Powered by Techcity

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước đối với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa

Chiều nay (14/10), Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã tổ chức phiên họp thứ hai để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi Hội đồng tại Tờ trình số 10625/TTr – BGTVT ngày 2/10/2024.

Biểu dương tinh thần làm việc trách nhiệm của tư vấn lập dự án, tư vấn thẩm tra, tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các thành viên của Hội đồng thẩm định Nhà nước khi chỉ trong một thời gian rất ngắn đã hoàn thành báo cáo thẩm tra; hồ sơ dự án sau giải trình; dự thảo Báo cáo kết quả thẩm định đảm bảo tiến độ, chất lượng.

“Đây là công trình hạ tầng giao thông quan trọng rất đặc biệt cả về quy mô, công nghệ, có tác động tới cả trăm năm nên quá trình thẩm định phải thể hiện được tâm, tầm và trí tuệ để có thể kiến nghị, đề xuất các ý kiến chất lượng đối với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lên cấp có thẩm quyền”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý.

Quá trình thẩm định, cho ý kiến Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cần bám sát ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng và Thường trực Chính phủ.

Cụ thể, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với phương án đầu tư toàn tuyến theo hình thức đầu tư công, tốc độ 350 km/h, vận chuyển hành khách là chính, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể chở hàng hóa khi cần thiết.

Việc đầu tư Dự án với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn chiến lược… bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông – Tây, các cảng biển, sân bay của đất nước và kết nối với các nước trong khu vực, trước mắt là Trung Quốc, Lào, Campuchia và Đông Nam Á.

Tại Thông báo số 458/TB-VPCP, Thường trực Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan phải bám sát chủ trương đầu tư toàn tuyến với tốc độ thiết kế 350km/h đã được Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua để tính toán, thiết kế phương án kĩ thuật phù hợp, khả thi, hiệu quả.

Theo đó, về hướng tuyến phải nghiên cứu thẳng nhất có thể nhằm giảm chi phí, bảo đảm tốc độ khai thác, tạo ra không gian phát triển mới, tiết kiệm chi phí; tránh các khu dân cư, đô thị lớn nhưng phải có phương án kết nối phù hợp; thuận tiện để kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông – Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Đối với các ga phải tính toán, xác định diện tích đủ lớn phù hợp, bảo đảm tầm nhìn chiến lược lâu dài để phát triển đầy đủ dịch vụ, hiện đại, khai thác hiệu quả tối đa nguồn lực đất đai và không gian phát triển mới.

Trên cơ sở các định hướng lớn đó, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ GTVT, tư vấn lập dự án phối hợp chặt chẽ với tư vấn thẩm tra, tổ chuyên gia thẩm định liên ngành tập trung làm rõ, giải trình cụ thể, có sức thuyết phục cao đối với một số vấn đề quan trọng của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam gồm: dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ; lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng; tổng mức đầu tư; phương án huy động vốn; các cơ chế chính sách đặc thù…

“Phải tính đúng, tính đủ chi phí xây dựng, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt là trong giai đoạn vận hành khai thác để có cơ chế xử lý hiệu quả dù đây là dự án có hiệu quả kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng rất cao”, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước chỉ đạo.

Về tiến độ thực hiện Dự án (chuẩn bị và thực hiện đầu tư trong vòng 10 năm), Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước cho rằng đây là tiến độ rất gấp, nhất là trong bối cảnh công trình có quy mô lớn, phức tạp về công nghệ, chưa từng có tiền lệ.

Vì vậy, Bộ GTVT, tư vấn lập dự án và các đơn vị liên quan phải xác định đầy đủ các yếu tố rủi ro và xây dựng các giải pháp xử lý nhằm đảm bảo tính khả thi về tiến độ theo yêu cầu của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương.

Do thời hạn trình Báo cáo chủ trương đầu tư Dự án lên Quốc hội phải hoàn thành trong ngay ngày 19/10/2024 để kịp xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 nên tiến độ thẩm định Dự án cần phải thực hiện rất khẩn trương, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan.

Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước Nguyễn Chí Dũng đề nghị các thành viên Hội đồng (35 thành viên) phát huy tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc khi góp ý, bỏ phiếu đối với dự thảo Báo cáo kết quả thẩm định.
Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các bộ, ngành, Thường trực Chính phủ và ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước. Đối với những nội dung không tiếp thu phải giải trình đầy đủ, chặt chẽ để thuyết phục được Hội đồng thẩm định Nhà nước, các cấp có thẩm quyền thông qua.

“Tiến độ thẩm định, trình Báo cáo chủ trương đầu tư Dự án đang rất gấp nhưng không vì thế mà châm chước, bỏ qua yêu cầu về chất lượng thẩm định”, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhắc nhở.

Được biết, tại Tờ trình số 10625, Bộ GTVT đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, chiều dài khoảng 1.545 km.

Trên cơ sở quy hoạch, kết quả nghiên cứu của Tư vấn, Bộ GTVT đề xuất phạm vi đầu tư Dự án có điểm đầu tại TP. Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm); tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Dự án sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Dự án có sơ bộ nhu cầu sử dụng đất khoảng 10.827 ha; hình thức đầu tư Dự án là đầu tư công; sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.713.594 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD).

Nguồn vốn đầu tư Dự án là nguồn vốn từ ngân sách trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của các địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc,…

Trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu.

Bộ GTVT đề xuất lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trong năm 2025-2026; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035.

Nguồn: https://baodautu.vn/dam-bao-chat-luong-tien-do-tham-dinh-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac—nam-d227447.html

Cùng chủ đề

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự án rất cần thiết, lợi ích lan tỏa xã hội lớn. Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Song, ông Hùng cũng lo ngại về năng lực quản trị của dự án, nhân lực vận hành, chuyển giao...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trước khi thảo luận tại tổ nội dung này. Hồi năm 2010, ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã được đưa ra nhưng Quốc hội chưa thông qua do còn ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực...

Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch ga đường sắt cao tốc

Chúng ta cùng tham khảo những bài học về quy hoạch nhà ga đường sắt cao tốc ở Châu Âu, Nhật Bản hay tại các quốc gia láng giềng như Lào, Trung Quốc. Hầu hết các nhà ga đường sắt cao tốc tại Châu Âu và Nhật Bản tích hợp liền mạch với hệ thống giao thông công cộng hiện hữu, đặt tại trung tâm các đô thị lớn để góp phần tái sinh đô thị. Ví dụ điển hình là...

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam

Ngày 21/10 vừa qua, ngành đường sắt Việt Nam kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống. Mốc lịch sử được tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tàu hỏa hơi nước từ Hải Phòng về Hà Nội, sau chuyến thăm Pháp kéo dài 5 tháng (21/10/1946). Điểm khởi đầu của ngành hỏa xa Việt Nam còn lâu hơn nữa, tính từ thời điểm thực dân Pháp hoàn thành tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1885. Là một...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu là nghĩ tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu vực trưng bày các sản phẩm nông nghiệp – Ảnh: C.TUỆ Chiều 27-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Nông nghiệp xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 bên cạnh những thách thức, biến...

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba luật mới về bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường còn chứng kiến những biến động chưa từng có của phân khúc chung cư và đất đấu giá… Quốc hội thông qua bộ ba luật về bất động sản Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai,...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Cần thiết ban hành sửa đổi Luật Giáo dục đại học, hướng tới kỉ nguyên công nghệ cao

Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc rà soát, sửa đổi Luật giáo dục đại học 2018.   GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ Đánh giá cao Luật số 34 như một luồng gió mới với nhiều thành công lớn trong chuyển đổi cơ cấu chương trình...

Quảng bá du lịch “Ứng Hòa

Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo địa phương.Chương trình...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu là nghĩ tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu vực trưng bày các sản phẩm nông nghiệp – Ảnh: C.TUỆ Chiều 27-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Nông nghiệp xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 bên cạnh những thách thức, biến...

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba luật mới về bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường còn chứng kiến những biến động chưa từng có của phân khúc chung cư và đất đấu giá… Quốc hội thông qua bộ ba luật về bất động sản Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai,...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Cần thiết ban hành sửa đổi Luật Giáo dục đại học, hướng tới kỉ nguyên công nghệ cao

Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc rà soát, sửa đổi Luật giáo dục đại học 2018.   GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ Đánh giá cao Luật số 34 như một luồng gió mới với nhiều thành công lớn trong chuyển đổi cơ cấu chương trình...

Động lực mới cho quan hệ Việt Nam

Trên tinh thần quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia đã tạo điều kiện cho ngoại kiều nói chung, trong đó có người...

Nguyễn Thị Oanh dự giải bán marathon Quốc tế Việt Nam 2025

Sự kiện âm nhạc “Countdown Party 2025 – Sống trọn khoảnh khắc” diễn ra từ tối 31/12/2024 đến 0h30 sáng 01/01/2025 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục bên Hồ Hoàn Kiếm. Giải Bán Marathon Quốc tế Việt Nam 2025 (Herbalife – Vietnam International Half Marathon 2025) sẽ xuất phát từ 04h30 sáng 01/01/2025 tại Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Thiền Quang. Giải năm nay thu hút 5000 vận động viên tham dự, trong đó có nhiều ngôi sao của...

Tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh ‘tố’ tát vào mặt, kéo lê học sinh

Trường tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội – nơi xảy ra sự việc trong phản ánh – Ảnh: NGUYÊN BẢO Tối 26-12, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng và cho biết con chị là K., học sinh lớp 3 Trường tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội), bị cô giáo “tác động vật lý” vào mặt, tay, cổ trong giờ học giáo dục thể chất. Phụ huynh nói con bị cô giáo...

Đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận về chủ trương tinh gọn bộ máy

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng đề nghị, thời gian tới, Thành ủy, các cấp ủy Đảng của thành phố nghiêm túc triển khai công tác dân...

Dương Diệu Linh: Giải thưởng LHP Venice không quan trọng bằng việc có khán giả

ZaloFacebookTwitterLưu bài viếtBản inCopy link Trở về từ Liên hoan Phim Venice năm 2024 với một giải cho phim hay nhất, một giải cho phim sáng tạo nhất, Dương Diệu Linh và đoàn phim “Mưa trên cánh bướm” đang trong những ngày quảng bá phim (cinetour) tại Hà Nội trước ngày công chiếu. “Mưa trên cánh bướm” (Don’t Cry Butterfly) kể câu chuyện trớ trêu về một bà nội trợ tuổi trung niên tên Tâm (Tú Oanh), có chồng ngoại...

Xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì hội nghị.Tham dự hội nghị có Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất