Powered by Techcity

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”!


img7021-1721093004452365375132.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và đại diện các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự.

Nơi giải ngân tốt, nơi chưa

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò quan trọng của đầu tư, trong đó có đầu tư công. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 5 tổ công tác của Thủ tướng và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương, cơ quan, lĩnh vực đạt kết quả tích cực, kết quả giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 so với yêu cầu đặt ra và số vốn được giao vẫn thấp. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đại biểu thảo luận, làm rõ cả những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan, những vướng mắc, “điểm nghẽn”; xác định các giải pháp, nhiệm vụ để phấn đấu giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn đã giao.

o-chinh-2.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo kết quả triển khai đầu tư công năm 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Báo cáo tình hình giải ngân, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu, tỷ lệ giải ngân chung của cả nước 6 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 29,39%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (30,49%). Bên cạnh 11/44 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước, số bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân dưới trung bình cả nước còn cao (33 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương)…

“Tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng và các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn thấp…

Nguyên nhân vẫn là công tác tổ chức thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập. Cùng mặt bằng pháp lý, có bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có những bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện chưa tốt. Trong một số thời điểm, tại một số dự án, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa rõ nét”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu.

Nhằm đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thường trực Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; lấy dự án 500kV mạch 3 làm hình mẫu điển hình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện các dự án.

Dưới sự điều hành của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội…, là những đơn vị giải ngân dưới mức bình quân cả nước, báo cáo lý do, các khó khăn, vướng mắc, đồng thời nêu giải pháp, cam kết về tiến độ thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các tỉnh Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thanh Hoá… chia sẻ kinh nghiệm, cách thức thực hiện đạt tỷ lệ giải ngân cao.

” 5 quyết tâm, 5 bảo đảm”

img7027-17210930039631649966732.jpg
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị tại hội nghị, trên cơ sở đó Thủ tướng sẽ giao việc cho từng bộ, ngành trên tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ kết quả”.

Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương 11 bộ, 35 địa phương cùng nhiều tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng phê bình nghiêm khắc các đơn vị chưa thực hiện tốt công tác giải ngân đầu tư công.

“Cần xác định đây là khuyết điểm, gây ảnh hưởng, lãng phí đến nguồn đầu tư công, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng lưu ý công tác giải ngân vốn đầu tư công cần thiết lập các khâu quản lý chuyên nghiệp, phân cấp, phân quyền rõ ràng, tăng cường kiểm tra. Các địa phương phối hợp chủ đầu tư, hu8y động cả hệ thống chính trị vào cuộc; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phản ứng chính sách kịp thời khi phát sinh vướng mắc.

img7022-17210930043911581646248.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian còn lại của năm 2024, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 5 “quyết tâm”: Giữ vững kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo từ các cấp, chống tiêu cực, lãng phí, đẩy lùi tiêu cực; giải phóng mặt bằng kịp tiến độ, bàn giao cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh hiệu quả và đề cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết vướng mắc đột xuất, bất ngờ; đổi mới phương pháp, cách làm, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và phải xác định “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm và rõ kết quả” và bám sát thực tiễn, tháo gỡ thể chế, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các quy định, tập trung khắc phục bằng được tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai, lòng vòng…

Đồng thời, Thủ tướng nêu 5 “bảo đảm”: Chủ động nguyên vật liệu, điều kiện cần thiết cho các dự án; bảo đảm nhân lực đủ năng lực, đủ tâm, đủ tầm, có trách nhiệm thực hiện các công trình, dự án, nhất là dự án lớn, trọng điểm quốc gia; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng và tái định cư, ổn định công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân, bảo đảm cuộc sống cho người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; bảo đảm quản lý đúng quy định, không kéo dài, đội vốn, gây thất thoát nguồn vốn nhà nước và bảo đảm tiến độ kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động theo mục tiêu, kế hoạch đặt ra.

Với số vốn chưa phân bổ được, Thủ tướng Chính phủ lưu ý sẽ nghiên cứu chuyển đổi cho các dự án đủ điều kiện, không để lãng phí nguồn lực.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, cá thể hoá trách nhiệm, thường xuyên rà soát, tháo gỡ, xử lý có hiệu quả các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn; phòng chống lãng phí, tiêu cực, giảm thủ tục hành chính, xoá bỏ cơ chế xin – cho…



Nguồn: https://hanoimoi.vn/thuc-day-dau-tu-cong-chi-ban-lam-khong-ban-lui-672194.html

Cùng chủ đề

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 22/11/2014...

Đà Lạt sẽ đẳng cấp, sang trọng hơn nhờ công nghiệp văn hóa

Phiên thảo luận “Phát triển du lịch xanh tại Đà Lạt – Ảnh: QUANG ĐỊNH Nằm trong chương trình Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương” do UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP Đà Lạt, ngày 18-12, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà làm...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về của địa phương, phát...

485.000 đảng viên Hà Nội sinh hoạt chuyên đề “Kỷ nguyên mới

Ban Tuyên giáo Thành ủy vừa có báo cáo kết quả triển khai đợt sinh hoạt chính trị tháng 12-2024 nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư...

Miền Bắc tiếp đà tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (18/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự đà tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 18/12/2024: Biến động giá ở khu vực miền Bắc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 64.000 – 66.000 đồng/kg. Lào Cai và Ninh Bình có giá giao dịch thấp nhất khu vực...

Cùng tác giả

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 22/11/2014...

Đà Lạt sẽ đẳng cấp, sang trọng hơn nhờ công nghiệp văn hóa

Phiên thảo luận “Phát triển du lịch xanh tại Đà Lạt – Ảnh: QUANG ĐỊNH Nằm trong chương trình Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương” do UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP Đà Lạt, ngày 18-12, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà làm...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về của địa phương, phát...

485.000 đảng viên Hà Nội sinh hoạt chuyên đề “Kỷ nguyên mới

Ban Tuyên giáo Thành ủy vừa có báo cáo kết quả triển khai đợt sinh hoạt chính trị tháng 12-2024 nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư...

Miền Bắc tiếp đà tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (18/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự đà tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 18/12/2024: Biến động giá ở khu vực miền Bắc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 64.000 – 66.000 đồng/kg. Lào Cai và Ninh Bình có giá giao dịch thấp nhất khu vực...

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Hình thành, phát triển cả về quy mô và chất lượng cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để đạt được con số này, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để "tiếp sức" cho cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trở thành "đầu tàu" của ngành công nghiệp hỗ trợ Vừa qua, gần 250 gian hàng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước và nước ngoài...

Cục Thuế Hà Nội hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách 6 tháng đầu năm

Cục Thuế thành phố Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện thí điểm quản lý thuế thương mại điện tử trên địa bàn quận... Tổng số thu từ hoạt động thương mại điện tử 6...

Cục Thuế Hà Nội đẩy mạnh hiện đại hóa ngành Thuế, xây dựng “cơ quan thuế số”

Cục Thuế thành phố Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện thí điểm quản lý thuế thương mại điện tử trên địa bàn quận... Tổng số thu từ hoạt động thương mại điện tử 6...

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại công ty viễn thông Metfone

Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao công ty đã có chính sách đồng hành cùng Chính phủ Campuchia triển khai Chính phủ điện tử khi phổ cập dịch vụ viễn thông, tiên phong hỗ trợ chuyển đổi...

Vốn tín dụng chính sách đạt hơn 15.900 tỷ đồng

Ngày 12-7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024.Theo Phó Giám đốc Chi nhánh Đào Sỹ Hải,...

Hà Nội triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Tham dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn; Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã...

Quận Tây Hồ thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 59% dự toán

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thu Hằng cho biết: HĐND quận sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -...

Thông qua hai nghị quyết về điều chỉnh đầu tư công và các dự án sử dụng vốn đầu tư công

Trước đó, tại phiên khai mạc kỳ họp (ngày 1-7), Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân đã trình bày tờ trình điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc

* Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với ông Jeong Cheol-dong - Giám đốc điều hành LG Display và các lãnh đạo của Tập đoàn LG - tập đoàn công nghiệp đa quốc gia của...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm 30 năm Vietnam Airlines mở đường bay thẳng tới Hàn Quốc

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất