Powered by Techcity

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 – 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai đoạn tới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Mục tiêu của Thành phố là đưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ.

nn.jpg
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP làm từ tơ sen của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Nguyễn Mai

Hoàn thành vượt kế hoạch

Xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ được coi là cái nôi của nghề mây, tre đan. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hiệp hội Mây tre đan Phú Vinh – xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, cho biết, xã có số sản phẩm OCOP được chứng nhận nhiều nhất huyện với 54 sản phẩm. Trong đó, riêng gia đình ông có 23 sản phẩm được chứng nhận.

“Từ khi được chứng nhận OCOP, chúng tôi rất phấn khởi. Khách mua hàng yên tâm bởi có chứng nhận tức là sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã. Năm 2024, Hiệp hội Mây tre đan Phú Vinh chỉ với 35 hội viên nhưng đã xuất khẩu được hơn 100 tỷ đồng. Sản xuất phát triển không những góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề, mà còn đẩy mạnh tạo dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng” – ông Trung chia sẻ.

Chương Mỹ là huyện có nhiều làng nghề truyền thống, đây là cơ sở quan trọng để phát triển sản phẩm OCOP. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Tống Văn Thái, huyện hiện có 35 làng được UBND Thành phố công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, trong đó chiếm đa số là làng nghề mây, tre đan xuất khẩu; sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, làm nón lá, điêu khắc đá, chế biến nông sản thực phẩm. Đến nay, trên địa bàn huyện có 210 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận.

Trong khi đó, huyện Đan Phượng có 105 sản phẩm OCOP được chứng nhận. Đây đều là các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng gắn liền với truyền thống, văn hóa và bản sắc địa phương. Các sản phẩm OCOP của huyện Đan Phượng đa dạng, thuộc nhóm thực phẩm, nhóm đồ uống, nhóm thảo dược, nhóm thủ công mỹ nghệ như nem Phùng gia truyền cơ sở Thái Cam, thị trấn Phùng; khoai lang kén của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thìn, xã Trung Châu; kẹo lạc của hộ sản xuất kinh doanh Đỗ Văn Trường, xã Song Phượng; rượu nếp của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Long và đậu phụ của Công ty TNHH Tâm Đức, xã Hồng Hà; đồ gỗ nội thất của làng nghề mộc xã Liên Trung; hoa đồng tiền Đồng Tháp, xã Đồng Tháp…

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: “Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP. Với nỗ lực, quyết tâm cao, lũy kế từ 2019 đến hết năm 2023, thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm. Trong đó, tính riêng từ năm 2021 đến hết năm 2023, Thành phố đánh giá được 1.657 sản phẩm. Hiện nay, công việc đánh giá, công nhận sản phẩm năm 2024 đang được thực hiện với hơn 500 sản phẩm đăng ký. Dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình OCOP đề ra cho cả giai đoạn 2021 – 2025, trước 1 năm so với kế hoạch đề ra”.

Sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, các chủ thể được Thành phố, huyện hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, hỗ trợ tem OCOP có gắn mã QR. Thành phố và các quận, huyện, thị xã cũng quan tâm tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo, nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP sản xuất kinh doanh đẩy mạnh sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, khuyến khích phát triển sản phẩm hàng hóa gắn với các loại hình thương mại, dịch vụ điện tử, văn minh, hiện đại. Đến nay, Thành phố cũng đã phát triển được 107 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tạo điều kiện để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện và tiêu thụ.

thu-co.jpg
Sản phẩm OCOP làng nghề mây, tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Nguyễn Mai

Hướng tới mục tiêu mới

Bên cạnh kết quả đạt được, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới thành phố cũng chỉ ra rằng, Chương trình OCOP của Hà Nội vẫn còn gặp khó khăn, hạn chế: Số lượng sản phẩm OCOP 5 sao được công nhận chưa nhiều, mới có 6 sản phẩm được công nhận; một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề chưa thực sự mặn mà tham gia vào Chương trình; chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm còn nhiều hạn chế; thị trường tiêu thụ chưa thực sự được mở rộng…

Chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Sản phẩm tham gia vào Chương trình OCOP vừa để tôn vinh vừa để nâng tầm, nâng giá. Hà Nội sẽ khôi phục lại các giống cây đặc sản như quýt Tích Giang, hồng Yên Thôn, bưởi đường Quế Dương, rau muống tiến vua Sen Chiểu, húng Láng… trở thành sản phẩm OCOP. Những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của những vùng đất ấy nếu được “gắn sao” OCOP sẽ giúp cho sản phẩm vừa tăng giá trị kinh tế, vừa giúp quảng bá nét văn hóa vùng miền. Thành phố cũng sẽ phát triển các sản phẩm OCOP du lịch tại những nơi có lợi thế như Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn… gắn văn hóa và các sản vật địa phương để hình thành chuỗi du lịch…

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Đại, mỗi năm Hà Nội đón gần 30 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 5 triệu khách quốc tế. Nếu mỗi du khách đến Hà Nội du lịch mua một món quà thì sẽ kích cầu rất lớn cho sản phẩm OCOP bởi đa số các sản phẩm này mang nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa vùng miền và tâm tư tình cảm của người Hà Nội gửi vào mỗi sản phẩm OCOP. Chưa kể, thành phố cũng có khoảng 10 triệu dân đang sinh sống và làm việc, nhu cầu sử dụng các sản phẩm OCOP là rất lớn.

Vậy, làm thế nào để Hà Nội khai thác được lợi thế này? Ông Nguyễn Xuân Đại chỉ ra rằng: “Sản phẩm làng nghề và các sản phẩm nông sản chế biến của Hà Nội có chất lượng rất ổn. Tuy vậy, cái yếu của sản phẩm OCOP Hà Nội đó là thiết kế sáng tạo. Người tiêu dùng ngày nay không còn tâm lý “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” như xưa mà yêu cầu sản phẩm phải “đẹp từ trong ra ngoài”, từ chất lượng đến mẫu mã. Sản phẩm OCOP của Hà Nội cần phải đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng vùng miền, từng quốc gia mà sản phẩm hướng tới”.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online… để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ. Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm giúp các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng hơn.

Về lâu dài, Thành phố cần đưa việc tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa của các làng nghề, các nông sản đặc sản địa phương vào các trường học để giáo dục cho thế hệ trẻ về tình yêu và niềm tự hào quê hương, từ đó tạo động lực để thế hệ tương lai có ý thức từ nhỏ trong việc bảo tồn và phát triển vốn quý đó.

Vietnam.vn

Cùng chủ đề

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn xa hơn, không chỉ thị trường trong nước mà từng bước đi ra thị trường thế giới. Khách hàng tham quan...

Phú Xuyên hỗ trợ sản phẩm OCOP làng nghề

Từ lợi thế đó, cùng với những hỗ trợ của địa phương, huyện đã có 231 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm từ làng nghề chiếm 70%. Phú Xuyên đang là một trong những huyện dẫn đầu thành phố trong thực hiện Chương trình OCOP. 70% sản phẩm OCOP từ làng nghề Chủ cơ sở sản xuất sản phẩm đồ gỗ, khảm trai, mỹ nghệ xã Sơn Hà Bùi Xuân Lợi (một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện...

Gia Lâm có thêm 5 sản phẩm OCOP

Ngày 4/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng đối với 22 sản phẩm OCOP của huyện Gia Lâm. Theo đó, trong số 22 sản phẩm đăng ký tham gia chấm điểm phân hạng đợt này, có 17 sản phẩm đã đạt OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao đăng ký chấm lại, do hết thời hạn công nhận theo quy định. Bộ sản phẩm...

Đến Miền Đồi, Hòa Bình, đắm mình vào những ngày hội rực rỡ sắc màu, sống trọn vẹn nơi núi rừng Tây Bắc

Ruộng bậc thang Miền Đồi, Hòa Bình. (Ảnh: Nguyễn Huy Tiến) Ông Bùi Văn Khánh, Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch, Trưởng Ban tổ chức Phiên chợ vùng cao huyện Lạc Sơn cho biết, sự kiện văn hóa, du lịch nhằm đánh thức tiềm năng du lịch của xã Miền Đồi nói riêng, du lịch huyện Lạc Sơn nói chung. Đến với Miền Đồi, du khách sẽ cảm nhận được sự đa dạng trong văn hóa của đồng bào các...

Quảng bá nông sản, sản phẩm OCOP Quảng Ninh đến người tiêu dùng Hà Nội

Ngày 22/10, nhiều người dân Thủ đô Hà Nội hào hứng tìm hiểu, trải nghiệm tại Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP Quảng Ninh và tổ hợp nhà hàng trải nghiệm sản phẩm OCOP Caseyai Coffee & Food, tầng 1-CT1-CT2, Chung cư PCCC Complex Hà Đông, phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội. Nhiều người dân Hà Nội hào hứng tìm hiểu về sản phẩm OCOP Quảng Ninh. Ảnh: N.H Sau nhiều năm thực hiện chương trình “Mỗi xã...

Cùng tác giả

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

18/11/2024 Mới đây, trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 – Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) tổ chức tại Đà Lạt, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp...

Bạc có xu hướng tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh tăng ở mức 1.155.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.191.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm yết ở mức 953.000 đồng/lượng (mua vào) và 982.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bạc niêm yết cao hơn, với...

Thông qua Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP...

Sáng 19-11, sau khi khai mạc kỳ họp chuyên đề, HĐND thành phố đã xem xét thông qua Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND...

Kỳ họp thứ mười chín HĐND TP Hà Nội thể chế hóa nhiều quy định của Luật Thủ đô

Một là, HĐND thành phố xem xét, quyết nghị về một số nội dung để kịp thời triển khai, thi hành Luật Thủ đô.Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua tại...

Những tri ân “khác biệt” của phụ huynh nhân Ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trong khi các phụ huynh khác thường tri ân giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn chính của con nhưng chị Nguyễn Thu Huyền (Mỹ Đình, Hà Nội) lại không như...

Cùng chuyên mục

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

18/11/2024 Mới đây, trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 – Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) tổ chức tại Đà Lạt, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp...

Bạc có xu hướng tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh tăng ở mức 1.155.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.191.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm yết ở mức 953.000 đồng/lượng (mua vào) và 982.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bạc niêm yết cao hơn, với...

Thông qua Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP...

Sáng 19-11, sau khi khai mạc kỳ họp chuyên đề, HĐND thành phố đã xem xét thông qua Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND...

Kỳ họp thứ mười chín HĐND TP Hà Nội thể chế hóa nhiều quy định của Luật Thủ đô

Một là, HĐND thành phố xem xét, quyết nghị về một số nội dung để kịp thời triển khai, thi hành Luật Thủ đô.Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua tại...

Những tri ân “khác biệt” của phụ huynh nhân Ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trong khi các phụ huynh khác thường tri ân giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn chính của con nhưng chị Nguyễn Thu Huyền (Mỹ Đình, Hà Nội) lại không như...

Tăng giá khám chữa bệnh, ai bị ảnh hưởng?

Hàng ngàn kỹ thuật, dịch vụ được điều chỉnh giá – Ảnh: NAM TRẦN Từ đầu tháng, một số bệnh viện đã công bố điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh mới theo mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Trong đó, hàng ngàn dịch vụ y tế đã điều chỉnh tăng giá… Hàng ngàn dịch vụ điều chỉnh giá Sau khi tăng lương cơ sở, nhiều bệnh viện chờ giá dịch vụ khám chữa bệnh...

Khẳng định vai trò cơquan dân cử Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình

Đây là tiền đề quan trọng để HĐND các cấp thành phố Hà Nội khẳng định vị thế, vai trò, cùng cả hệ thống chính trị thành phố quyết tâm xây dựng Thủ đô xứng tầm, vững tin bước...

Choáng ngợp với màn trình diễn như bước ra từ bom tấn Hollywood tại Phú Quốc

Với thời lượng kéo dài gần 30 phút, Bản giao hưởng đại dương – Symphony Of The Sea diễn ra lúc 19h45 hàng ngày tại khu vịnh tuyệt đẹp của Cầu Hôn. Được đầu tư bởi Tập đoàn Sun Group, lên ý tưởng và dàn dựng bởi H2O – nhà sản xuất lừng danh của Úc, show diễn mang đến “bữa tiệc nghệ thuật” đỉnh cao với tâm điểm là những màn trình diễn đẳng cấp của 24 “nghệ...

Đội tuyển Việt Nam có gì ‘lạ’?

BỘ KHUNG DẦN LỘ DIỆN Chiều 18.11, Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) công bố danh sách 30 cầu thủ tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Dựa trên những đợt hội quân trước, chúng ta có thể thấy rõ rằng bộ khung đội tuyển VN dưới thời HLV Kim Sang-sik dần hoàn thiện với trục “xương sống”, Nguyễn Filip, Thành Chung, Nguyễn Thanh Bình, Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh. Đây đều là những cầu thủ được trao...

Chờ HAGL đứng dậy sau cú ngã

ĐẠI CHIẾN Ở LẠCH TRAY HAGL đã chững lại sau quãng thời gian thăng hoa đầu mùa. Hai thất bại sau 3 vòng gần nhất không chỉ kéo thầy trò HLV Lê Quang Trãi xuống hạng 5, mà còn chỉ ra hạn chế của HAGL. Trận thua CLB Bình Dương đến từ tâm lý mong manh, khi đội bóng phố núi nhận liền 4 bàn thua dù đã có ưu thế mở tỷ số. Trong khi đó, trận thua Hà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất