Powered by Techcity

Độc đáo Lễ hội “rước vua giả” đền Sái


img_5085.jpeg
Nghi thức làm nghi lễ rước vua tại Lễ hội đền Sái 2025. Ảnh: Hoàng Lân

Theo truyền thuyết xưa, vào khoảng năm 258 trước công nguyên, nhà Thục đại thắng nhà Tần. An Dương Vương lên ngôi Hoàng Đế đóng đô ở Cổ Loa, đặt tên nước là Âu Lạc

Để trị quốc an dân nhà vua cho xây thành đắp lũy, thành xây xong lại đổ, lũy đào xong lại đầy, nhà vua cho lập đàn cầu tế thiên địa và được Thanh Giang sứ (tức rùa vàng) ứng báo tại ngọn núi Thất Diệu Sơn (tức núi Sái ngày nay) có con Bạch Kê Tinh ẩn náu và phá phách việc xây thành của nhà Vua. Nhà vua cùng đoàn tùy tùng gồm Chúa và các quan lại thần trong triều đến ngọn núi Thất Diệu Sơn hành lễ, sau đó một thời gian thành được xây xong, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho đất nước Âu Lạc thời kỳ đó.

img_5080.jpeg
Các đại biểu làm lễ dâng hương. Ảnh: Hoàng Lân

Hằng năm, vào mùa xuân, vua chúa cùng các quan lại đích thân về đây bái yết. Về sau do thấy việc đi lại tốn hao tiền của, công sức của nhân dân nên vua ban cho dân làng Thuỵ Lôi – xã Thuỵ Lâm được thực hành nghi lễ thiên tử, xưng quan tước, bái yết ngài.

Từ đó Lễ hội rước vua dần được hình thành và trở thành một lễ hội, một hoạt động văn hoá độc đáo của vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ.

img_5072.jpeg
Những cao lão trong làng được chọn làm vua, chúa và các quan trong lễ rước. Ảnh: Hoàng Lân

Phát biểu tại lễ khai hội đền Sái, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám cho biết, Lễ hội đền Sái Xuân Ất Tỵ 2025 có nhiều điểm mới. Năm nay, huyện góp sức cùng Thủ đô Hà Nội thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 với tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội, tạo ra những cơ hội mới, giá trị mới.

img_5149.jpeg
Nghi thức rước vua diễn ra trong không khí tươi vui, phấn khởi của người dân. Ảnh: Hoàng Lân
img_5131.jpeg
Kiệu chúa được rước trước kiệu vua. Theo tục lệ là chúa đi trước mở đường cho vua. Ảnh: Hoàng Lân

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua độc đáo thể hiện tính đoàn kết cộng đồng; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

img_5177.jpeg
Lễ rước diễn ra đậm nghi thức truyền thống dân gian hấp dẫn. Ảnh: Hoàng Lân

Theo bà Nguyễn Thị Tám, thời gian tới, để phát huy giá trị lễ hội đền Sái trong giai đoạn mới, mỗi người dân địa phương cần phải có trách nhiệm với lịch sử, với quê hương bằng những hành động thiết thực, có ý nghĩa như: bảo vệ các di tích, các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tích cực trồng cây xanh, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua 3 sạch, đẩy mạnh chuyển đổi số…

img_5183.jpeg
Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách. Ảnh: Hoàng Lân

Lễ hội đền Sái được tổ chức hằng năm từ ngày 30 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng, trong đó đặc sắc là lễ hội rước vua giả vào ngày 11 tháng Giêng. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 28-1 đến 12-2 (tức từ 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu di tích lịch sử đền Sái. Các hoạt động của lễ hội gồm: Dâng hương, tế lễ, hội rước vua giả, văn hoá nghệ thuật, thi đấu thể thao.

img_5173.jpeg
Theo ghi nhận, khu vực diễn ra lễ hội được trang hoàng sạch, đẹp gọn gàng. Ảnh: Hoàng Lân

Trước đó, trao đổi với phóng viên báo Hànộimới, Bí thư Đảng ủy xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) Nguyễn Tuấn Đôn – Trưởng Ban chỉ đạo lễ hội đền Sái cho biết, xã đã xây dựng các phương án chi tiết đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, y tế… cụ thể từng ngày; xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, trông giữ xe, hàng quán, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm…

img_5175.jpeg
Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội làm việc với Ban tổ chức lễ hội đền Sái trong sáng 8-2. Ảnh: Hoàng Lân.

Trong sáng nay, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức lễ hội đền Sái. Ghi nhận công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã tập trung các yếu tố văn minh, tôn vinh truyền thống, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài đánh giá, môi trường lễ hội sạch đẹp, không khí vui tươi mang lại cảm xúc phấn chấn cho người dân và du khách.

Ông Phạm Xuân Tài lưu ý, Ban tổ chức cần cân nhắc yếu tố phân luồng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách trong những mùa hội tiếp theo.

Video một số nghi thức đặc sắc tại Lễ hội đền Sái năm 2025:



Nguồn: https://hanoimoi.vn/doc-dao-le-hoi-ruoc-vua-gia-den-sai-692657.html

Cùng chủ đề

Hà Nội đón nhận danh hiệu 2 làng nghề là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Cuối năm 2024, làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc của Hà Nội chính thức được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Thị trấn nghỉ mát Grado

Khu phố cổ ở trung tâm Grado là cả một kho tàng quý báu. Mỗi công trình tại đây mang một “sức nặng” lịch sử hiếm có, ví dụ như Vương cung thánh đường Sant'Eufemia được xây dựng vào...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 8-2-2025

Phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái: Giải tỏa hành lang chính sáchTừ ngày 14-2-2025, Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông của Bộ Giáo...

Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Theo kế hoạch, 100% đơn vị thuộc thành phố triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, các ngày lễ lớn của Thủ...

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình bày tờ trình, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc xây dựng Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài,...

Cùng tác giả

Hà Nội đón nhận danh hiệu 2 làng nghề là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Cuối năm 2024, làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc của Hà Nội chính thức được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Thị trấn nghỉ mát Grado

Khu phố cổ ở trung tâm Grado là cả một kho tàng quý báu. Mỗi công trình tại đây mang một “sức nặng” lịch sử hiếm có, ví dụ như Vương cung thánh đường Sant'Eufemia được xây dựng vào...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 8-2-2025

Phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái: Giải tỏa hành lang chính sáchTừ ngày 14-2-2025, Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông của Bộ Giáo...

Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Theo kế hoạch, 100% đơn vị thuộc thành phố triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, các ngày lễ lớn của Thủ...

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình bày tờ trình, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc xây dựng Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài,...

Cùng chuyên mục

Hà Nội đón nhận danh hiệu 2 làng nghề là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Cuối năm 2024, làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc của Hà Nội chính thức được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 8-2-2025

Phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái: Giải tỏa hành lang chính sáchTừ ngày 14-2-2025, Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông của Bộ Giáo...

Huyện Thanh Trì phát động Cuộc thi “Đoạn đường/ Tuyến phố bích họa/nở hoa, Khu sinh hoạt cộng đồng sáng, xanh, sạch, đẹp, nở...

Năm 2025, quan tâm các không gian công cộng,khu di tích lịch sử, trường học, nhà văn hóa, các điểm sinh hoạt cộng đồng, đoạn đường phụ nữ tự quản, ban công nở hoa…; đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện tốt 3 sạch… Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, vừa qua, tại Đình thờ Danh nhân Văn hóa thế giới, Vạn thế sư biểu, Tiên triết Chu Văn An, xã Thanh Liệt, Hội Liên...

“Dâng Người tiếng hát mùa xuân”

Ngày 2-7-1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đặt tên nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chọn thành phố Hà Nội làm Thủ đô và đặt tên thành...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 7-2-2025

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tham gia Tết trồng cây tại Thường TínQuy chế Quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội vừa được công bố là một trong những nội dung quan trọng,...

Kiểm tra công tác tổ chức Lễ khai bút (huyện Thường Tín) và Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì)

Sáng 6/2, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao do Phó Giám đốc Sở Phạm Xuân Tài làm Trưởng đoàn đã đến dự, làm việc và kiểm tra công tác tổ chức lễ khai bút và sản xuất các làng nghề, trồng cây đầu Xuân Ất Tỵ, khai mùa du lịch huyện Thường Tín năm 2025 và lễ hội Triều Khúc (huyện Thanh Trì). Cùng đi có Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ...

Sôi động Chương trình phục vụ Thư viện lưu động năm 2025, Hội thi Rung chuông vàng “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước...

Sáng 6/2, tại Vườn hoa Ngọc Lâm (quận Long Biên), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên tổ chức Chương trình phục vụ Thư viện lưu động năm 2025, Hội thi Rung chuông vàng “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới”. Biểu diễn văn nghệ chào mừng Đến dự có đại diện lãnh đạo quận Long Biên; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở Văn hóa và Thể thao...

Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề Thường Tín,

Tham dự có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi; Ủy viên Ban...

Sắp diễn ra Tuần du lịch “Tinh hoa đồ gỗ Vân Hà”

Tuần du lịch “Tinh hoa đồ gỗ Vân Hà” nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu, thu hút khách du lịch đến với Vân Hà, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp Văn hóa trên địa bàn xã… Thực hiện Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 08/01/2025 của UBND huyện Đông Anh về Tổ chức Tuần du lịch “Tinh hoa đồ gỗ Vân Hà” huyện Đông Anh năm 2025. Căn cứ chương trình 06-CTr/ĐU ngày 25/12/2022 của Đảng ủy xã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất