Powered by Techcity

Dần định hình “quận sáng tạo” đầu tiên của Việt Nam


Từ nền tảng di sản, nhất là di sản kiến trúc phố cổ, phố cũ và những không gian văn hóa sẵn có, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang biến di tích thành không gian sáng tạo, để hướng tới trở thành “quận sáng tạo” đầu tiên của Việt Nam.

trien-lam-tranh.jpg
Triển lãm tranh dân gian Hàng Trống tại đình Nam Hương. Ảnh: Khắc Hiếu

Vào những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở thành không gian giới thiệu những tác phẩm hoa thủy tiên cũng như những cuộc giao lưu của người yêu hoa thủy tiên trên địa bàn thành phố. Trong không gian của di sản, hàng chục bát hoa thủy tiên khoe sắc “đón Tết” sớm. Cùng với đó là những bức ảnh về hoa thủy tiên đẹp cũng được trưng bày. Những bát thủy tiên được dịp “khoe” vẻ đẹp “ngũ tuyệt”, từ hoa, lá, dáng, rễ cho đến mùi hương thanh nhã, với nhiều dáng vẻ khác nhau. Có cả những bát thủy tiên được tạo tác mang hình những con giống ngộ nghĩnh.

Tham quan trưng bày hoa thủy tiên, bạn trẻ Nguyễn Hữu Hưng (đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên) chia sẻ: “Tôi từng nghe nói thú chơi hoa thủy tiên có thời kỳ đã thất truyền, mãi gần đây mới được khôi phục. Tôi cứ nghĩ rất khó có dịp để chiêm ngưỡng những bát thủy tiên đẹp, nhưng không ngờ triển lãm giúp tôi tận mắt ngắm nhìn những tác phẩm công phu của người nghệ nhân. Nhiều bạn trẻ cũng tham gia gọt và có tác phẩm đẹp. Tôi mong rằng thú chơi này tiếp tục hồi sinh và lan tỏa nét văn hóa của người Tràng An”.

Trung tâm Văn hóa nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm trước kia là Hội quán Quảng Đông – địa điểm sinh hoạt cộng đồng, buôn bán của người Hoa ở Quảng Đông tại Hà Nội. Sau những đổi thay của lịch sử, từng có thời gian không gian này được sử dụng làm trường học. Với nỗ lực khôi phục lại các di sản văn hóa trên địa bàn, quận Hoàn Kiếm đã đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích Hội quán Quảng Đông. Sau khi đưa vào hoạt động từ cuối năm 2021, di tích mang tên mới là Trung tâm Văn hóa nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm. Với diện tích lên đến 1.800m2, gồm nhiều không gian khác nhau, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm trở thành địa điểm lý tưởng cho các hoạt động nghệ thuật. Năm 2022, Trung tâm đóng vai trò là địa điểm chính diễn ra chuỗi trưng bày nghệ thuật đương đại độc đáo khai thác chất liệu từ di sản và lịch sử do các cá nhân và nhóm nghệ sĩ đương đại thực hiện. Năm 2024, đây là nơi diễn ra hàng chục cuộc triển lãm, trưng bày, tọa đàm, giao lưu nghệ thuật mà mới nhất là trưng bày về hoa thủy tiên do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Hội Hoa thủy tiên Hà Nội thực hiện.

Diện tích chỉ vỏn vẹn 5,1km2, nhưng quận Hoàn Kiếm sở hữu tới 190 di tích các loại. Là quận duy nhất của Thủ đô có cả khu phố cổ lẫn khu phố cũ (còn được gọi là khu phố Pháp) – di sản ghi dấu các giai đoạn hình thành và phát triển của đô thị Hà Nội – Hoàn Kiếm cũng sở hữu một hệ thống di sản kiến trúc đồ sộ, gồm: Kiến trúc nhà phố của người Việt; kiến trúc giao thoa với văn hóa Trung Hoa và những công trình kiến trúc Đông Dương pha trộn văn hóa Đông – Tây… Trong đó, có rất nhiều ngôi đình cổ, vốn xưa kia không chỉ là nơi thờ cúng Thành hoàng mà còn là những không gian sinh hoạt cộng đồng. Đó là đình Kim Ngân (phố Hàng Bạc) thờ tổ Bách nghệ, đình Phả Trúc Lâm (phố Hàng Hành) thờ tổ nghề da giày, đình Tú Thị (phố Yên Thái) thờ tổ nghề thêu, đình Hà Vĩ (phố Hàng Hòm) thờ tổ nghề sơn, đình Trung Yên nằm trong ngõ Trung Yên…

Việc Hà Nội gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO tạo động lực mới để Hoàn Kiếm “đánh thức”, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống thích ứng với đời sống đương đại, thu hút khách du lịch. Cùng với quá trình đầu tư, tu bổ di tích, quận Hoàn Kiếm triển khai nhiều hoạt động văn hóa – sáng tạo tại chính không gian các di tích. Đình Kim Ngân là địa chỉ tiên phong với nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, giới thiệu nghệ thuật, tương tác giữa nghệ sĩ, nghệ nhân với cộng đồng. Nhưng dấu ấn của việc chuyển mình trở thành không gian sáng tạo rõ nét nhất là đình Nam Hương (phố Hàng Trống). Nơi đây đã trở thành địa chỉ để khơi lại sức sống của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Đúng vào dịp Tết Tân Sửu 2021, với dự án “Từ truyền thống đến truyền thống”, ngôi đình trở thành không gian giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật sơn mài và tranh lụa được sáng tác lấy cảm hứng từ chất liệu truyền thống. Ngôi đình nằm trên con phố có dòng tranh Hàng Trống, trở thành nơi tương tác giữa nghệ nhân của dòng tranh dân gian nổi tiếng này với thế hệ nghệ sĩ trẻ để cho ra đời những tác phẩm đương đại mang chất liệu dân gian. Tiếp sau đó, tranh dân gian Hàng Trống lại khơi nguồn cảm hứng cho những sáng tác mới bằng chất liệu họa kim sa.

Phố cổ Hà Nội là vùng lõi của văn hóa Thăng Long xưa. Nơi đây, cứ vài trăm bước chân, người ta sẽ bắt gặp một di tích. Nhưng sự phát triển của đô thị khiến nhiều di tích khuất dần sau những lớp nhà. Đôi khi, phải luồn lách vào trong những ngõ sâu mới tìm lại được những nét đục chạm, những mái ngói rêu phong. Nhiều di tích “ngủ quên” với tháng năm, hay ít người biết đến. Tiếp theo đình Nam Hương, nhiều di tích trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng “thức giấc” theo một cách khác lạ như thế thông qua dự án “Chuyện đình trong phố”, với chuỗi các hoạt động biến di tích thành không gian sáng tạo.

Đình Tú Thị nằm nép mình trong con phố rất nhỏ ở phường Hàng Gai – phố Yên Thái. Thuở xưa, những người dân làng Quất Động lên kinh đô làm nghề thêu đã lập ra đình Tú Thị để thờ tổ nghề thêu Lê Công Hành (thế kỷ XVII). Ngôi đình vốn không được nhiều người biết đến nhưng với dự án “Chuyện đình trong phố”, các nghệ sĩ đã làm ngôi đình trở nên sống động với triển lãm giới thiệu về nghề thêu xưa và nay. Cuối năm 2024 – đầu năm 2025, đình Tú Thị trở thành nơi nghệ sĩ thêu Phạm Ngọc Trâm tổ chức kỳ lưu trú sáng tác kết hợp mở xưởng. Tại đây, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm dành nhiều thời gian giới thiệu về tranh thêu Đông Dương – nghệ thuật thêu truyền thống trong những năm đầu giao lưu với văn hóa phương Tây.

Một trường hợp đặc biệt khác là đình Phả Trúc Lâm. Nghề da giày tưởng như ít liên quan đến nghệ thuật, nhưng mới đây, ngôi đình thờ Tổ nghề da giày trên phố Hàng Hành trở thành không gian của nghệ thuật với hàng loạt tác phẩm nghệ thuật được sáng tác từ cảm hứng về… nghề da giày và những đôi giày. Ngôi đình nằm trên con phố nhỏ, với nhiều hàng, quán vây quanh bỗng trở thành một địa chỉ nghệ thuật được nhiều người quan tâm. “Chuyện đình trong phố” không chỉ đơn thuần đem những triển lãm đến các di tích, tham gia dự án, các nghệ sĩ được tìm hiểu về di tích, về phố nghề để từ đó khơi nguồn sáng tạo.

Những sáng tạo mới có sự kế thừa truyền thống giúp những câu chuyện xưa gần gũi với đời sống hiện đại. Sau những đình Hà Vĩ, đình Tú Thị, đình Nam Hương…, quá trình tương tác, sáng tạo từ truyền thống vẫn tiếp tục được triển khai đến hàng loạt di tích khác. Cùng với hệ thống thiết chế văn hóa, không gian công cộng, các gallery nghệ thuật, các thương hiệu thời trang… đang hoạt động, những di tích chuyển mình thành không gian sáng tạo đang định hình một “quận sáng tạo” đầu tiên của Hà Nội.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/dan-dinh-hinh-quan-sang-tao-dau-tien-cua-viet-nam-692312.html

Cùng chủ đề

Đảm bảo các lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, góp phần tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Ngày 3/2, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố làm việc và kiểm tra công tác tổ chức lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh), lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh) và lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn). Trong sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nhiều lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội được khai mạc như Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau...

Khát vọng vươn mình

1. Trên bản đồ hình chữ S thân yêu, từ dấu chấm tròn to, đậm, giữa châu thổ Bắc Bộ nhìn ra “tứ trấn” Đông - Tây - Nam - Bắc quanh thành Thăng Long, chúng ta có thể...

“True Love Seasons” – show diễn trên sân khấu kính giữa hồ tại Bảo tàng Hà Nội

Chương trình do Long Hải Promotion phối hợp cùng a.Stream Agency thực hiện, nhạc sĩ Dương Cầm đạo diễn âm nhạc, sẽ kể những câu chuyện tình nồng nàn, đầy cảm xúc qua âm nhạc.Nhạc sĩ Dương Cầm khéo...

Khai mạc Lễ hội Gióng đền Sóc

Lễ hội đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức Thánh Gióng – người có công dẹp giặc đem lại thái bình cho dân tộc Việt Nam, mở hội hàng năm, từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng. Sáng 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền...

“Điểm hẹn” văn hóa sáng tạo

Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo, hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú hiếm có, Hà Nội còn có nhiều điểm đến đặc sắc để người dân và du khách tham...

Cùng tác giả

Đảm bảo các lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, góp phần tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Ngày 3/2, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố làm việc và kiểm tra công tác tổ chức lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh), lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh) và lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn). Trong sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nhiều lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội được khai mạc như Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau...

Khát vọng vươn mình

1. Trên bản đồ hình chữ S thân yêu, từ dấu chấm tròn to, đậm, giữa châu thổ Bắc Bộ nhìn ra “tứ trấn” Đông - Tây - Nam - Bắc quanh thành Thăng Long, chúng ta có thể...

“True Love Seasons” – show diễn trên sân khấu kính giữa hồ tại Bảo tàng Hà Nội

Chương trình do Long Hải Promotion phối hợp cùng a.Stream Agency thực hiện, nhạc sĩ Dương Cầm đạo diễn âm nhạc, sẽ kể những câu chuyện tình nồng nàn, đầy cảm xúc qua âm nhạc.Nhạc sĩ Dương Cầm khéo...

Khai mạc Lễ hội Gióng đền Sóc

Lễ hội đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức Thánh Gióng – người có công dẹp giặc đem lại thái bình cho dân tộc Việt Nam, mở hội hàng năm, từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng. Sáng 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền...

“Điểm hẹn” văn hóa sáng tạo

Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo, hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú hiếm có, Hà Nội còn có nhiều điểm đến đặc sắc để người dân và du khách tham...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo các lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, góp phần tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Ngày 3/2, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố làm việc và kiểm tra công tác tổ chức lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh), lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh) và lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn). Trong sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nhiều lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội được khai mạc như Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau...

“True Love Seasons” – show diễn trên sân khấu kính giữa hồ tại Bảo tàng Hà Nội

Chương trình do Long Hải Promotion phối hợp cùng a.Stream Agency thực hiện, nhạc sĩ Dương Cầm đạo diễn âm nhạc, sẽ kể những câu chuyện tình nồng nàn, đầy cảm xúc qua âm nhạc.Nhạc sĩ Dương Cầm khéo...

Khai mạc Lễ hội Gióng đền Sóc

Lễ hội đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức Thánh Gióng – người có công dẹp giặc đem lại thái bình cho dân tộc Việt Nam, mở hội hàng năm, từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng. Sáng 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “95 năm thắp sáng niềm tin”

Tham dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 4-2-2025

Các cơ quan hành chính Hà Nội trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết: Phục vụ nghiêm túc, hiệu quảTrí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang được các cấp chính quyền thành phố Hà Nội ứng dụng...

Lễ hội Cổ Loa – Lễ hội độc đáo của Hà Nội

Ngày 3/2/ 2025, (tức ngày 6 tháng Giêng, năm Ất tỵ) lễ tế, rước chính tại Lễ hội Cổ Loa đã được diễn ra một cách long trọng, thành kính, thu hút đông đảo Nhân dân và khách thập phương tham gia. Mùa Xuân là mùa của lễ hội. Trên địa bàn Thủ đô có hàng trăm  lễ hội lớn nhỏ được tổ chức vào mùa Xuân, trong đó có lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh. Lễ hội Cổ Loa...

Tổ chức Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc chào mừng kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hanh Kế hoạch tổ chức Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng Kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975 (30/4/1975 – 30/4/2025). Với chủ đề “Bản hùng ca đất nước”, Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu...

Lễ kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789-2025)

Tối 2/2/2025 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, UBND quận Đống Đa đã tổ chức Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789-2025) nhằm tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ quân Tây Sơn đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giữ vững độc lập...

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Tự hào là con cháu Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam hết thế hệ này đến thế hệ khác đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, đóng góp to lớn vào sự nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất