Powered by Techcity

Đường sắt Lào Cai – Hải Phòng 11,6 tỷ USD được triển khai thế nào?

Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) đang xúc tiến lập báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng. Đây sẽ là tuyến đường được xây mới theo khổ ray tiêu chuẩn 1.435mm, thay thế tuyến đường khổ 1.000mm từ thời Pháp.

Trong báo cáo vừa gửi Bộ GTVT, PMU Đường sắt cho biết Tư vấn lập báo cáo tiền khả thi phía Việt Nam (liên danh TEDI – TRICC – Hưng Phú – CCTDI) đã phối hợp với Tư vấn phía Trung Quốc để hoàn thiện báo cáo đầu kỳ. Dự kiến, báo cáo tiền khả thi sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2024. 

Dự án 11,6 tỷ USD

Theo thiết kế sơ bộ, dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng có điểm đầu tại vị trí nối ray với đường sắt Trung Quốc thuộc TP Lào Cai; điểm cuối tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Chiều dài tuyến khoảng 417km, trong đó tuyến chính dài 396,6km, 2 nhánh kết nối cảng Nam Đồ Sơn và cảng Đình Vũ dài 20,3km.

Đường sắt Lào Cai - Hải Phòng 11,6 tỷ USD được triển khai thế nào? - 1
Dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng (đường màu đỏ) kết nối liên vận giữa Việt Nam và Trung Quốc (Đồ họa: Ngọc Tân).

Về hướng tuyến, dự án đi qua 9 tỉnh gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Trên tuyến dự kiến có 36 nhà ga (trung bình 12km/ga). PMU Đường sắt cho biết đã xin ý kiến 9 địa phương và cơ bản đạt được sự thống nhất về hướng tuyến, vị trí nhà ga.

So với tuyến đường cũ xây từ thời Pháp, đường mới sẽ được thay đổi cơ bản với khổ ray tiêu chuẩn 1.435mm, tàu chạy bằng điện thay vì dầu diesel. Công năng của tuyến đường là vận tải hành khách và hàng hóa. Tốc độ thiết kế 160km/h.

Tương tự như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt Lào Cai – Hải Phòng cũng được xác định hướng tuyến tránh các khu vực dân cư đông đúc, tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng, phù hợp với các quy hoạch quốc gia và địa phương.

Phần đường sẽ có 3 kết cấu chính gồm đi trên cao (cầu) tại khu vực đô thị, đông dân cư, giao cắt với sông hoặc công trình khác; đi qua hầm tại khu vực đồi núi cao và đi trên nền đất tại khu vực dân cư thưa, không có giao cắt và ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Theo quy hoạch, đường sắt Lào Cai – Hải Phòng có tổng mức đầu tư dự kiến 11,6 tỷ USD, huy động từ vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam và các nguồn vốn hợp pháp khác. 

Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (8,57 tỷ USD) sẽ giải phóng mặt bằng toàn tuyến, đầu tư đường đơn và xây các công trình trên tuyến. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng hoàn chỉnh đường đôi.

Mảnh ghép trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”

Sắp tới, Việt Nam và Trung Quốc sẽ đàm phán về phương án nối ray, phạm vi tọa độ điểm nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), tiến tới ký hiệp định kết nối ray trong năm 2025.

Hai chính phủ cũng dự kiến ký thỏa thuận hợp tác phát triển đường sắt. Trong đó, phía Trung Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam lập báo cáo khả thi cho dự án dưới dạng viện trợ không hoàn lại; xem xét bố trí cho Việt Nam khoản vay có tính chất ưu đãi, tạo điều kiện ký hiệp định vay vốn sau khi báo cáo khả thi được duyệt.

Đường sắt Lào Cai - Hải Phòng 11,6 tỷ USD được triển khai thế nào? - 2
Điểm nối ray của tuyến đường sắt thời Pháp thuộc giữa Việt Nam và Trung Quốc tại cầu Hồ Kiều (Lào Cai). Các chuyến tàu hỏa ngày nay chạy qua cây cầu này với tần suất hạn chế (Ảnh: Ngọc Tân).

Về khâu chuẩn bị đầu tư, PMU Đường sắt ước tính nếu thực hiện đầy đủ các bước sẽ mất tới 7 năm mới có thể khởi công dự án. Đơn vị này đã đề xuất Bộ GTVT phương án đầu tư theo trình tự rút gọn để có thể trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và dự kiến khởi công dự án vào tháng 12/2025.

Tính đến nay, triển vọng đầu tư đường sắt Lào Cai – Hải Phòng đã “sáng” hơn sau những chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao 2 nước Việt Nam – Trung Quốc. Cả 2 nước đều xác định sự cần thiết phải triển khai dự án.

Trong chuyến công tác Trung Quốc hôm 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh quyết tâm của 2 nước trong việc triển khai các tuyến đường sắt liên vận khổ tiêu chuẩn, trong đó có tuyến Lào Cai – Hải Phòng.

Trước đó, ngày 13/10, trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, 2 lãnh đạo Chính phủ cũng chứng kiến việc trao Bản ghi nhớ về phương án kỹ thuật kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).

Đường sắt Lào Cai - Hải Phòng 11,6 tỷ USD được triển khai thế nào? - 3
Bản ghi nhớ giữa Bộ GTVT Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc về việc khớp nối đường sắt giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc (Ảnh: VGP).

Với dự án này, Việt Nam đứng trước cơ hội có một tuyến đường sắt liên vận sang Trung Quốc với khổ ray tiêu chuẩn, chạy điện thay cho diesel, tốc độ vượt trội so với tuyến đường sắt hiện hữu. 

Trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa, nông sản lớn của Việt Nam, tuyến đường sắt liên vận hứa hẹn sẽ giúp giảm chi phí logistics, rút ngắn thời gian thông quan cho hàng hóa. 

Với Trung Quốc, việc có một tuyến đường sắt kết nối từ Vân Nam đến cảng biển Hải Phòng của Việt Nam nằm trong chiến lược rộng lớn “Vành đai và Con đường” của nước này, đồng thời cũng nằm trong sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” mà 2 nước đã thống nhất.

Trước ngưỡng cửa hợp tác, nhiều người Việt sẽ nhớ lại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, vốn là mảnh ghép đầu tiên của sáng kiến “Vành đai và Con đường” tại Việt Nam. Quá trình triển khai dự án này đã cho thấy hàng loạt hạn chế ở khâu chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, quản lý dự án và mặt trái của việc tiếp nhận nguồn vốn ODA có điều kiện ràng buộc.

Những chỉ trích về tuyến metro đầu tiên của Hà Nội chỉ lắng xuống khi dự án được đưa vào khai thác và nhanh chóng trở thành phương tiện công cộng ưa thích của người dân thủ đô.

Hiện, đội ngũ lãnh đạo của Ban quản lý dự án Đường sắt, cơ quan lập dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng, cũng chính là những người năm xưa “khổ sở” với các vướng mắc tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Điều này mở ra hy vọng về việc rút bài học kinh nghiệm và không lặp lại những sai lầm trong quá khứ.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-sat-lao-cai-hai-phong-116-ty-usd-duoc-trien-khai-the-nao-20241113184613269.htm

Cùng chủ đề

Đại sứ nhóm G4 tại Việt Nam hát ‘Năm qua đã làm gì’ chúc Tết

Đại sứ nhóm G4 tại Việt Nam gồm Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ hát tiếng Việt hòa giọng cùng Hợp xướng Gió Xanh ca khúc “Năm qua đã làm gì” của nhạc sĩ Bùi Công Nam. Đại sứ Canada Shawn Steil, Đại sứ New Zealand Caroline Beresford, Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken, Đại sứ Thụy Sĩ Thomas Gass đã ghi hình tại Hoàng thành Thăng Long và tất cả đều hát tiếng Việt khá thành thục. Video...

Sống chậm ở Việt Nam vào top trải nghiệm phải thử năm 2025

Việt Nam là điểm đến lý tưởng dành cho các chuyến du lịch gia đình. Ảnh: Hoàng Hà Tạp chí nổi tiếng National Geographic đã liệt kê danh sách những địa điểm tuyệt vời dành cho gia đình và Việt Nam đã được vinh danh. Theo Dom Tulett, tác giả của National Geographic, Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng dành cho những gia đình muốn trải nghiệm một chuyến đi chậm rãi để có cơ hội tìm hiểu về văn hóa của các...

Đội tuyển Việt Nam được thưởng 42 tỉ đồng, chia thế nào?

VFF KHÔNG CAN THIỆP Chế độ chia thưởng trong các đội tuyển quốc gia, đặc biệt là bóng đá, luôn là một vấn đề được quan tâm, bởi đây không chỉ là sự công nhận cho những đóng góp của mỗi thành viên, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu của cả đội. Đối với đội tuyển VN vừa giành chức vô địch AFF Cup 2024, chế độ chia thưởng được tổ chức một cách minh bạch và...

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Việt Nam sẽ có ‘Bách khoa Toàn thư Ẩm thực Việt’

Theo báo cáo tổng kết năm 2024, VCCA đã kết nạp thêm 58 hội viên, nâng tổng số hội viên thuộc Hiệp hội lên con số 474 và trở thành hội viên chính thức của Global Chefs Union (GCU). Chương trình trưng bày, giới thiệu tinh hoa ẩm thực Việt 2024 do VCCA tổ chức Để mở rộng và phát triển mạng lưới, Hiệp hội đã thành lập thêm 1 Chi hội Siêu Đầu Bếp Việt Nam. Ngay sau khi thành...

Cùng tác giả

Ngày Xuân nói chuyện mừng thọ

Kính lão, trọng thọXuân Ất Tỵ này, cụ bà Nguyễn Thị Tít (thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh) như được nhân lên niềm vui khi chính quyền xã tổ chức mừng đại thọ 100 tuổi tại UBND...

Gửi trọn niềm tin, đong đầy khát vọng

1. Nhìn lại 95 năm lịch sử dân tộc ta có Đảng, chúng ta tự hào về hành trình đã qua. Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ thế giới mà cơ đồ, tiềm lực, uy tín...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 1-2-2025

Nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán vui tươi, phấn khởi và an toàn ...

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón 65.000 lượt khách trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón 65.000 lượt...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Cùng chuyên mục

Gửi trọn niềm tin, đong đầy khát vọng

1. Nhìn lại 95 năm lịch sử dân tộc ta có Đảng, chúng ta tự hào về hành trình đã qua. Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ thế giới mà cơ đồ, tiềm lực, uy tín...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Thời điểm đòi hỏi bản lĩnh, trách nhiệm và phát huy niềm tự hào Hà Nội

Bảy định hướng lớn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, diễn ra vào ngày 4-12-2024, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn...

MTTQ Việt Nam tiếp tục đổi mới, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Thứ ba, kế thừa và phát huy thành công của việc huy động nguồn lực xã hội làm nhà đại đoàn kết cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc,...

Quận Ba Đình dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sĩ

Đoàn đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn và dâng hương tưởng nhớ liệt tổ liệt tông tại Hoàng thành...

Sự bứt phá đi lên của Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng

Trong thành tựu chung của Thành phố Hà Nội, có sự đóng góp quan trọng của HĐND thành phố. HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, tiêu biểu trong hoạt động của HĐND các tỉnh, thành...

Nỗ lực hơn nữa để đất nước sánh vai các cường quốc năm châu

Chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Di chúc của Bác Hồ, đó là: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước...

Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Xuân Ất Tỵ 2025 đã về trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến. Nhân dịp đón xuân mới, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có bài viết "Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới". Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu bài viết này...

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có Thư chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sỹ và những người con của Thủ đô trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài.Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc Tết của Bí thư Thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất