến để trở thành món ăn được ưa chuộng không chỉ dân thành thị mà dần lan tỏa tới nông thôn và các vùng miền khác trên cả nước.

Tôn vinh di sản phở Hà Nội

Đến nay, phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã gần như trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vươn tầm ẩm thực thế giới. Phở Hà Nội đã góp phần làm phong phú thêm phở của người Việt Nam nói chung, phở đã trở thành danh từ riêng trong hàng loạt từ điển danh tiếng và hiện diện ở trên 50 quốc gia trên thế giới.

z6070378236947_a86c174117123f3ff228778043599946.jpg
Mỗi quán phở gia truyền Hà Nội có những nét đặc trưng riêng. Ảnh: Quang Tấn

Theo bình chọn từ trang Lonely, Việt Nam là một trong những quốc gia có 7 món ăn được phục vụ trong bát mang tới trải nghiệm tốt nhất trên thế giới. Trang này còn ghi rằng nếu đã đến Việt Nam, các thực khách nhất định phải thử phở, nếu không sẽ là một thiếu sót rất lớn. Tạp chí nổi tiếng Business Insider bình chọn Phở Việt là một trong những món phải ăn thử một lần trong đời đối với những người thích đi lịch trên thế giới.

Ngày 9-8-2024, với Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, món ăn biểu tượng “Phở Hà Nội” chính thức được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Việc “Phở Hà Nội” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự ghi nhận về giá trị lịch sử và văn hóa, mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát triển bền vững tinh hoa ẩm thực truyền thống của Thủ đô.

Năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tiến hành khảo sát 18/30 quận huyện và thống kê được 700 quán phở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận: Ba Đình (21 cửa hàng phở), Hoàn Kiếm (32 cửa hàng phở), Cầu Giấy (29 cửa hàng phở), Đống Đa (9 cửa hàng phở), Hai Bà Trưng (30 cửa hàng phở), Thanh Xuân (56 cửa hàng phở), Long Biên (93 cửa hàng phở). Những thương hiệu phở gia truyền (trên 2 đời làm phở) thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng…

z6070378075446_36a54a205ed562288a7ed1528519ffc6.jpg
Phở Hà Nội được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: Quang Tấn

Để phát huy giá trị của món Phở, thành phố Hà Nội có các hoạt động quảng bá, tôn vinh món phở trong rất nhiều sự kiện lớn, lồng ghép các hoạt động trong các lễ hội văn hoá, du lịch như: Festival Thu Hà Nội, Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội , Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội…

Vào ngày 29-11 đến 1-12 tới, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 với chủ đề: “Hà Nội kết nối năm châu”. Trong đó có nhiều hoạt động như tọa đàm “Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Phở Hà Nội”. Lễ khai mạc tối 29-11 sẽ chính thức tổ chức công bố Quyết định ghi danh “Phở Hà Nội” là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ tôn vinh tinh hoa ẩm thực Hà Nội, trong đó tập trung quảng bá, tôn vinh món phở Hà Nội – Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, nâng cao ý thức của các cơ sở kinh doanh món phở Hà Nội trong việc giữ gìn, bản sắc và nâng cao chất lượng của món phở Hà Nội.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/pho-ha-noi-gan-1-the-ky-chat-loc-tinh-hoa-685696.html

Cùng chủ đề

Cây cỏ hôi chữa nhiều bệnh nhưng cần dùng cho đúng để đảm bảo an toàn

Cây cỏ hôi (cứt lợn) có tác dụng chữa nhiều bệnh – Ảnh minh họa Cỏ hôi có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, ủy viên Ban chấp hành Hội Đông y Hà Nội, cho biết cây cỏ hôi (cây cứt lợn – Ageratum conyzoides), hay còn gọi là ngũ sắc, mọc hoang dại ở nhiều nơi, là loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều bệnh lý nhờ vào...

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục, cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của Liên hợp quốc và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Đại biểu Trung ương tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; Đại sứ Hoa Kỳ và Đại sứ các nước tại Việt Nam; đông...

Sẵn sàng chào đón bạn bè quốc tế

Sáng 27/11, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiến hành kiểm tra và tổng duyệt công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá tiềm lực quốc phòng của Việt Nam và tăng cường hợp tác quốc...

Cùng tác giả

Cây cỏ hôi chữa nhiều bệnh nhưng cần dùng cho đúng để đảm bảo an toàn

Cây cỏ hôi (cứt lợn) có tác dụng chữa nhiều bệnh – Ảnh minh họa Cỏ hôi có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, ủy viên Ban chấp hành Hội Đông y Hà Nội, cho biết cây cỏ hôi (cây cứt lợn – Ageratum conyzoides), hay còn gọi là ngũ sắc, mọc hoang dại ở nhiều nơi, là loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều bệnh lý nhờ vào...

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục, cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của Liên hợp quốc và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Đại biểu Trung ương tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; Đại sứ Hoa Kỳ và Đại sứ các nước tại Việt Nam; đông...

Sẵn sàng chào đón bạn bè quốc tế

Sáng 27/11, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiến hành kiểm tra và tổng duyệt công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá tiềm lực quốc phòng của Việt Nam và tăng cường hợp tác quốc...

Cùng chuyên mục

Hơn 1 thế kỷ chắt lọc tinh hoa

Vào những năm 50, phở Hà Nội nam tiến, nhiều người Hà Nội di cư vào Sài gòn và mở quán phở, tuy nhiên để phù hợp với khẩu vị địa phương, phở được cải biên, ăn kèm với...

Trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện các hệ giá trị Việt Nam tại Hải Phòng

Ngày 26/11/2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khảo sát trao đổi kinh nghiệm với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng trong việc triển khai thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Tham gia Đoàn khảo sát,...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 27-11-2024

Nhiều thay đổi trong tuyển sinh đại học năm 2025: Cẩn trọng khi đăng ký xét tuyểnRèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động thể lực luôn là phương pháp đem lại lợi ích, song không có nghĩa...

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Từ ngày 19 đến 22/12/2024 tại Sân bay Gia Lâm, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức.  Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 được tổ...

Công diễn vở nhạc kịch “Khát vọng đỏ” tôn vinh đóng góp của Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Trong cuộc gặp gỡ báo chí giới thiệu về vở nhạc kịch “Khát vọng đỏ” vào ngày 26-11, tại Hà Nội, Đại tá Hoàng Văn Chức, Phó Chính ủy Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội nhấn...

Vở kịch “Đêm trắng” do NSND Xuân Bắc đạo diễn tái ngộ khán giả Thủ đô

“Đêm trắng” là vở kịch đặc sắc, ý nghĩa của Nhà hát Kịch Việt Nam. Tác phẩm dựa trên một câu chuyện có thật trong những năm 1950, khi toàn dân, toàn quân ta dồn sức người, sức của...

Vẽ một tương lai cho giáo dục nghệ thuật xứ Đông Dương

Đặt ngôi trường này trong tiến trình giáo dục nghệ thuật thị giác thời thuộc địa, khảo cứu qua hệ thống nghị định, báo cáo và tư liệu báo chí là cách các tác giả Phạm Long và Trần...

Để sản phẩm sáng tạo không bị “đóng gói”

Dòng người đến Cung Thiếu nhi, Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ - 12 Ngô Quyền), Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Tòa nhà Viện Đại học Đông Dương (nay là Đại học Tổng hợp -...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 26-11-2024

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Thảo luận, thống nhất nhiều vấn đề quan trọngNgày 25-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem...

Văn Miếu – Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng Ninh Bình

Nhân ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, sáng 25/11, tại Thư viện tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc triển lãm “Văn Miếu – Quốc Tử Giám với truyền thống khoa bảng Ninh Bình”.  Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất