Powered by Techcity

Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Dệt may Việt Nam tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi cung ứng dệt kim Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Nhiều thách thức

Ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực, kim ngạch hàng năm đạt khoảng 40-45 tỷ USD chủ yếu xuất vào các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là những thị trường khó tính có yêu cầu rất cao về sản phẩm xanh.

Cũng theo lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để có sản phẩm xanh, khâu đầu tiên là khai thác nguyên phụ liệu xanh cho sản xuất. Đây là một trong những thách thức của doanh nghiệp dệt may. Hiện nay, ngành dệt may nhập khẩu trên 70% nguyên phụ liệu, chỉ tự sản xuất được khoảng 30%.

Công nhân may làm việc tại Công ty TNHH May mặc Dony, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may? Ảnh: Dony

Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và làm thế nào để biết nguồn gốc nhập khẩu ở đâu, có đảm bảo xanh, sạch hay không là vấn đề hết sức quan trọng. Do vậy, cần phải truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, vấn đề này phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu của doanh nghiệp”, ông Cẩm nói.

Nếu đối tác giao doanh nghiệp trong nước chọn nguyên liệu hoặc sản xuất theo hình thức mua đứt bán đoạn thì doanh nghiệp hết sức lưu tâm về tra soát nguồn gốc. Ví dụ, bông sản xuất ở đâu, sợi sản xuất như thế nào, kết cấu ra sao. Tất cả những vấn đề đó liên quan đến nguyên phụ liệu sạch, sản xuất sản phẩm sạch, xanh”, lãnh đạo Hiệp hội dệt may cho biết thêm.

Đáp ứng tiêu chuẩn xanh của các thị trường nhập khẩu, những năm gần, đây doanh nghiệp dệt may trong nước đã phát triển nguồn nguyên phụ liệu thân thiện môi trường như: Tơ tằm, xơ dứa, xơ chuối, vỏ sò, bã cà phê… Đặc biệt, các doanh nghiệp đã trồng cây gai xanh với diện tích lớn 5.000-6.000 ha tại Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên… đây sẽ là nguồn cung nguyên liệu xanh cho sản xuất. Dù vậy, để phát triển nguồn nguyên liệu đủ quy mô phục vụ cho sản xuất xuất khẩu cần nguồn vốn đầu tư khổng lồ, đây cũng là thách thức lớn của doanh nghiệp.

Khuyến nghị từ chuyên gia

Sản xuất bền vững, phát triển sản phẩm xanh là xu hướng không thể cưỡng lại. Ý thức được vấn đề này, ngay từ đầu năm 2018 Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra mô hình PPP (P- doanh nghiệp phát triển xanh nhưng phải có lãi; P- nhân lực ngành dệt may thiếu lao động không thể sản xuất được; P- bảo vệ môi trường).

Bản thân hiệp hội cũng đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế tổ chức hội thảo, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và cả lao động về phát triển bền vững.

Với khoảng 85% có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp dệt may trong nước có nguồn lực khác nhau dành cho sản xuất xanh, bền vững. Cho nên sản xuất xanh không thể tiến hành bằng mọi giá mà cần triển khai phù hợp theo nguồn lực của doanh nghiệp và có bước đi phù hợp. Chỉ như vậy mới có thể đảm bảo doanh nghiệp vừa tồn tại phát triển vừa đảm bảo các yêu cầu xanh và sạch”, ông Cẩm phân tích.

Để không tụt hậu với xu hướng sản xuất, tiêu dùng xanh của thị trường dệt may thế giới, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, đầu tiên, doanh nghiệp phải tự chủ được nguồn nguyên phụ liệu.

Về điều này, ông Cẩm cho biết thêm, Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 3030, tầm nhìn đến năm 2035 trong đó có nội dung rất quan trọng là thành lập các tổ hợp dệt may, da giày lớn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến. Những tổ hợp lớn như vậy mới có thể tập trung đủ nguồn nước để xây dựng khu trung tâm xử lý nước thải, tái sử dụng cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Tam Thăng – Quảng Nam đã thu gom xử lý khoảng 80% số nước thải, từ đó quay trở lại tái sử dụng với giá thành thấp hơn 15-20%”, ông Cẩm cho hay.

Đồng thời, lắp đặt điện mặt trời áp mái để có thể mua bán, trao đổi và sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Mặt khác, xanh hóa sản xuất, sản phẩm cần nguồn kinh phí rất lớn. Doanh nghiệp mong muốn nhà nước có chính sách về tín dụng xanh và hỗ trợ nhất định về lãi suất, đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp xây dựng phương án chuyển đổi xanh.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Mạc Quốc Anh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, bày tỏ: Một chính sách thuế phù hợp với doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, bền vững là rất quan trọng.

Hiện thuế VAT giảm 2%, còn 8% cho tất cả các doanh nghiệp, vậy với doanh nghiệp sản xuất xanh nhà nước có thể xem xét giảm thêm một số loại thuế như thuế tiêu thụ năng lượng, thuế xăng dầu… nhằm kích thích đầu tư mạnh mẽ hơn nữa.

Doanh nghiệp có chuyển đổi sang sản xuất xanh thành công hay không còn liên quan đến tiêu dùng bền vững. Theo đó, tại thị trường trong nước các chuyên gia còn cho rằng, bên cạnh công tác tuyên truyền, hệ thống bán lẻ cần có giải pháp hữu hiệu để người tiêu dùng nhận rõ đâu là sản phẩm xanh, ứng xử với sản phẩm đó như thế nào.

Nguồn: https://congthuong.vn/san-xuat-ben-vung-dieu-gi-dang-lam-kho-doanh-nghiep-det-may-336208.html

Cùng chủ đề

Triển lãm Quốc phòng có thể mở cửa tham quan thêm ngày 23.12

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể kéo dài thời gian đón khách tham quan một số gian hàng, thay vì đến hết ngày 22.12 như kế hoạch ban đầu. Bệ phóng SP73-VT được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: Hải Nguyễn Theo nguồn tin riêng của Lao Động, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể đón nhân dân tham quan một số gian hàng đến hết 23.12. Năm nay,...

Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, bền vững

DNVN – Việc áp dụng xu hướng công nghệ tiên tiến và các công cụ phân tích dữ liệu trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động bán lẻ, mà còn góp phần tạo ra một thị trường bán lẻ xanh, bền vững và thân thiện với môi trường. Tại diễn đàn “Chính...

Giải quyết rào cản tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Cần thêm các chính sách mở Theo báo cáo mới nhất về đánh giá tình hình doanh nghiệp (DN) của Ban IV (Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), DN đánh giá triển vọng tiếp cận vốn trong thời gian tới có tích cực hơn so với các cuộc khảo sát năm 2023. Theo đó, số lượng DN đánh giá “rất tích cực”...

Hà Nội: Hình thành, phát triển cả về quy mô và chất lượng cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để đạt được con số này, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để "tiếp sức" cho cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trở thành "đầu tàu" của ngành công nghiệp hỗ trợ Vừa qua, gần 250 gian hàng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước và nước ngoài...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 30/9 đến 4/10

* Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HOSE: BMI) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/10/2024. * Ngày 11/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng...

Cùng tác giả

Mãn nhãn áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Những bộ sưu tập áo dài trình diễn tại chương trình đều là các tác phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, được lấy cảm hứng từ kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, cảnh sắc...

Dành 1 tháng lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Sáng 14-4, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc...

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội, sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, căn cứ kết quả biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,QUYẾT NGHỊ1. Thông qua nội dung cơ bản các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV sau đây:- Báo cáo chính trị...

Bước chuyển từ “phát hiện” đến “xử lý” lãng phí

Thế nhưng sau hơn một thập kỷ, không như kỳ vọng, 2 dự án này lại trở thành “điển hình” về sự lãng phí trong đầu tư công.Việc Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra và...

Nhớ một thời Câu lạc bộ Thống Nhất…

Nay đã tròn 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải, nhưng kỷ niệm trong suốt 20 năm gắn bó với Câu lạc bộ vẫn sống động, không thể nào phai trong ký ức của các...

Cùng chuyên mục

Dành 1 tháng lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Sáng 14-4, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc...

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội, sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, căn cứ kết quả biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,QUYẾT NGHỊ1. Thông qua nội dung cơ bản các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV sau đây:- Báo cáo chính trị...

Bước chuyển từ “phát hiện” đến “xử lý” lãng phí

Thế nhưng sau hơn một thập kỷ, không như kỳ vọng, 2 dự án này lại trở thành “điển hình” về sự lãng phí trong đầu tư công.Việc Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra và...

Quyết sách đúng, trúng và rất hợp lòng dân

Hội nghị lần thứ mười một, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc ngày 12-4-2025 sau 3 ngày làm việc khẩn trương với sự thống nhất tuyệt đối. Có thể coi đây là hội nghị...

Công an TP Hà Nội quán triệt một số tác phẩm của Tổng Bí thư Tô Lâm

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 39 điểm cầu, với sự tham dự của gần 3.000 đảng viên, cán bộ, chiến sĩ.Trước khi bước vào hội nghị, các đại biểu tham quan trưng bày triển lãm các...

“Chìa khóa” để nông nghiệp Thủ đô phát triển bền vững

Nhìn thẳng vào những bất cậpNhiều năm kể từ ngày Luật Thủ đô năm 2012 đi vào cuộc sống, Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Song bên cạnh các điểm...

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến cử tri 4 huyện phía Nam Thủ đô

Tham dự buổi tiếp xúc có các đại biểu: Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật...

Những thành tựu từ công tác “dân vận khéo” ở Gia Lâm

Nhiều mô hình điển hìnhNăm 2024, Huyện đoàn - Hội đồng Đội huyện Gia Lâm đã hưởng ứng, thực hiện chương trình “Điều ước của em” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Đây là hoạt động...

Hà Nội lưu ý làm rõ đặc trưng trong Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đây là một trong những nội dung được nêu trong Thông báo số 2116-TB/KL ngày 10-4-2025 về Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội với...

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 759.042 triệu đồng

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Phùng Khắc Sơn cho biết, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quý I-2025 đạt khoảng 12.148.145 triệu đồng, bằng 25,3% kế hoạch năm và tăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất