Powered by Techcity

Đưa di sản Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên đến với du lịch cộng đồng

Trong không gian của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội, các nghệ nhân dân gian đã có màn diễn xướng, chia sẻ về thực hành di sản văn hóa đặc biệt của đồng bào Tây Bắc, Tây Nguyên.

Tái hiện không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên giữa Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )

Tái hiện không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên giữa Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )

“Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” vừa chính thức khai mạc chiều tối nay, ngày 1/12.

Trong không gian của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội, các nghệ nhân dân gian đã có màn diễn xướng, chia sẻ về thực hành di sản văn hóa đặc biệt của đồng bào Tây Bắc, Tây Nguyên.

Đưa không gian di sản đến với du lịch

Xòe Thái là hình thức sinh hoạt văn hóa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái, phản ánh tâm tư, tình cảm, thể hiện sự hòa đồng gắn kết, tinh thần hiếu khách và mang tính nhân văn sâu sắc. Trong khi đó, Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống người dân Tây Nguyên, là thanh âm của đại ngàn, là chất liệu góp phần tạo nên những áng sử thi Tây Nguyên hùng tráng.

Từ những giá trị đặc biệt đó, Trung tâm Thông tin Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia) đã giới thiệu và trưng bày hai di sản văn hóa phi vật thể là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên và Nghệ thuật Xòe Thái tại Thủ đô Hà Nội.

Chương trình nhằm truyền tải tới công chúng câu chuyện về hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận hiện nay đang được cộng đồng thực hành ra sao ở địa phương và mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị di sản như thế nào thông qua tiếng nói của chính những nghệ nhân đang thực hành di sản.

vnp-di-san-13-1042.jpg

Các cô gái Thái với điệu múa Xòe. (Ảnh: M.Mai/Vietnam )

Cũng thông qua đó, ban tổ chức mong muốn truyền tải thông điệp tới du khách: Hãy cùng “Lên Tây Bắc-Về Tây Nguyên, cùng cộng đồng đưa di sản đến với du lịch;” mỗi du khách đến đây gặp gỡ các cộng đồng để trực tiếp giao lưu và nghe chia sẻ từ họ sẽ thêm hiểu, yêu mến và trân quý các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và chung tay cùng cộng đồng phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Ông Hoàng Quốc Hòa, Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch – đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện, cho hay: “Để tổ chức chương trình này, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị liên quan, nhất là các chuyên gia, nghệ nhân đến từ các lĩnh vực văn hóa, di sản, giáo dục, du lịch… với mong muốn truyền tải tốt nhất những giá trị nổi bật của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên và Nghệ thuật Xòe Thái. Nhân dịp này Trung tâm Thông tin du lịch cũng xây dựng và cho ra mắt các video clip quảng bá về các di sản này với mong muốn góp phần đưa di sản đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước”.

Di sản văn hóa tạo nên thương hiệu du lịch Việt

Phát biểu tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc cho biết: “Du lịch di sản văn hóa được xác định là một trong những dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam và là một thành tố cốt lõi tạo nên thương hiệu du lịch Việt Nam. Trong ba năm 2019, 2020, 2022, Việt Nam đã vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng danh hiệu ‘Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới’ cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của di sản văn hóa Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.”

Ông Nguyễn Lê Phúc đánh giá chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm đẩy mạnh quảng bá các giá trị độc đáo của di sản nhằm phát triển du lịch.

vnp-di-san-1-8770.jpg

Không gian trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )

“Thông qua chương trình này, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam mong muốn các địa phương, điểm đến, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và cộng đồng sẽ tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, tăng cường thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm các giá trị quý giá của di sản văn hóa đất nước ta,” ông Phúc nhấn mạnh.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải khắp 5 tỉnh ở Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; chủ thể là hơn mười dân tộc sinh sống từ lâu đời tại đây, như Bana, Xơđăng, Giarai, Êđê, Mnông, Cơho, Mạ…

Năm 2005, UNESCO công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác Truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại; đến năm 2008 di sản này được chuyển sang Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Cồng chiêng được sử dụng nhiều và tập trung nhất trong lễ cúng ăn trâu và tang ma. Ngày nay cồng chiêng còn được sử dụng trong các sinh hoạt văn hóa đời thường.

Còn Nghệ thuật Xòe Thái phổ biến ở các tỉnh Tây Bắc, như Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La…; chủ thể là dân tộc Thái, nhưng đã được nhiều dân tộc trong khu vực tiếp thu và thực hành.

vnp-di-san-2-8656.jpg

Ẩm thực Tây Bắc cũng được giới thiệu tại lễ khai mạc sự kiện. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )

Năm 2021, UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hiện nay, Nghệ thuật Xòe Thái là một trong những điểm nhấn đặc sắc thu hút du khách đến với vùng Tây Bắc để có những trải nghiệm chân thực về di sản văn hóa bản địa.

Trong khuôn khổ chương trình còn có các gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương, giới thiệu thông tin về các chương trình tour tuyến du lịch hấp dẫn đến với vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đại ngàn, trải nghiệm ẩm thực đặc sắc của địa phương, không gian trưng bày hai loại hình di sản Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên…/.

Mai Mai

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/dua-di-san-xoe-thai-va-cong-chieng-tay-nguyen-den-voi-du-lich-cong-dong-post911166.vnp

Cùng chủ đề

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Số hóa di tích giúp quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch

Hà Nội đang trong lộ trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hóa di tích là một trong những ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch. Nhiệm vụ này đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành...

Làng hương Quảng Phú Cầu – điểm check in đắt khách mùa Tết

Ghé làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) ngày cận Tết, du khách có thể thấy các sân phơi tăm hương rực rỡ sắc màu. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Nam, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn một thế kỷ. Ngày nay, làng nghề làm tăm hương này đã trở thành một nơi lưu giữ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc...

Di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan xuyên Tết 2025

Tất cả các ngày trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích do Sở Văn hóa và Thể thao quản lý sẽ mở cửa đón khách. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khu di tích Văn Miếu -...

Bài 1: Nền tảng pháp lý để gìn giữ văn hóa Thăng Long-Hà Nội

Chỉ ít ngày nữa, Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Trong lần sửa đổi này, văn hóa là vấn đề hết sức quan trọng. Luật Thủ đô đã định vị những không gian văn hóa cần bảo tồn; đưa ra những định hướng xây dựng, phát triển văn hóa-con người Hà Nội. Đặc biệt, Luật Thủ đô có những quy định tạo “luồng xanh” cho phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong những...

Cùng tác giả

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Chủ quán phở Michelin tiết lộ bí quyết gia truyền hơn 80 năm

Chủ quán phở Tư Lùn trong phố cổ Hà Nội tiết lộ công thức nấu phở đơn giản nhưng giữ trọn hương vị thơm ngon, chinh phục thực khách qua hàng chục năm. Nằm trên phố Ấu Triệu nhộn nhịp, phở Tư Lùn (phở Ấu Triệu) nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khác biệt với những quán phở khác tại Hà Nội. Không quảng cáo rầm rộ, quán vẫn đông nghịt khách. Thậm chí vào giờ cao điểm, thực khách phải xếp...

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Cùng chuyên mục

Hành trình tìm quán quân “Thủ lĩnh sống xanh” đầy thách thức

Để trở tìm ra quán quân của chương trình, Ban tổ chức đã thiết kế 3 vòng thi: “Hành động xanh”, “Kiến thức xanh” và “Lan tỏa lối sống xanh”. Trong mỗi vòng thi có nhiều thử thách.Điểm nhấn...

Một bút lực dồi dào, giàu tâm huyết với sự nghiệp đổi mới

Đọc bộ sách, chúng ta không chỉ có thêm những tư liệu quý giá về lý luận và thực tiễn, mà còn cảm phục bút lực dồi dào, giàu tâm huyết với Đảng, với đất nước và sự nghiệp...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 13-2-2025

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội: Nỗ lực “về đích”Sau hơn 2 năm ra mắt cuốn tự truyện "Đi tìm một vì sao", tháng 1-2025 vừa qua, đồng chí...

Tục xin lửa tại Lễ hội Văn Nội (quận Hà Đông)

Cuối ngày lễ hội 12 tháng Giêng hằng năm kết thúc, có tục lệ rước mã thờ và lửa thiêng từ đình xuống lăng mộ “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá” để hóa mã, thu hút hàng nghìn người dân Văn Nội và khách thập phương tham dự… Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) thờ Đức Thành hoàng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, một vị tướng tài...

Thảnh thơi đi lễ ngày Rằm tại Đình – Chùa Hà

Nhiều năm trở lại đây, khi người dân và du khách đi lễ đầu năm tại Đình – Chùa Hà (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã khá quen thuộc với hình ảnh văn minh, sạch đẹp, cũng như sự thân thiện, hướng dẫn nhiệt tình của các cụ trực đình – chùa trong việc sắp lễ, dâng lễ, thắp hương đúng nơi quy định. Đặc biệt, khi đến đây hành lễ, du khách sẽ được gửi xe miễn...

Triển lãm mỹ thuật “Khai Xuân” 2025

Triển lãm mỹ thuật “Khai Xuân” đang diễn ra tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thực hiện, là hoạt động văn hóa nghệ thuật đầu năm, chào mừng Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, mừng...

Lễ hội truyền thống làng Lý Nhân

Sau 23 năm gián đoạn, năm 2025 này, được sự đồng ý của Sở VHTT Hà Nội, Hội giã bánh dầy làng Lý Nhân của Lễ hội truyền thống đã được khôi phục lại… Đình Lý Nhân, làng Lý Nhân, xã dục Tú huyện Đông Anh là ngôi đình thờ phụng A Lã Nương Đế phu nhân – Vị tướng có công phò trợ Hai Bà Trưng đánh giặc ngoại xâm. Đình Lý Nhân đã được Bộ văn hóa thông...

Dâng hương tưởng niệm 419 năm Ngày sinh ông tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị

Đình Tú Thị (số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2015, là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê...

Ghi nhận nhiều điểm mới tích cực trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Trong 2 ngày 10-11/2, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố do Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài làm Trưởng đoàn đã làm việc và kiểm tra công tác tổ chức lễ hội, hoạt động tín ngưỡng tại Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức); đền Đức Thánh Cả (huyện Ứng Hòa); đền Hạ, đền Trung, đền Thượng (huyện Ba Vì) và Phủ Tây Hồ (quận...

Tin nổi bật

Tin mới nhất