Powered by Techcity

Đánh giá kết quả công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Tham dự hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, cùng đại diện các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục và cán bộ, giáo viên từ 100 điểm cầu trực tuyến trên toàn quốc.

Quang cảnh hội thảo tại điểm cầu trực tiếp

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của văn hóa ứng xử trong môi trường học đường, đồng thời xây dựng các chiến lược thực tiễn nhằm lan tỏa và gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng giáo dục. Sự kiện cũng là dịp để các chuyên gia, đại diện các cơ sở giáo dục chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển kỹ năng ứng xử văn minh, tôn trọng và hòa hợp giữa học sinh, giáo viên và cán bộ nhà trường.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD T) nhấn mạnh, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ là giá trị cốt lõi để tạo dựng môi trường học đường lành mạnh. Các hoạt động này không chỉ tiếp thu giá trị văn hóa vùng miền và tinh hoa văn hóa nhân loại mà còn nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa – nghệ thuật, đồng thời trở thành động lực để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Trần Văn Đạt phát biểu tại hội thảo

Theo ông Trần Văn Đạt, công tác xây dựng văn hóa ứng xử góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT.

Ông Trần Văn Đạt cho biết, việc đánh giá kết quả thực hiện hai Thông tư này là cơ hội để lắng nghe ý kiến từ các Sở GDĐT, cơ sở giáo dục và đội ngũ cán bộ, giáo viên trên cả nước. Qua đó, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định, đồng thời đưa ra giải pháp thiết thực nhằm nhân rộng các mô hình thực hiện quy tắc ứng xử hiệu quả.

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Ở góc độ quản lý cơ sở đào tạo giáo viên, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề cập tới vai trò then chốt của việc xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Theo PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, là người đứng đầu một đơn vị đào tạo giáo viên, trách nhiệm không chỉ dừng lại ở việc thực thi các quy định mà còn ở việc định hướng, bồi dưỡng nhận thức và năng lực thực hành văn hóa ứng xử cho đội ngũ nhà giáo tương lai.

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng nhấn mạnh, sự thành công của việc triển khai Bộ quy tắc ứng xử không chỉ phụ thuộc vào nội dung quy định mà còn vào tinh thần, thái độ và trách nhiệm của từng cá nhân trong nhà trường, từ cán bộ quản lý, giảng viên đến sinh viên sư phạm. Điều này sẽ góp phần xây dựng môi trường học đường văn minh, thân thiện và là tiền đề để các sinh viên sư phạm áp dụng vào thực tiễn giảng dạy sau này.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Doãn Hồng Hà điều hành thảo luận

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Các ý kiến tập trung vào kinh nghiệm xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, triển khai hiệu quả bộ quy tắc ứng xử và giải pháp khắc phục hạn chế. Đồng thời, chia sẻ phương pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quy tắc ứng xử đối với phát triển nhân cách và lối sống văn hóa tại các cơ sở giáo dục.

Đại diện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học là nền tảng quan trọng để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên. Văn hóa ứng xử không chỉ là các quy định nguyên tắc mà còn giúp định hình nhân cách, ý thức trách nhiệm và thái độ tôn trọng trong cộng đồng học đường. Để đạt được mục tiêu này, các cơ sở giáo dục cần tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh và lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo, qua các hoạt động ngoại khóa và chính khóa, giúp học sinh, sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp và tinh thần đoàn kết.

 

Đại diện Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương trao đổi tại hội thảo

Đại diện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương chia sẻ về thực trạng và bài học kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục giá trị văn hóa và kỹ năng sống, dù gặp không ít khó khăn về nguồn lực và cơ sở vật chất. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các tổ chức xã hội, đại diện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cũng đồng thời khẳng định việc lồng ghép nội dung văn hóa vào giảng dạy và ngoại khóa là yếu tố then chốt để xây dựng môi trường học đường lành mạnh, giàu bản sắc.

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 7 nhiệm vụ ngành VHTTDL cần bứt phá trong năm 2025

Thành phố đã và đang triển khai có hiệu quả các hoạt động của “Thành phố sáng tạo”, trong đó, phối hợp với Tổ chức UNESCO thực hiện nhiều hoạt động dựa trên 3 trụ cột chính: thiết kế,...

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ Công Thương, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Lê An Hải, Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Đồng chí Lê An...

26 tác phẩm xuất sắc đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô 2024

Tổng kết Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024, NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội cho biết, giải thưởng năm nay có 100 tác phẩm đăng ký...

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Hoài Đức đạt hơn 35.000 tỷ đồng

Thông tin về kết quả hoạt động của HĐND huyện Hoài Đức năm 2024, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức Hồ Trung Nghĩa cho biết, HĐND huyện đã tổ chức thành công 4 kỳ họp theo quy định;...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 22/11/2014...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 7 nhiệm vụ ngành VHTTDL cần bứt phá trong năm 2025

Thành phố đã và đang triển khai có hiệu quả các hoạt động của “Thành phố sáng tạo”, trong đó, phối hợp với Tổ chức UNESCO thực hiện nhiều hoạt động dựa trên 3 trụ cột chính: thiết kế,...

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ Công Thương, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Lê An Hải, Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Đồng chí Lê An...

26 tác phẩm xuất sắc đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô 2024

Tổng kết Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024, NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội cho biết, giải thưởng năm nay có 100 tác phẩm đăng ký...

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Hoài Đức đạt hơn 35.000 tỷ đồng

Thông tin về kết quả hoạt động của HĐND huyện Hoài Đức năm 2024, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức Hồ Trung Nghĩa cho biết, HĐND huyện đã tổ chức thành công 4 kỳ họp theo quy định;...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 22/11/2014...

Cùng chuyên mục

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ Công Thương, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Lê An Hải, Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Đồng chí Lê An...

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Hoài Đức đạt hơn 35.000 tỷ đồng

Thông tin về kết quả hoạt động của HĐND huyện Hoài Đức năm 2024, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức Hồ Trung Nghĩa cho biết, HĐND huyện đã tổ chức thành công 4 kỳ họp theo quy định;...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 22/11/2014...

Đà Lạt sẽ đẳng cấp, sang trọng hơn nhờ công nghiệp văn hóa

Phiên thảo luận “Phát triển du lịch xanh tại Đà Lạt – Ảnh: QUANG ĐỊNH Nằm trong chương trình Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương” do UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP Đà Lạt, ngày 18-12, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà làm...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về của địa phương, phát...

485.000 đảng viên Hà Nội sinh hoạt chuyên đề “Kỷ nguyên mới

Ban Tuyên giáo Thành ủy vừa có báo cáo kết quả triển khai đợt sinh hoạt chính trị tháng 12-2024 nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư...

Miền Bắc tiếp đà tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (18/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự đà tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 18/12/2024: Biến động giá ở khu vực miền Bắc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 64.000 – 66.000 đồng/kg. Lào Cai và Ninh Bình có giá giao dịch thấp nhất khu vực...

Tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật

Thế nhưng, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn luôn xuyên tạc thực tế đó nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ý đồ...

Khẳng định sức mạnh Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo triển lãm – kiểm tra công tác chuẩn bị. Theo kế hoạch, lễ khai mạc diễn ra sáng 19-12, gồm hai phần chính. Trong đó, ở phần nghệ thuật, các lực lượng sẽ trình diễn 4 tiết mục gồm: “Tre Việt Nam”; “Việt Nam – đất nước – con người” với liên khúc dân ca ba miền từ Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ đến...

Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND thành phố Hà Nội: Lựa chọn vấn đề vướng mắc, bất cập để giám sát

Nổi bật là công tác khảo sát, giám sát đã được Ban lựa chọn trúng và đúng, tập trung vào các vấn đề vướng mắc, bất cập của Thủ đô, bảo đảm hiệu quả về nội dung, thời gian...

Tin nổi bật

Tin mới nhất