Powered by Techcity

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?

Tại Tọa đàm “Hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ”, Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy (Công ty Luật TNHH Châu Phong, Thuộc đoàn Luật sư Hà Nội) đã chia sẻ một số chính sách, quy định đặc biệt để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

Hiện nay, đội ngũ nữ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động ở nước ta. Để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh và hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành tháng 6/2017 đã nêu rõ nguyên tắc hỗ trợ của Luật là “Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn”.

Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, để các nữ doanh nhân biết được mình có nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên hỗ trợ hay không, trước hết, cần phải xác định được thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ.

Dựa theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được xác định thông qua 02 tiêu chí sau: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong doanh nghiệp của một hoặc nhiều phụ nữ từ 51% trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ được xác định thông qua 02 tiêu chí sau: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tỷ lệ lao động nữ: trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động: số lao động nữ chiếm 50% trở lên trên tổng số lao động; hoặc trường hợp doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên: số lao động nữ chiếm từ 30% trở lên trên tổng số lao động.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?- Ảnh 1.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ

Các chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ

Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, ngoài những chính sách hỗ trợ như đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông thường, căn cứ theo Điều 4, Điều 13 và Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, DNNVV do phụ nữ làm chủ hoặc DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ còn được hưởng những chính sách hỗ trợ sau:

Nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ

Khi cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV quyết định số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc sau: DNNVV nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước; DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ và DNNVV là doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ trước.

Như vậy, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ để nhận hỗ trợ trong cùng một thời điểm thì DNNVV do phụ nữ làm chủ và DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu tiên hỗ trợ trước.

Những hỗ trợ cụ thể 

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành tháng 6/2017 nêu rõ nguyên tắc hỗ trợ của Luật là “Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn”;

Để cụ thể hóa nguyên tắc này, tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có một số chính sách hỗ trợ ưu tiên hơn như:

– Khoản 2, Điều 13 của Nghị định, đối với nội dung hỗ trợ tư vấn “Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ;

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ;

Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa hoặc không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ”.

– Nội dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Điều 14 của Nghị định quy định: “Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ; Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ”.

– Ngoài ra, tại Điều 11 của Nghị định này còn hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phân biệt giới “Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa;

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?- Ảnh 2.

DNNVV do phụ nữ làm chủ và DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.

Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; Không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa;

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, ngoài việc được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh; DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ còn được hỗ trợ miễn học phí cho học viên khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.

Với các nội dung hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.

Đây là những chính sách, quy định hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa, các DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ nên tận dụng để vận hành, phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được hướng dẫn tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP như sau:

(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

(2) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại mục (1).

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại mục (1).

(3) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại mục (1) và (2).

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại mục (1) và (2).

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/doanh-nghiep-vua-va-nho-do-phu-nu-lam-chu-su-dung-nhieu-lao-dong-nu-duoc-ho-tro-gi-20241023103335292.htm

Cùng chủ đề

Ứng dụng công nghệ số giúp phụ nữ cân bằng phát triển kinh doanh và việc chăm sóc không lương

Chiều 22/11, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam) phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Tọa đàm “Nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển...

Kết nối, tiêu thụ đặc sản miền núi, vùng sâu, vùng xa của Thái Nguyên

Chị Nguyễn Thị Bình (tỉnh Thái Nguyên) là một trong những phụ nữ tiên phong kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản Thái Nguyên lên các nền tảng số, trang thông tin, thu hút hàng triệu lượt xem....

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

BIDV được vinh danh “Thương hiệu quốc gia”

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt...

Người trưởng xóm dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên giúp nhiều bà con có thu nhập ổn định từ làm ván bóc

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hồng cho biết: Nhận thấy địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào từ rừng, do đó năm 2014, ông đã quyết định mua đất để mở xưởng sản xuất gỗ bóc với quy mô 10.000m2 tại xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh. Đến năm 2015, do hiệu quả từ xưởng gỗ bóc mang lại nên gia đình ông đã mua thêm 7.000m2 đất để mở rộng quy mô làm ván ép. Xưởng...

Cùng tác giả

Lần đầu tuyên dương các gương mặt trẻ lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Tối 22/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024. Từ nay, Giải thưởng sẽ xét trao tặng định kỳ 2 năm 1 lần, nhằm tôn vinh các tài năng trẻ Việt Nam tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học,...

VFF thu gần 290 tỉ đồng, đặt mục tiêu đi World Cup ngay năm 2025

GIẤC MƠ WORLD CUP KHÔNG NGOÀI TẦM VỚI Năm 2025 được đánh giá là năm bận rộn với bóng đá VN, khi hầu hết các cấp độ đội tuyển (cả nam và nữ) đều bước đến sân chơi lớn. Trong đó, U.17 VN và đội tuyển futsal nữ VN sẽ thi đấu ở vòng chung kết châu Á, nơi tấm vé dự World Cup không nằm ngoài tầm tay. U.17 VN đoạt vé tới VCK U.17 châu Á 2025 U.17 VN dự...

9 nhà khoa học trẻ nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I

Tối 22/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tham dự có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí...

Ra mắt bộ sưu tập “Thành phố màu di sản” tôn vinh áo dài ngũ thân

Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), đồng thời đánh dấu sự kiện ra mắt Chi hội Di sản Văn hóa Áo dài – TPHCM thuộc Hội Di sản Văn hóa TPHCM, nghệ nhân Năm Tuyền giới thiệu đến công chúng và người yêu áo dài bộ sưu tập mang tên Thành phố màu di sản. Bộ sưu tập (BST) được trình diễn ngay trong Lễ công bố quyết định xếp hạng các di tích...

Đẩy mạnh hơn nữa giao lưu hợp tác các địa phương Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng hội kiến đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây.  Tại Nam Ninh, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã hội kiến đồng chí Lưu Ninh, UVTW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây; cùng đồng chí Hứa Vĩnh Khỏa, Thường vụ Khu ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Khu...

Cùng chuyên mục

Lần đầu tuyên dương các gương mặt trẻ lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Tối 22/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024. Từ nay, Giải thưởng sẽ xét trao tặng định kỳ 2 năm 1 lần, nhằm tôn vinh các tài năng trẻ Việt Nam tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học,...

VFF thu gần 290 tỉ đồng, đặt mục tiêu đi World Cup ngay năm 2025

GIẤC MƠ WORLD CUP KHÔNG NGOÀI TẦM VỚI Năm 2025 được đánh giá là năm bận rộn với bóng đá VN, khi hầu hết các cấp độ đội tuyển (cả nam và nữ) đều bước đến sân chơi lớn. Trong đó, U.17 VN và đội tuyển futsal nữ VN sẽ thi đấu ở vòng chung kết châu Á, nơi tấm vé dự World Cup không nằm ngoài tầm tay. U.17 VN đoạt vé tới VCK U.17 châu Á 2025 U.17 VN dự...

9 nhà khoa học trẻ nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I

Tối 22/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tham dự có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí...

Ra mắt bộ sưu tập “Thành phố màu di sản” tôn vinh áo dài ngũ thân

Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), đồng thời đánh dấu sự kiện ra mắt Chi hội Di sản Văn hóa Áo dài – TPHCM thuộc Hội Di sản Văn hóa TPHCM, nghệ nhân Năm Tuyền giới thiệu đến công chúng và người yêu áo dài bộ sưu tập mang tên Thành phố màu di sản. Bộ sưu tập (BST) được trình diễn ngay trong Lễ công bố quyết định xếp hạng các di tích...

Đẩy mạnh hơn nữa giao lưu hợp tác các địa phương Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng hội kiến đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây.  Tại Nam Ninh, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã hội kiến đồng chí Lưu Ninh, UVTW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây; cùng đồng chí Hứa Vĩnh Khỏa, Thường vụ Khu ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Khu...

Sức hút lớn từ sự đổi mới

Thu hút được khách tham quan lên đến hàng chục nghìn lượt người mỗi ngày, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo lên “cơn sốt” trên các trang mạng xã hội trong những ngày gần đây. Theo các chuyên gia, sức hút của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho thấy người dân rất quan tâm đến giá trị lịch sử và truyền thống văn hóa giữ nước trong những trang sử hào hùng...

Tập trung rà soát để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Theo đó, UBND thành phố giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND thành phố và các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Nghị định...

Ứng dụng công nghệ số giúp phụ nữ cân bằng phát triển kinh doanh và việc chăm sóc không lương

Chiều 22/11, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam) phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Tọa đàm “Nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển...

Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối

DNVN – Ngày 22/11, Trường Đại học Đông Á phối hợp Văn phòng Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) tại Hà Nội và Đại học Cyber Ngoại ngữ Hàn Quốc đồng tổ chức hội thảo “Giáo dục tiếng Hàn tại miền Trung Việt Nam trong bối cảnh xã hội siêu kết nối”. Đây là diễn đàn học thuật...

Kết nối, tiêu thụ đặc sản miền núi, vùng sâu, vùng xa của Thái Nguyên

Chị Nguyễn Thị Bình (tỉnh Thái Nguyên) là một trong những phụ nữ tiên phong kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản Thái Nguyên lên các nền tảng số, trang thông tin, thu hút hàng triệu lượt xem....

Tin nổi bật

Tin mới nhất