Powered by Techcity

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

“Câu chuyện phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là câu chuyện dài hạn”, đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam; tại Hội thảo Phát triển bền vững năm 2024, do báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, tại Hà Nội.

Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam, chủ đề của phiên thứ 2 Hội thảo là “Dẫn đầu xu thế/ Taking the Lead”; chúng ta nói về dẫn đầu xu thế, tuy nhiên mỗi công ty khi quyết tâm thực hiện cam kết về phát triển bền vững của mình, thực ra không đặt ra mục tiêu là dẫn đầu xu thế.

“Việc phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên và nói là chúng tôi đang làm cái này, cái kia; mà thực sự nó là bài toán về đầu tư, về tối ưu hóa nguồn lực, về hiệu quả. Và quan trọng ở đây là mỗi doanh nghiệp sẽ xác định ra là vấn đề mà mình đang muốn giải quyết và ưu tiên của mình là gì, chứ không phải xu thế hiện nay là gì? Những doanh nghiệp được lựa chọn ngồi ở đây hôm nay, khi được gọi là doanh nghiệp dẫn đầu xu thế, doanh nghiệp tiên phong thì đây là một bảo chứng cho việc chúng ta đã chọn đúng, con đường chúng ta đi đã hiệu quả trong một giới hạn nào đó. Nhưng ngay từ đầu, không doanh nghiệp  nào đặt vấn đề việc đầu tư và phát triển bền vững của mình để dẫn đầu xu thế nào đó”, bà Lê Thị Hoài Thương, nhấn mạnh.

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

Cũng theo bà Lê Thị Hoài Thương, trong hội thảo lần này, nhiều diễn giả đã đề cập tới những vấn đề về tài chính, về những ngành hàng đòi hỏi đầu tư lớn như là bất động sản, khai khoáng, hay vấn đề đang rất nóng bây giờ là thương mại điện tử; nhưng ngược lại, cũng có nhiều diễn giả quan tâm tới câu chuyện phát triển bền vững, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phải làm sao để mang tính bao trùm, không ai bị bỏ lại phía; đây thực sự là 1 thách thức lớn.

“Có một điểm tự hào rất tự hào của Nestle là chúng tôi thực hiện được cam kết và kế hoạch của mình từ rất sớm, ví như chúng tôi làm việc với người nông dân trồng cà phê để thực hiện cam kết thu mua có trách nhiệm. Từ những năm 2010-2011, chúng tôi đã thực hiện hoạt động này và đây là một cam kết dài hơi của Nestle, sẽ kéo dài cho tới năm 2025 và cho tới năm 2030.

Và câu chuyện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cũng được đặt ra từ rất sớm, khi mà Việt Nam còn chưa có những xu thế, từ ngữ về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Vậy việc chúng tôi tiếp cận người nông dân ở đây, nó giải quyết vấn đề gì? Vấn đề là, đối với một công ty thực phẩm, nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, làm sao để có được nguồn nguyên liệu dài hạn, ổn định, đảm bảo chất lượng và đáp ứng được những tiêu chí về môi trường,  giờ đây là thêm các tiêu chí về phác thải.

Nestle không chỉ thu mua để sản xuất ở thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu đi, ví như sang các nước châu Âu; nếu chúng ta không có những chuẩn bị sớm thì khi các quy định ban hành, các chuỗi giá trị của chúng ta sẽ gặp khó khăn và đứt gãy. Như vậy, câu chuyện về hiệu quả của đầu tư, về tối ưu của nguồn lực, phải tính cả quá trình dài hạn mười mấy năm; chứ không phải 1 năm chúng ta đầu tư”, bà Lê Thị Hoài Thương phân tích.

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

“Trong vấn đề này, chúng tôi tiếp cận theo hướng người nông dân là trọng tâm. Khi mà người nông dân có thay đổi về ý thức thì sẽ dẫn tới thay đổi về hành vi, và họ sẽ có những thực hành về nông nghiệp bền vững trên cánh đồng của mình.

Câu chuyện chuyển đổi số hỗ trợ gì cho câu chuyện chuyển đổi xanh của người nông dân? Khi chúng ta tiếp cận với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hay những người nông dân… từ rất sớm, thì kết quả là bây giờ nông dân thực hành rất là tốt và chúng tôi có thể tự hào gọi là nông dân doanh nhân. Người nông dân giờ đây đã biết dụng những app mà chúng tôi đã phối hợp với các bên, các tổ chức nghiên cứu, và nông dân phát triển lên những hệ thống gọi là nhật ký nông hội. Trên các app này, họ sẽ chuyển đổi tất cả những ghi chép hằng ngày, từ thu chi, từ đầu ra đầu vào…

Đồng thời, việc đầu tiên là phải chứng minh cho người nông dân thấy là việc chuyển đổi này đem lại lợi nhuận cho họ đầu tiên: Họ giảm được lượng nước đầu vào, họ giảm được phân bón đầu vào, họ tăng được năng suất, họ giảm đầu tư và họ tối ưu hóa được lợi nhuận…. Việc đó mới thuyết phục được nông dân thay đổi hành vì, chứ nếu chúng ta chỉ nói những thứ rất xa vời, thì không bao giờ người nông dân có thể thay đổi được hành vi, để đồng hành cùng chúng ta.

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

Khi đã đầu tư một cách bài bản và dài hạn như thế, thì đến giai đoạn tiếp theo, các yêu cầu càng ngày càng cao hơn, ví dụ như trong áp dụng UDA chẳng hạn, khi chúng ta xuất khẩu sang thị trường châu Âu, chúng ta phải chứng minh về truy xuất nguồn gốc, chúng ta phải chứng minh được câu chuyện là cà phê này canh tác trên mảnh đất mà không có gây phá rừng, mất rừng… Việc áp dụng chuyển đổi số từ rất sớm giúp cho người nông dân họ rất tự tin vào việc tôi có thể chứng minh là nguồn gốc sản phẩm như thế này, và từng bước một, và khi kể cả sau đó khi tính toán những phác thải trên mỗi kg cà phê sản xuất ra tại Việt Nam, xuất khẩu sang các thị trường khó tính, thì đó cũng là một công cụ để người nông dân có thể áp dụng ngay từ đầu và hỗ trợ cho người nông dân và qua đó, trên cơ sở giá trị chung. Có nghĩa là nhà sản xuất như Nestle cũng có lợi khi có được nguồn nguyên liệu bền vững, ổn định và phác thải thấp. Người nông dân cũng có lợi khi có thể chủ động hơn, họ có thể đón được những xu hướng, những yêu cầu khắt khe hơn ở những thị trường khó tính. Và bây giờ thì chúng ta cũng nhìn thấy những vị thế của cà phê Việt Nam rất là tốt.

Tức là chúng ta phải nhìn vấn đề của chúng ta là gì, chúng ta tiếp cận nó như thế nào, và chúng ta phải luôn có sự đồng hành, hợp tác với các nhà khoa học, với cơ quan quản lý Nhà nước, với người trực tiếp thực hiện ở đây là những người nông dân và các nhà sản xuất. Khi chúng ta có sự tiếp cận đồng bộ như vậy, thì nó sẽ… có thể như chúng ta nói ở đây ngày hôm nay, nó tạo nên một xu thế và những người tiếp cận từ đầu thì sẽ là những người tiên phong. Nhưng mà từ đầu thì chúng ta không có đặt vấn đề là chúng ta cần tạo một xu hướng mà là nó đang giải quyết vấn đề gì của tất cả các bên.

Cam kết và mục tiêu phát triển bền vững có thành công hay không là khi mà chuỗi nó cùng có sự đồng bộ, cùng có sự phối hợp và nó cùng có sự phát triển.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phải bắt đầu từ tư duy người đứng đầu, từ tổ chức, từ công nghệ.  Là doanh nghiệp có một chuỗi cung ứng rất rộng, đầu tiên với bản thân Nestle phải có những tiêu chí, định hướng về quản trị, các cam kết về xã hội và môi trường rất là rõ ràng, minh bạch và phải có những công bố do bên thứ 3 kiểm chứng; thì mới có thể làm việc với các đối tác được.

Tiếp đến, với các nhà cung cấp trực tiếp, thì chúng tôi có những quy tắc, quy chuẩn hành động cùng với nhau trong chuỗi cung ứng đấy. Khi đồng ý tham gia vào chuỗi cung ứng của Nestle, các nhà cung cấp cũng phải đáp ứng được những quy chuẩn, tiêu chuẩn này.  Xa hơn là những nhà cung ứng thứ cấp, thì cũng có những cam kết có thể đánh giá, kiểm soát được.

“Và khi mà chúng ta đưa một hệ thống rõ ràng, minh bạch, có thể đo đếm được, giám sát được, thì chúng ta mới có thể đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng có thể vận hành cùng với nhau. Và quay lại câu chuyện về thông tin, nâng cao nhận thức, truyền thông… Tháng 4 năm nay, chúng tôi phối hợp cùng Bộ TNMT, Bộ GTVT, Bộ CT, Hội đồng DN phát triển bền vững tổ chức buổi vừa là tham vấn, vừa là tập huấn, vừa là trao đổi chính sách và chuẩn bị cho những nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng của chúng tôi, cũng như các nhà vận tải về các quy định mới cũng như trong tương lai tại Việt Nam, liên quan đến vấn đề phát thải, vấn đề cung ứng bền vững, logistics bền vững, để các nhà cung ứng của Nestle có cùng 1 mặt bằng về vấn đề nhận thức, về vấn đề chuẩn bị cho kế hoạch chuyển đổi.

Về vấn đề trong chuỗi cung ứng thì ví dụ như trong chuỗi lao động, thì chúng tôi làm việc với Tổ chức lao động Quốc tế ILO để có những đánh giá ở VN, trên lĩnh vực canh tác cà phê.

Trong chuỗi cung ứng, chúng tôi có một cam kết về bao bì bền vững, vì vậy đối với những nhà tái chế của Nestle, và xa hơn là các nhà cung cấp thứ cấp là những nhà thu gom, thì cũng phải có những tiêu chuẩn về môi trường như thế nào với việc thu gom rác thải… Chúng tôi đã làm việc với một số tổ chức để đảm bảo các nhà cung ứng trước tiếp và các nhà cung cấp thứ cấp có cam kết mà có thể giám sát, kiểm chứng được”.

Nguồn: https://baotintuc.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/chuyen-doixanh-chuyen-doi-so-khong-phai-trang-suc-lap-lanh-de-cac-cong-ty-khoac-len-20241112145628271.htm

Cùng chủ đề

Kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp vì tương lai xanh ở Việt Nam

Những thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự đổi mới trong mọi lĩnh vực tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy, trao đổi của các chuyên gia nhằm xây dựng môi trường hợp tác, kết nối các nhà nghiên cứu và nhà sáng tạo để khám phá các giải pháp xanh mới nhất, cùng đóng góp vào sự phát...

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW

Kinh tế tập thể (KTTT) là thành phần kinh tế quan trọng. Phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu thiết thực và tạo điều kiện cho...

Ứng dụng công nghệ số giúp phụ nữ cân bằng phát triển kinh doanh và việc chăm sóc không lương

Chiều 22/11, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam) phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Tọa đàm “Nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển...

Chuyển đổi số là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Đó là ý kiến của hầu hết doanh nghiệp tại các phiên chuyên đề của Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2 với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”, được tổ chức tại tỉnh Bình Dương vào chiều 14/11. Tại 3 phiên chuyên đề diễn ra vào chiều 14/11, các...

Những sản phẩm tái sử dụng đặc sắc tại Triển lãm Doanh nghiệp xanh 2024

15 doanh nghiệp tiên phong đổi mới đang tham gia trưng bày các giải pháp bền vững tại Đại học RMIT cơ sở Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các gian hàng triển lãm cũng thể hiện cam...

Cùng tác giả

Mô hình khu phố thương mại lần đầu tiên hiện diện tại Móng Cái

Mô hình khu phố thương mại lần đầu tiên hiện diện tại Móng CáiNgày 24/12/2024, tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) diễn ra sự kiện khai trương Trung tâm Giao thương Quốc tế trong lòng Vinhomes Golden Avenue, đánh dấu lần đầu tiên mô hình bán lẻ khu phố thương mại xuất hiện tại khu vực biên giới thị trường tỷ dân. Không chỉ mang đến những tiện ích đỉnh cao cho cư dân, nơi đây còn hứa hẹn...

Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu là nghĩ tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu vực trưng bày các sản phẩm nông nghiệp – Ảnh: C.TUỆ Chiều 27-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Nông nghiệp xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 bên cạnh những thách thức, biến...

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba luật mới về bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường còn chứng kiến những biến động chưa từng có của phân khúc chung cư và đất đấu giá… Quốc hội thông qua bộ ba luật về bất động sản Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai,...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Cần thiết ban hành sửa đổi Luật Giáo dục đại học, hướng tới kỉ nguyên công nghệ cao

Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc rà soát, sửa đổi Luật giáo dục đại học 2018.   GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ Đánh giá cao Luật số 34 như một luồng gió mới với nhiều thành công lớn trong chuyển đổi cơ cấu chương trình...

Cùng chuyên mục

Mô hình khu phố thương mại lần đầu tiên hiện diện tại Móng Cái

Mô hình khu phố thương mại lần đầu tiên hiện diện tại Móng CáiNgày 24/12/2024, tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) diễn ra sự kiện khai trương Trung tâm Giao thương Quốc tế trong lòng Vinhomes Golden Avenue, đánh dấu lần đầu tiên mô hình bán lẻ khu phố thương mại xuất hiện tại khu vực biên giới thị trường tỷ dân. Không chỉ mang đến những tiện ích đỉnh cao cho cư dân, nơi đây còn hứa hẹn...

Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu là nghĩ tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu vực trưng bày các sản phẩm nông nghiệp – Ảnh: C.TUỆ Chiều 27-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Nông nghiệp xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 bên cạnh những thách thức, biến...

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba luật mới về bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường còn chứng kiến những biến động chưa từng có của phân khúc chung cư và đất đấu giá… Quốc hội thông qua bộ ba luật về bất động sản Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai,...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Cần thiết ban hành sửa đổi Luật Giáo dục đại học, hướng tới kỉ nguyên công nghệ cao

Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc rà soát, sửa đổi Luật giáo dục đại học 2018.   GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ Đánh giá cao Luật số 34 như một luồng gió mới với nhiều thành công lớn trong chuyển đổi cơ cấu chương trình...

Động lực mới cho quan hệ Việt Nam

Trên tinh thần quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia đã tạo điều kiện cho ngoại kiều nói chung, trong đó có người...

Nguyễn Thị Oanh dự giải bán marathon Quốc tế Việt Nam 2025

Sự kiện âm nhạc “Countdown Party 2025 – Sống trọn khoảnh khắc” diễn ra từ tối 31/12/2024 đến 0h30 sáng 01/01/2025 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục bên Hồ Hoàn Kiếm. Giải Bán Marathon Quốc tế Việt Nam 2025 (Herbalife – Vietnam International Half Marathon 2025) sẽ xuất phát từ 04h30 sáng 01/01/2025 tại Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Thiền Quang. Giải năm nay thu hút 5000 vận động viên tham dự, trong đó có nhiều ngôi sao của...

Tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh ‘tố’ tát vào mặt, kéo lê học sinh

Trường tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội – nơi xảy ra sự việc trong phản ánh – Ảnh: NGUYÊN BẢO Tối 26-12, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng và cho biết con chị là K., học sinh lớp 3 Trường tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội), bị cô giáo “tác động vật lý” vào mặt, tay, cổ trong giờ học giáo dục thể chất. Phụ huynh nói con bị cô giáo...

Đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận về chủ trương tinh gọn bộ máy

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng đề nghị, thời gian tới, Thành ủy, các cấp ủy Đảng của thành phố nghiêm túc triển khai công tác dân...

Dương Diệu Linh: Giải thưởng LHP Venice không quan trọng bằng việc có khán giả

ZaloFacebookTwitterLưu bài viếtBản inCopy link Trở về từ Liên hoan Phim Venice năm 2024 với một giải cho phim hay nhất, một giải cho phim sáng tạo nhất, Dương Diệu Linh và đoàn phim “Mưa trên cánh bướm” đang trong những ngày quảng bá phim (cinetour) tại Hà Nội trước ngày công chiếu. “Mưa trên cánh bướm” (Don’t Cry Butterfly) kể câu chuyện trớ trêu về một bà nội trợ tuổi trung niên tên Tâm (Tú Oanh), có chồng ngoại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất