Powered by Techcity

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh

Mục tiêu chung được Thủ đô Hà Nội xác định là tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường. Đồng thời, Nghị quyết nhấn mạnh tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế của Thủ đô như du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, quảng cáo, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, mỹ thuật,…

Bệ phóng và cách thức đưa công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh là chủ đề được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa bàn thảo chi tiết. Nhiều đề xuất có tính cụ thể, hệ thống, đúc rút từ mô hình thực tiễn và đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 1

Công nghiệp văn hóa được thúc đẩy phần nào xóa bỏ định kiến ngành văn hóa chỉ có cờ đèn kèn trống, là ngành tiêu tiền mà không làm ra tiền. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam khẳng định, làm công nghiệp văn hóa phải bắt đầu từ thay đổi tư duy. Thực tế, văn hóa vừa tiêu tiền vừa kiếm ra tiền.

Bảo tồn di tích là việc tiêu tiền nhưng nếu không có vẻ đẹp, lớp trầm tích của các di tích sẽ không tạo nên sự thu hút về du lịch, nguyên liệu tạo ra những bộ phim, những sản phẩm thiết kế sáng tạo.

“Hà Nội có thế mạnh về di sản văn hóa, phải gắn chặt với phát triển công nghiệp văn hóa để di sản được tiếp cận, được lan tỏa. Khi đến các di tích, di sản, du khách không chỉ mua vé vào cửa mà còn cần trải nghiệm những dịch vụ như các sản phẩm du lịch văn hóa dựa trên các giá trị di sản sẵn có. Dựa trên những di sản này, các nhà sáng tạo sẽ tạo ra những phiên bản khác nhau để công chúng dễ dàng thưởng thức, trải nghiệm, khám phá di sản”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương phân tích.

“Thực đơn” sản phẩm công nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa cần phản ánh được bản sắc văn hóa của Hà Nội, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chuyên gia lấy ví dụ ngay từ những sản phẩm nhỏ xinh như quà lưu niệm đặc trưng như những chiếc ốp điện thoại được thiết kế sáng tạo với hình ảnh tháp Rùa, Hoàng thành Thăng Long, hay que kem được tạo hình theo Nhà thờ lớn, Nhà hát lớn, cầu Long Biên, Ô Quan Chưởng,…

Sản phẩm sáng tạo vừa là nguồn thu, vừa là kênh quảng bá hiệu quả. “Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với tiêu tiền và làm ra tiền. Bảo tồn là tiêu tiền nhưng khi phát huy giá trị di sản thông qua các sản phẩm, dịch vụ văn hóa nghĩa là tạo ra giá trị kinh tế. Nguồn thu đó dùng để quay vòng lại đầu tư, tạo ra một vòng tuần hoàn, liên tục”, bà Nguyễn Thị Thu Phương nhận định.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 5

Mô hình phát triển công nghiệp văn hóa ở các quốc gia phát triển trong khu vực và châu lục cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý giá. PGS.TS Đỗ Thị Thanh Thủy (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) nhắc tới mô hình, dự án phát triển công nghiệp văn hóa ở Kobe – thành phố sáng tạo về lĩnh vực thiết kế của Nhật Bản.

Thành phố này dành nhiều nỗ lực để nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ em tại địa phương như dự án trải nghiệm cho phép trẻ em làm việc với các nghệ sĩ, nhà thiết kế sáng tạo và mường tượng ra “thị trấn mơ ước”, tạo ra tác phẩm nghệ thuật của mình từ những vật liệu phế thải được thu thập từ cửa hàng và nhà máy,…

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, rất nhiều người trẻ Hàn Quốc du học để tiếp thu cả một dây chuyền về làm phim, làm điện ảnh, bảo tàng, nhà hát… những thiết chế văn hóa nghệ thuật ưu tú của phương Tây. Từ đó, họ biết cách làm nên một nền công nghiệp văn hóa Hàn Quốc với đỉnh cao là sự phát triển của phim ảnh.

Họa sĩ, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn khẳng định, đó chính là sự thăng hoa của công nghiệp văn hóa, cách quảng bá hữu hiệu về sức mạnh mềm của văn hóa nhờ kết hợp văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa và với các sản phẩm hiện đại.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 6 Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 7
Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 8Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 9Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 10

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sau khi trùng tu trở thành điểm hẹn nghệ thuật mới của Thủ đô.

Trong bối cảnh hiện đại, phim ảnh là cây cầu quảng bá văn hóa được đón nhận tích cực. Bà Trần Thái Thủy, Giám đốc Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Hà Nội chia sẻ về quyết định sản xuất sêri phim tình yêu Hà Nội từ giữa năm 2024.

“Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội là cơ quan văn hóa, một phần trong các thiết chế văn hóa của Thủ đô. Không có lý do gì lại không trở thành một phần trong sự phát triển của văn hóa Hà Nội, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có ngành công nghiệp điện ảnh còn nhiều tiềm năng khai phá. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hoá. Đây là tiền đề quan trọng đề các cơ quan văn hóa của Thủ đô, trong đó có Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Chúng tôi nỗ lực phát triển, xây dựng thêm các chương trình có giá trị văn hóa đời sống sâu sắc và bền vững. Dự án phim Vì tình yêu Hà Nội không nằm ngoài mục đích này”, bà Trần Thái Thủy khẳng định.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 11

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là một quần thể di sản đô thị bao gồm phố cổ, các di tích cấp quốc gia, Hồ Gươm và khu vực phụ cận. Khu phố cũ có nhiều giá trị, chứng minh quá trình hình thành và phát triển của Hà Nội cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Hoàn Kiếm sở hữu không gian dành riêng cho những người nghệ sĩ, người làm nghệ thuật để triển khai ý tưởng, dự án nghệ thuật vừa phục vụ cho cộng đồng. Nơi đây cũng ghi dấu nhiều công trình, không gian văn hóa nổi bật như Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Ngôi nhà di sản (87 phố Mã Mây)…

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhìn nhận, nguồn lực từ cộng đồng đóng vai trò rất lớn trong phát triển công nghiệp văn hóa. Đó là lý do cần quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho nghệ sĩ, người làm nghệ thuật.

“Không nhất thiết tạo lập không gian mới mà có thể tận dụng những không gian, điều kiện đã có dành riêng cho văn nghệ sĩ. Mỗi địa phương có cách tiếp cận riêng, tạo ra những đặc trưng riêng để phát triển văn hóa. Điều này góp phần tạo nên bản sắc riêng cho từng khu vực, địa phương. Các hoạt động trong đô thị đã tạo nên bản sắc riêng, mỗi cư dân Hà Nội là một người gìn giữ di sản. Chúng ta không nhất thiết phải có không gian nhất định mà quan trọng là lối sống, cách ứng xử phù hợp với di sản, đồng thời giới thiệu được đời sống đô thị đến với bạn bè quốc tế”, ông Phạm Tuấn Long chia sẻ với Tiền Phong.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 12

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng nêu đề xuất Hà Nội cần đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, quản lý văn hóa, và kinh doanh văn hóa.

“Các chương trình đào tạo liên ngành, kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ, giữa kinh doanh và văn hóa sẽ tạo ra những thế hệ nhân lực mới đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp văn hóa. Chúng ta cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện thu hút các chuyên gia, nghệ sĩ quốc tế đến làm việc tại Hà Nội, đồng thời thúc đẩy các dự án hợp tác đa phương trong lĩnh vực văn hóa, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa và dịch vụ”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.

Thương hiệu văn hóa Hà Nội đã có, nhưng không thể thiếu chiến lược quảng bá toàn diện để xây dựng và củng cố thương hiệu này. Các sự kiện văn hóa lớn, lễ hội quốc tế, và các chiến dịch truyền thông sáng tạo sẽ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là một thủ đô văn hóa toàn cầu. Chúng ta cần tạo ra các sản phẩm văn hóa có tính biểu tượng, mang đặc trưng của Hà Nội, như phim ảnh, âm nhạc, thời trang, và nghệ thuật đương đại.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 13

Trong cuộc trò chuyện với Tiền Phong, GS.TS, NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đánh giá những thành quả của Hà Nội trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc bày tỏ sự tin tưởng công nghiệp văn hóa Thủ đô sẽ tiến nhanh, tiến xa nhờ những tiềm năng sẵn có và quyết tâm của cả hệ thống chính trị.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 14

Vai trò, vị trí của văn hóa được Đảng ta xác định từ rất sớm. Vị trí này được xác nhận từ Đề cương về Văn hóa năm 1943, Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1946. Từ những năm 1945 đến nay, Đảng ta luôn đề cao vai trò của văn hóa nhưng thời điểm đó nguồn lực còn hạn chế nên văn hóa chưa được đầu tư xứng tầm.

Trong thực tế, văn hóa không có điều kiện phát triển như nhiều người mong muốn. Tuy nhiên, sau đổi mới, đặc biệt là sau Đại hội XIII của Đảng, chúng ta có chủ trương đặt văn hóa ngang hàng với các lĩnh vực trọng yếu khác của đất nước. Tôi cho rằng đó là sự đột biến.

Lúc đó, văn hóa không còn bị coi là “ăn theo” mà là cơ sở, nền tảng phát triển kinh tế. Văn hóa thậm chí có thể trở thành nền kinh tế mũi nhọn. Chủ trương này cho thấy sự thay đổi hoàn toàn nhận thức về văn hóa.

Sau khi công bố Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội trở thành địa phương đi đầu trong xây dựng nền công nghiệp văn hóa. Hà Nội cũng là nơi đi đầu trong việc phát triển du lịch văn hóa.

Hà Nội cũng nơi dẫn đầu trong việc phát triển kinh tế di sản. Có thể hiểu kinh tế di sản là việc kinh tế trên nguồn lực di sản văn hóa và lấy nguồn lực di sản văn hóa là nền tảng cơ bản nhất để phát triển nền kinh tế.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 15
Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 16

Để thực hiện tất cả những điều trên, Hà Nội ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết như Chương trình 06, Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045….

Hà Nội nêu cao vai trò tiên phong, là một trong những địa phương đặt phát triển văn hóa lên hàng đầu, thậm chí đặt văn hóa cao hơn các lĩnh vực khác. Đây cũng là lý do trong quy hoạch mới nhất của Thủ đô đã lấy sông Hồng làm trục trung tâm và mở rộng phát triển sang hai bên bờ sông. Đây được coi như công cuộc phục hưng văn hóa lớn của Thủ đô Hà Nội đầu thế kỷ thứ 21.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 17

Những chuyển biến không chỉ được thể hiện thông qua nhận thức, tư tưởng, chủ trương, chính sách mà còn là những hành động cụ thể, rõ ràng. Tôi hy vọng rằng với những thành tựu như hiện nay, Hà Nội đủ cơ sở để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 18

Trước đây, chúng ta thấy rằng ở Hà Nội còn nhiều thủ tục phiền phức, chồng chéo. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng ta thấy rõ sự quyết tâm của Hà Nội. Mới đây, Hà Nội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và sắp công bố quy hoạch Thủ đô.

Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đặc biệt đề cao vai trò của văn hóa và quy hoạch Thủ đô Hà Nội cũng lấy văn hóa làm cơ sở nền tảng, phát triển Thủ đô trên nền tảng của các văn hóa, di sản văn hóa. Chúng ta cũng thấy rõ rằng tất cả các ngành không chỉ có sự chuyển biến về nhận thức mà còn có những chuyển biến trong hành động cụ thể. Với những quyết tâm, nỗ lực đó, mục tiêu trở thành địa phương dẫn đầu có thể thành hiện thực.

Tuy nhiên, hiện thực hiện mục tiêu được hay không còn dựa vào ý thức tự giác của các nhà lãnh đạo và toàn dân. Nếu đội ngũ lãnh đạo chỉ nói, không làm, sẽ biến những chủ trương đó thành mối nguy hại.

Thực tế, Hà Nội đang thể hiện quyết tâm rất cao trong việc đưa văn hóa lên vị thế hàng đầu. Chuyển biến lớn nhất là văn hóa đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài cuối: Tiên phong, quyết tâm đưa văn hóa lên hàng đầu ảnh 19
Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài 1: Diện mạo thành phố đa sắc màu

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh – Bài 1: Diện mạo thành phố đa sắc màu

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài 2: Hiện thực hóa cam kết thành phố sáng tạo

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh – Bài 2: Hiện thực hóa cam kết thành phố sáng tạo

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài 3: Mỏ vàng từ thành phố lễ hội

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh – Bài 3: Mỏ vàng từ thành phố lễ hội

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh - Bài 4: Điểm đến hàng đầu về du lịch văn hóa

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô cất cánh – Bài 4: Điểm đến hàng đầu về du lịch văn hóa

Linh Anh

Nguồn: https://tienphong.vn/de-cong-nghiep-van-hoa-thu-do-cat-canh-bai-cuoi-tien-phong-quyet-tam-dua-van-hoa-len-hang-dau-post1662931.tpo

Cùng chủ đề

Hà Nội: Đào Nhật Tân tăng giá mạnh, chi tiền triệu vẫn khó mua

TPO – Làng đào Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội đang vào vụ Tết, tuy nhiên do ảnh hưởng của bão Yagi nên năm nay sản lượng của làng đào Nhật Tân giảm mạnh, giá đào tăng cao hơn những năm trước. Do ảnh hưởng của cơn bão lịch sử (bão Yagi), năm nay, sản lượng của làng đào Nhật Tân – nơi trồng đào lâu năm và có tiếng bậc nhất miền Bắc giảm mạnh, khiến giá đào tăng...

Sống chậm ở Việt Nam vào top trải nghiệm phải thử năm 2025

Việt Nam là điểm đến lý tưởng dành cho các chuyến du lịch gia đình. Ảnh: Hoàng Hà Tạp chí nổi tiếng National Geographic đã liệt kê danh sách những địa điểm tuyệt vời dành cho gia đình và Việt Nam đã được vinh danh. Theo Dom Tulett, tác giả của National Geographic, Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng dành cho những gia đình muốn trải nghiệm một chuyến đi chậm rãi để có cơ hội tìm hiểu về văn hóa của các...

Chủ tịch nước cùng đại biểu kiều bào dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 19/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng với cùng đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, TP Hà Nội, gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên ở Hoàng Thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh để gìn giữ, bảo vệ non sông đất nước. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương...

Gần 60% thí sinh dự thi đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Bộ GD-ĐT mới công bố kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025. Theo đó, cả nước có 3.803 thí sinh đoạt giải, chiếm 58,68% số thí sinh dự thi (năm học 2023 – 2024, số thí sinh dự thi là 5.812, có 3.351 thí sinh đoạt giải). Học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) chia sẻ, kết quả chấm thi...

Làng nghề trồng quất truyền thống giữa lòng Hà Nội

Những cây quất vàng óng, trĩu quả, không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết, mà còn mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, nghề trồng quất phải đối mặt với không ít khó khăn. Thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh và biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng cây trồng. Để đảm bảo mỗi cây quất đạt tiêu chuẩn, người dân Tứ Liên phải dày công...

Cùng tác giả

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón 65.000 lượt khách trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón 65.000 lượt...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Du lịch làng nghề Phú Xuyên vượt thách thức, đón cơ hội mới

Anh Nguyễn Văn Hòa ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với làng Cựu, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, đầu xuân ghé...

Gặp lại Hà Nội “của riêng mình” trong tranh Phạm Bình Chương

Một Hà Nội với phố, khác hẳn phố của nhiều họa sĩ thành danh trước đó. Phố của Chương vừa giống như một bảo tàng chứa đựng những giá trị xưa cũ bất biến với thời gian, vừa chuyển...

Nhà hát Chèo Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn dịp Tết.

Nhà hát Chèo Hà Nội còn có nhiều Chương trình nghệ thuật trong dịp Tết cổ truyền này, nhằm phục vụ Nhân dân Vui Xuân, đón Tết. Trong những ngày Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, Nhà hát Chèo Hà Nội đã có nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ Nhân dân. Đó là 2 Chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn tại quận Tây Hồ và đền Ngọc Sơn – quận Hoàn Kiếm vào tối 30...

Cùng chuyên mục

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Thời điểm đòi hỏi bản lĩnh, trách nhiệm và phát huy niềm tự hào Hà Nội

Bảy định hướng lớn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, diễn ra vào ngày 4-12-2024, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn...

MTTQ Việt Nam tiếp tục đổi mới, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Thứ ba, kế thừa và phát huy thành công của việc huy động nguồn lực xã hội làm nhà đại đoàn kết cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc,...

Quận Ba Đình dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sĩ

Đoàn đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn và dâng hương tưởng nhớ liệt tổ liệt tông tại Hoàng thành...

Sự bứt phá đi lên của Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng

Trong thành tựu chung của Thành phố Hà Nội, có sự đóng góp quan trọng của HĐND thành phố. HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, tiêu biểu trong hoạt động của HĐND các tỉnh, thành...

Nỗ lực hơn nữa để đất nước sánh vai các cường quốc năm châu

Chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Di chúc của Bác Hồ, đó là: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước...

Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Xuân Ất Tỵ 2025 đã về trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến. Nhân dịp đón xuân mới, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có bài viết "Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới". Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu bài viết này...

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có Thư chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sỹ và những người con của Thủ đô trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài.Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc Tết của Bí thư Thành...

Những mốc son trong hành trình 95 năm của Đảng

Kể từ khi ra đời, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, giành những thắng lợi to lớn, vẻ vang, tiến hành đổi mới, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.Một trong những yếu tố then chốt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất