Powered by Techcity

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo

Quy định rõ mức độ ưu tiên cho nhà giáo ngành ở ngành nghề đặc thù

Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo vẫn chưa tạo động lực mạnh mẽ, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Theo đại biểu, quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp (Điều 27) là chưa rõ ràng, dễ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau; các phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo ảnh 1

Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh). Ảnh: DUY LINH

Việc ưu tiên nhà giáo ở các ngành nghề đặc thù còn thiếu cơ chế cụ thể về mức độ ưu tiên, khiến chính sách khó thực thi đồng bộ. “Nhà giáo không cảm thấy được bảo đảm về thu nhập, đặc biệt ở vùng ở các vùng khó khăn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt giáo viên ở những nơi này”, đại biểu phân tích.

Từ đó, đại biểu đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo, bảo đảm mức lương cao hơn rõ ràng so với các ngành khác trong khối hành chính sự nghiệp. Tăng phụ cấp ưu đãi nghề đặc biệt ở các khu vực khó khăn, với tỷ lệ phụ cấp từ 50 đến 100% tùy theo mức độ đặc thù của từng địa phương. Quy định rõ mức độ ưu tiên và cơ chế thực thi cho nhà giáo ngành nghề đặc thù, bảo đảm công bằng, hiệu quả.

Về chế độ nghỉ hưu và kéo dài thời gian làm việc tại Điều 30 và Điều 31, đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng, chính sách nghỉ hưu sớm không bị trừ tỷ lệ lương hưu chỉ áp dụng cho một số đối tượng có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong đội ngũ nhà giáo. Quy định về kéo dài thời gian làm việc, mà chưa xem xét đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của nhà giáo ở các bậc học khác nhau ngoài đại học. Từ đó một số nhà giáo giỏi không có cơ hội cống hiến thêm, trong khi đội ngũ kế cận chưa được chuẩn bị tốt.

Đại biểu đề nghị mở rộng đối tượng áp dụng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu, bao gồm nhà giáo ở tất cả các bậc học và vùng khó khăn. Đồng thời, xem xét kéo dài thời gian làm việc không chỉ cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, mà còn cho những nhà giáo có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác giảng dạy.

Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) cho biết, đội ngũ nhà giáo chiếm 70% số lượng viên chức, trong khi hiện đang áp bảng lương đội ngũ viên chức cho đội ngũ nhà giáo. Theo đại biểu, kể cả có nâng thành mức cao nhất trong bảng thì vẫn là không phù hợp. Vì vậy, cần xây dựng bảng lương riêng để phù hợp với đặc điểm, vị trí công việc của nhà giáo.

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo ảnh 2

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội). Ảnh: DUY LINH

“Cần quy định nhà giáo là đối tượng được mua nhà ở xã hội như đối với sĩ quan trong quân đội. Chế độ tiền lương cần bù đắp thỏa đáng hao phí lao động, để nhà giáo yên tâm công tác”, đại biểu đề xuất.

Cũng quan tâm đến chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) tán thành cao với việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị việc xếp lương cao nhất trong bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, bởi tầm quan trọng, vai trò quyết định của hệ thống giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.​

Cần có quy định cụ thể bảo vệ nhà giáo

Góp ý kiến vào dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) nêu thực tế trong bối cảnh hiện nay, khi quyền của học sinh và phụ huynh được đề cao thì dường như quyền của nhà giáo đang bị xem nhẹ, nhất là quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự nói chung và nhân phẩm, danh dự trên không gian mạng nói riêng.

Đại biểu ủng hộ điều khoản quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo để nhấn mạnh và tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện nhằm bảo vệ nhà giáo.

Cụ thể, tại điểm b, Mục 3, Điều 11 dự thảo Luật quy định: Tổ chức, cá nhân không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo.

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo ảnh 3

Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh). Ảnh: DUY LINH

Theo đại biểu, quy định này không vướng với các quy định về phát ngôn hay có bất cứ yếu tố “bênh vực” nào cho nhà giáo. Đồng thời, điều này cũng không đồng nghĩa việc dung túng, bao che cho các nhà giáo vi phạm đạo đức, vi phạm chuẩn mực nhà giáo mà là bảo vệ hình ảnh nhà giáo nói chung, tránh tình trạng “vài con sâu làm rầu nồi canh”.

Trong bối cảnh các mạng xã hội, các phương tiện thông tin truyền thông trực tuyến phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đại biểu Nguyễn Thị Hà cho rằng quy định như trên là cần thiết để bảo vệ nhà giáo. Bên cạnh đó, nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định.

“Tuy nhiên, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là chính là hàng triệu chủ nhân tương lai của đất nước”, đại biểu phân tích.

Có cùng mối quan tâm, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cũng đồng tình việc quy định cụ thể trong dự án Luật nội dung về bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường và những yếu tố khác…

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo ảnh 4

Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An). Ảnh: DUY LINH

Theo đại biểu, nhà giáo cần được bảo đảm môi trường an toàn trong hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh những quy định của dự thảo Luật về quyền nhà giáo được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp, tại báo cáo đánh giá tác động chính sách của dự thảo Luật phân tích các quy định hiện hành đối với nhà giáo chỉ đề cập đến việc cấm nhà giáo thực hiện mà chưa có những quy định về việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường không được làm đối với giáo viên.

Báo cáo cũng thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp; thiếu các chính sách để xây dựng môi trường làm việc an toàn để nhà giáo an tâm công tác cống hiến và hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, tránh những can thiệp tiêu cực, thậm chí là xúc phạm nhà giáo trong các hoạt động nghề nghiệp như một số vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây.

Điều này dẫn đến thực trạng nhiều giáo viên né tránh, ngại xử lý vi phạm của học sinh, hạn chế trao đổi thông tin đối với gia đình và học sinh; làm gia tăng tình trạng lệch chuẩn trong nhà trường, gia tăng bạo lực học đường, gia tăng và phát sinh những căn bệnh xã hội đối với tuổi học trò.

Do đó, đại biểu cho rằng cần bổ sung những quy định về quyền nhà giáo trước những tác động của cá nhân, tổ chức, cơ quan trong và ngoài nhà trường. Đối với nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp, cần khuyến khích việc áp dụng kỷ luật tích cực trong nhà trường và có những quy định cụ thể từ phía ngành, sự ủng hộ của gia đình và phụ huynh cũng như của xã hội.

Nguồn: https://nhandan.vn/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-xay-dung-bang-luong-rieng-cho-nha-giao-post845919.html

Cùng chủ đề

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục, cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của Liên hợp quốc và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại...

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo

Hội thảo là minh chứng cho cam kết chung của UNESCO và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng pháp luật, đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nhiệm kỳ 2021 – 2025, chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp năm 2025 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc năm 2026.Với...

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO – Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để nghe các nội dung: (i) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể...

Nhiều người có nhu cầu thực đang gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 26/10, Quốc hội dành thời gian cả ngày làm việc để thảo luận tại tổ, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng...

Cùng tác giả

120 ý tưởng tranh tài tại Vòng đối đầu ‘Tiếng nói Xanh’ mùa 2

Kết thúc Vòng Sơ khảo vào ngày 10/12, cuộc thi Tiếng nói Xanh (do Quỹ Vì tương lai xanh – Tập đoàn Vingroup tổ chức) đã nhận được hàng trăm video thuyết trình ý tưởng dự thi của các đội đến từ khắp mọi miền đất nước. Trong đó, có 120 bài thi xuất sắc lọt tiếp vào vòng Đối đầu với các chủ đề như: Tiêu dùng xanh (chiếm 30,8%), Lối sống xanh (15%), Du lịch xanh (10%),...

TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới

Theo chuyên gia, bên cạnh việc phát triển nhà xã hội thì TP.HCM phải có những sản phẩm trung và cao cấp để phục vụ nhu cầu của lực lượng lao động chất lượng cao. Chia sẻ tại buổi tọa đàm bất động sản với chủ đề: “Đường đến thập kỷ tăng trưởng mới” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tổ chức mới đây, các chuyên gia trao đổi về nhiều nội dung như sự phục hồi của thị...

Cử tri quận Tây Hồ kiến nghị thu hồi đất tại dự án chậm tiến độ để xây công viên

Tham dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương.Một số cử tri phản ánh tình trạng lãng phí tài nguyên vẫn...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt...

Theo Báo cáo tại buổi làm việc, tính đến 14h, ngày 23-12-2024, về tình hình, tiến độ triển khai đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương, toàn bộ các cơ quan, Ban...

Bamboo Airways khai thác trở lại đường bay Phú Quốc

Đó là chuyến bay mang số hiệu QH1521 hành trình TP HCM – Phú Quốc đã hạ cánh lúc 8 giờ 55. Bamboo Airways chính thức trở lại Phú Quốc ngày 24-12-2024 Bamboo Airways cho biết sẽ khai thác đường bay TP HCM – Phú Quốc với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày, vào các khung giờ 7 giờ 55 (chiềuTP HCM – Phú Quốc) và 20 giờ 05 (chiều Phú Quốc – TP HCM). Trước đó, vé đường bay TP HCM...

Cùng chuyên mục

120 ý tưởng tranh tài tại Vòng đối đầu ‘Tiếng nói Xanh’ mùa 2

Kết thúc Vòng Sơ khảo vào ngày 10/12, cuộc thi Tiếng nói Xanh (do Quỹ Vì tương lai xanh – Tập đoàn Vingroup tổ chức) đã nhận được hàng trăm video thuyết trình ý tưởng dự thi của các đội đến từ khắp mọi miền đất nước. Trong đó, có 120 bài thi xuất sắc lọt tiếp vào vòng Đối đầu với các chủ đề như: Tiêu dùng xanh (chiếm 30,8%), Lối sống xanh (15%), Du lịch xanh (10%),...

TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới

Theo chuyên gia, bên cạnh việc phát triển nhà xã hội thì TP.HCM phải có những sản phẩm trung và cao cấp để phục vụ nhu cầu của lực lượng lao động chất lượng cao. Chia sẻ tại buổi tọa đàm bất động sản với chủ đề: “Đường đến thập kỷ tăng trưởng mới” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tổ chức mới đây, các chuyên gia trao đổi về nhiều nội dung như sự phục hồi của thị...

Cử tri quận Tây Hồ kiến nghị thu hồi đất tại dự án chậm tiến độ để xây công viên

Tham dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương.Một số cử tri phản ánh tình trạng lãng phí tài nguyên vẫn...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt...

Theo Báo cáo tại buổi làm việc, tính đến 14h, ngày 23-12-2024, về tình hình, tiến độ triển khai đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương, toàn bộ các cơ quan, Ban...

Bamboo Airways khai thác trở lại đường bay Phú Quốc

Đó là chuyến bay mang số hiệu QH1521 hành trình TP HCM – Phú Quốc đã hạ cánh lúc 8 giờ 55. Bamboo Airways chính thức trở lại Phú Quốc ngày 24-12-2024 Bamboo Airways cho biết sẽ khai thác đường bay TP HCM – Phú Quốc với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày, vào các khung giờ 7 giờ 55 (chiềuTP HCM – Phú Quốc) và 20 giờ 05 (chiều Phú Quốc – TP HCM). Trước đó, vé đường bay TP HCM...

Cầu nối hợp tác, hướng tới tương lai giữa Hà Nội và các địa phương Australia

Chiều ngày 23/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có buổi tiếp Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Đại sứ Andrew Goledzinowski đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự hỗ trợ quý báu của chính quyền thành phố dành cho các hoạt động của Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, cũng như cá nhân...

Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với các đối tác Australia

Cảm ơn chính quyền thành phố đã hỗ trợ các hoạt động của Đại sứ quán Australia tại Hà Nội cũng như cá nhân Đại sứ trong suốt thời gian nhiệm kỳ, đồng thời đánh giá cao sự quan...

Tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội

Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Nguyễn Văn Luyến, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC thay mặt Tổ đại biểu HĐND thành phố - đơn vị bầu cử số 25...

Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

Chương trình do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là cơ hội để quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngay giữa lòng Thủ đô, đưa di sản đến gần hơn với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Nội...

Cử tri huyện Thanh Trì nhất trí cao với kết quả kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội

Tại hội nghị, Tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội - đơn vị bầu cử số 19 đã báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất