Powered by Techcity

Cú hích phát triển kinh tế

Kỳ 1: Giải “cơn khát” nguồn cung vận tải khách

Kỳ 2: Hơn 67 tỷ USD huy động thế nào?

Kỳ 3: Cú hích phát triển kinh tế

Mở không gian phát triển mới

Cho rằng nên triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam càng nhanh càng tốt, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh (Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) dẫn chứng: lợi thế của đường sắt tốc độ cao đã được minh chứng ở nhiều nước trên thế giới.

Làm đường sắt tốc độ cao: Cú hích phát triển kinh tế- Ảnh 1.

Nhật Bản đặt mục tiêu khi đầu tư hệ thống tàu cao tốc Shinkansen là: “Niềm tự hào dân tộc”.

“Như ở Trung Quốc, nhiều địa phương trước khi có đường sắt tốc độ cao rất nghèo, nhưng chỉ sau hơn chục năm đã vươn mình phát triển thần tốc. Hay tại Nhật Bản, kinh tế của nhiều địa phương thực sự thăng hoa kể từ khi các tuyến tàu tốc độ cao Shinkansen chạy qua”, ông Thịnh nói.

Khẳng định việc đầu tư đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích cho phát triển kinh tế, ông Thịnh phân tích: dự án không chỉ mở ra không gian phát triển kinh tế mới, nguồn lực mới thông qua khai thác hiệu quả quỹ đất, phát triển công nghiệp xây dựng mà còn phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị, giảm ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông, tạo ra hàng triệu việc làm.

“Nếu huy động trí tuệ, tài lực, vật lực ở trong nước, Việt Nam hoàn toàn làm chủ xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa. Khi đã làm chủ được thì quá trình thực hiện dự án sẽ rất nhanh chóng.

Cần có cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng cũng như các vấn đề liên quan khác, không để dự án chờ thủ tục”, ông Thịnh nhìn nhận.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cũng cho biết: “Tôi đi tiếp xúc cử tri, ghi nhận nhiều ý kiến người dân đều đồng thuận thời điểm này cần nhanh chóng triển khai dự án.

Hội nghị Trung ương lần thứ 10 vừa qua thống nhất khẳng định, Việt Nam sẽ bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tôi cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ là một trong những yếu tố để chúng ta thực hiện điều đó.

Chúng ta đã có những cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 – Vùng Thủ đô hay đường bộ cao tốc Bắc – Nam và đã giúp những dự án này triển khai thần tốc. Ở dự án mang tính biểu tượng như thế này, cần những cơ chế mạnh và táo bạo hơn”.

Vì sao nên làm toàn tuyến, khai thác sớm?

Theo ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đầu tư xây dựng đường sắt có đặc thù riêng. Đường bộ có thể đầu tư xây dựng từng đoạn và khai thác được luôn, rồi nối thông toàn tuyến. Với đường sắt, có thể đầu tư từng chặng, ví dụ Hà Nội – Vinh, Vinh – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Nha Trang, Nha Trang – TP.HCM, xong chặng nào khai thác chặng đó. Tuy nhiên, để nối thông, khai thác toàn tuyến thì cần phải tích hợp hệ thống, đồng bộ công nghệ.

Theo nghiên cứu của tư vấn, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD; tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường về xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD; phương tiện, thiết bị khoảng hơn 34 tỷ USD và hàng triệu việc làm.

“Vì vậy, kinh nghiệm các nước như: Đức, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc, khi đầu tư tuyến, tất cả đều triển khai đồng thời, chỉ khi xây lắp sẽ triển khai từng đoạn”, ông Cảnh nói.

Theo Bộ GTVT, phương án đầu tư toàn tuyến có ưu điểm là phát huy hiệu quả và thu hút hành khách đi lại trên tất cả các cung đoạn ngay khi đưa vào khai thác. Cùng đó, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế cho thấy phương án này cao hơn phương án phân kỳ đầu tư. Nhược điểm của phương án này là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện cao hơn.

Với phương án phân kỳ đầu tư, trong giai đoạn phân kỳ, chỉ đảm nhận được hành khách đi lại với cung đoạn ngắn (Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang), không đảm nhận được lượng hành khách đi lại với hành trình dài.

Phương án này có ưu điểm là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện không quá lớn. Nhược điểm là giai đoạn đầu chưa khai thác toàn tuyến sẽ làm giảm hiệu quả tổng thể đầu tư dự án. Do đó, Bộ GTVT đã kiến nghị phương án đầu tư toàn tuyến.

Phương án đầu tư toàn tuyến sẽ thu hút lượng khách di chuyển lớn hơn, doanh thu khai thác cao hơn, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải giữa các phương thức.

Đặc biệt, đầu tư đưa vào khai thác toàn tuyến sớm 5 năm sẽ giảm chi phí đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD do giảm dự phòng và lãi vay, có hiệu quả cao hơn so với phương án phân kỳ đầu tư.

Cần đề xuất cơ chế đặc thù

Để khai thác quỹ đất xung quanh ga đường sắt, phát triển mô hình TOD, theo ông Trần Thiện Cảnh, cần đề xuất cơ chế đặc thù. Ví dụ, tại các khu ga sẽ dùng ngân sách Nhà nước để giải phóng mặt bằng đất trong phạm vi ga đường sắt. Địa phương sẽ cập nhật các quy hoạch quốc gia vào quy hoạch địa phương, trình Thủ tướng duyệt.

Khi ga đường sắt tốc độ cao đã xác định được vị trí, địa phương được phép phát triển quỹ đất xung quanh bằng nguồn ngân sách của địa phương, chi giải phóng mặt bằng; sau đó địa phương tổ chức đấu giá để thu tiền từ phát triển quỹ đất đó, giữ lại 50% và nộp Trung ương 50%.

Với các địa phương đã được Thủ tướng duyệt quy hoạch địa phương, Bộ GTVT đề xuất thêm cơ chế giao địa phương tự điều chỉnh quy hoạch để thực hiện phát triển quỹ đất xung quanh ga đường sắt được nhanh chóng, thuận lợi.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu đề án, nguồn thu từ quỹ đất sẽ không sử dụng để quay lại đầu tư cho dự án mà sử dụng cho các dự án khác.

Theo kinh nghiệm quốc tế, khi lập dự án đường sắt tốc độ cao, quỹ đất dọc tuyến chưa hình thành mô hình khai thác trên thực tế, nên không thể xác định được phần khai thác được quỹ đất là bao nhiêu để bù vào phần ngân sách chi cho đầu tư tuyến.

“Các nước tính toán, sau khi tuyến đường sắt tốc độ cao xây dựng, sẽ có tính hấp dẫn, nên phát triển TOD để khai thác, số tiền thu được phân ra tỷ lệ đưa vào ngân sách Trung ương và tỷ lệ giữ lại của địa phương. Sau đó, từ nguồn thu này Trung ương sẽ đầu tư cho dự án đường sắt khác, hoặc trả các khoản vay khi phát hành Trái phiếu Chính phủ, còn địa phương sẽ bù đắp kinh phí đã ứng trước đó cho giải phóng mặt bằng”, ông Cảnh cho biết.

Về tổ chức thực hiện đầu tư, Bộ GTVT dẫn kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, họ đều đặt ra mục tiêu khi đầu tư. Như với Nhật Bản là “niềm tự hào dân tộc”; Đức là “Nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”; Pháp là “Thu nhỏ nước Pháp trong bán kính 3-4 giờ đi lại”; Tây Ban Nha là “Kết nối thủ đô Madrid với tất cả các trung tâm khác dưới 4 giờ”; Hàn Quốc là “Du lịch toàn quốc trong 1 ngày”.

Các nước triển khai thực hiện mục tiêu này với quyết tâm chính trị mạnh mẽ ở cấp cao nhất, từ thể chế hóa quy định pháp luật, huy động nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp đường sắt và các quyết định đưa ra đều có tầm nhìn lên đến hàng trăm năm.

Huy động tối đa nguồn lực, rút gọn thủ tục

Chiều 7/10, trong khuôn khổ phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đã báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cùng với nhiều vấn đề quan trọng, báo cáo cho biết, cử tri và nhân dân đồng tình, ủng hộ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Cùng ngày, Thường trực Chính phủ ban hành kết luận tại cuộc họp về dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT quyết tâm, nỗ lực, huy động cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm, tập trung hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư dự án.

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ KH&ĐT, Hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 10/10/2024.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/lam-duong-sat-toc-do-cao-cu-hich-phat-trien-kinh-te-192241007222028472.htm

Cùng chủ đề

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị quyết định phê duyệt thông tin dự án và thống nhất tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị – Huế và ngược lại. Đáng chú ý, tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị – Huế (tuyến số 11) này có cự ly...

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Theo dự kiến, chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, trước khi trình Quốc hội vào ngày 13/11 tới. Phấn đấu hoàn thành trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, điểm đầu tuyến tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài khoảng 1.541 km. Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố....

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền TrungPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1281/QĐ-TTg ngày 29/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng...

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam

Ngày 21/10 vừa qua, ngành đường sắt Việt Nam kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống. Mốc lịch sử được tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tàu hỏa hơi nước từ Hải Phòng về Hà Nội, sau chuyến thăm Pháp kéo dài 5 tháng (21/10/1946). Điểm khởi đầu của ngành hỏa xa Việt Nam còn lâu hơn nữa, tính từ thời điểm thực dân Pháp hoàn thành tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1885. Là một...

Đón thập kỷ của đường sắt, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ USD

Đón “thập kỷ” của đường sắt, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ USDTheo kế hoạch, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ Dự thảo Tờ trình gửi Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng Thẩm định nhà nước. Mốc tiến độ trên là bắt buộc phải hoàn thành để...

Cùng tác giả

Giá vàng đảo chiều tăng, người dân Thủ đô vẫn đổ xô bán vàng

Người dân ‘đổ xô’ đi bán vàng vì sợ lỗ Sáng 8/11, giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn trơn 99,99 đồng loạt tăng gần 2 triệu đồng mỗi lượng sau khi lao dốc tới 6 triệu đồng vào ngày hôm qua. Vàng thế giới cũng lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce. Cụ thể, theo khảo sát lúc 14h ngày 8/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra...

Nóng bỏng cuộc đua ở tốp đầu, HAGL có ‘vượt cạn’ thành công?

3 điểm dễ dàng cho CLB CAHN, Bình Dương và Thanh Hóa? Trận cầu tâm điểm của vòng 7 sẽ diễn ra lúc 17 giờ ngày 9.11 trên sân Pleiku giữa HAGL và CLB CAHN. Nếu trận đấu này diễn ra sớm hơn 1 hoặc 2 vòng đấu, đây có thể là cuộc đối đầu cân sức nhưng ở thời điểm này, thầy trò HLV Alexandre Polking được đánh giá cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân là ở vòng 6,...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

08/11/2024 | 12:10 TPO – Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận...

Phản biện xã hội dự thảo nghị quyết về sử dụng tài sản công

Nghị quyết này quy định chi tiết các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024 về việc sử dụng tài sản...

Phản biện xã hội nghị quyết về sử dụng tài sản công

Nghị quyết này quy định chi tiết các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024 về việc sử dụng tài sản...

Cùng chuyên mục

Giá vàng đảo chiều tăng, người dân Thủ đô vẫn đổ xô bán vàng

Người dân ‘đổ xô’ đi bán vàng vì sợ lỗ Sáng 8/11, giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn trơn 99,99 đồng loạt tăng gần 2 triệu đồng mỗi lượng sau khi lao dốc tới 6 triệu đồng vào ngày hôm qua. Vàng thế giới cũng lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce. Cụ thể, theo khảo sát lúc 14h ngày 8/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra...

Nóng bỏng cuộc đua ở tốp đầu, HAGL có ‘vượt cạn’ thành công?

3 điểm dễ dàng cho CLB CAHN, Bình Dương và Thanh Hóa? Trận cầu tâm điểm của vòng 7 sẽ diễn ra lúc 17 giờ ngày 9.11 trên sân Pleiku giữa HAGL và CLB CAHN. Nếu trận đấu này diễn ra sớm hơn 1 hoặc 2 vòng đấu, đây có thể là cuộc đối đầu cân sức nhưng ở thời điểm này, thầy trò HLV Alexandre Polking được đánh giá cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân là ở vòng 6,...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

08/11/2024 | 12:10 TPO – Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận...

Phản biện xã hội nghị quyết về sử dụng tài sản công

Nghị quyết này quy định chi tiết các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024 về việc sử dụng tài sản...

Phản biện xã hội dự thảo nghị quyết về sử dụng tài sản công

Nghị quyết này quy định chi tiết các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024 về việc sử dụng tài sản...

Thúc đẩy hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina ngày càng thiết thực, hiệu quả

Cảm ơn Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh dành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết, 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước...

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị quyết định phê duyệt thông tin dự án và thống nhất tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị – Huế và ngược lại. Đáng chú ý, tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị – Huế (tuyến số 11) này có cự ly...

Viglacera tham luận tại phiên Khai mạc sự kiện Kết nối Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo tại Việt Nam 2024 – Tổng...

Không chỉ tham gia tích cực vào các Tọa đàm chuyên đề sâu như Diễn đàn Công nghệ Ngành Xây dựng, Viglacera còn tham gia Phiên tham luận tại phiên Khai mạc chính thức. Ngay trước thời khắc bước vào buổi lễ chính thức, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã tới thăm và lắng nghe ông Quách Hữu Thuận, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viglacera giới thiệu Gian hàng lịch...

“Chải” Long Vũ bảnh bao, Khánh Ly rạng rỡ trên thảm đỏ LHP Quốc tế Hà Nội

Tối 7/11, LHP Quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF 2024) đã chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.  HANIFF 2024 với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo – Cất cánh” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) chủ trì phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao, giàu tính...

Cơ sở thực tiễn để đưa phân bón quay về đối tượng chịu thuế GTGT 5%

Việc áp thuế GTGT 5% giúp chủ động đảm bảo phát triển nguồn cung phân bón cho nông nghiệp từ sản xuất nội địa. Trước khi triển khai thực hiện Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật số 71) các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng thuế suất GTGT 5%. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Từ ngày 1/1/2015, Luật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất