Powered by Techcity

“Chạm” vào quá khứ ở Sukhothai


du-thai.jpg
Khung cảnh bình yên ở chùa Mahathat.

“Cái nôi” của văn hóa Thái

Sukhothai từng là một phần của đế chế Khmer nhưng đã tách ra thành một vương quốc độc lập vào năm 1238. Dù chỉ tồn tại trong vòng 2 thế kỷ (1238 – 1438), nhưng vương quốc Sukhothai đã để lại nhiều dấu ấn bằng nền văn minh rực rỡ, được biết đến với di sản ngôn ngữ, sự phát triển của Phật giáo và bản sắc văn hóa độc đáo được kế thừa cho tới nay.

Cố đô cùng tên của vương quốc Sukhothai nằm tại xã Muang Kao, cách thành phố Sukhothai ngày nay khoảng 12km. Nơi đây đã trở thành Công viên lịch sử và là Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1991. Đến đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng gần 200 ngôi chùa với kiến trúc điển hình, đại diện cho văn hóa của xứ sở Chùa Tháp như Mahathat, Phra Pai Luang, Si Chum hay Sorasak… Mỗi ngôi chùa đều mang những nét kiến trúc độc đáo riêng có như một tác phẩm nghệ thuật “độc bản” được tạo ra bởi sự hòa hợp giữa con người, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng.

Mahathat là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở Sukhothai, được bao quanh bởi 185 bảo tháp và 6 phòng cầu nguyện với các kích thước khác nhau. Tòa bảo tháp chính nằm ở vị trí trung tâm, được xây dựng theo phong cách đặc trưng của Sukhothai. Đến với chùa Si Chum, du khách sẽ bị ấn tượng bởi pho tượng Phật ngồi cao 15m, được dựng vào thế kỷ XIV. Thần thái uy nghiêm và kích thước lớn của pho tượng cho thấy sự vĩ đại của người xưa khi làm nên một tác phẩm sinh động trong điều kiện kỹ thuật, công nghệ thiếu thốn. Còn ngôi chùa Sorasak lại nổi tiếng với tòa bảo tháp được bảo vệ bởi 24 con voi bằng đá được chạm khắc tinh xảo nhô ra từ phần đế. Voi được coi là “người bảo vệ” trong Phật giáo, và các vị vua xưa thường nuôi voi trắng để thể hiện quyền lực cùng sự giàu có.

Cùng với Sukhothai, hai thị trấn Si Satchanalai và Kamphaeng Phet là các thị trấn cổ của vương quốc Sukhothai xưa. Nếu như Sukhothai là thủ đô chính trị và hành chính, Si Satchanalai là trung tâm tâm linh và trung tâm xuất khẩu gốm sứ, thì thị trấn Kamphaeng Phet là trung tâm quân sự quan trọng, bảo vệ vương quốc khỏi giặc ngoại xâm.

Cả ba thị trấn này cũng tự hào về những di tích và các tác phẩm điêu khắc hoành tráng, minh chứng cho sự khởi đầu của kiến trúc và nghệ thuật Thái Lan, được đặt tên là “phong cách Sukhothai”. Bên cạnh đó, những dòng chữ khắc đá được tìm thấy tại các di tích đã cho thấy sự hình thành sớm nhất của chữ viết Thái Lan bắt nguồn từ lịch sử phát triển của vương quốc Sukhothai. Không những vậy, Sukhothai còn có nền kinh tế phát triển dựa trên việc sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu công nghiệp, đặc biệt là gốm sứ chất lượng cao. Những điều kiện thuận lợi này đã đưa Sukhothai trở thành một quốc gia thịnh vượng, được biết đến với tên gọi: “Bình minh của hạnh phúc”.

Những trải nghiệm độc đáo

Để khám phá Công viên lịch sử và khu vực quanh cổ trấn Sukhothai một cách trọn vẹn, du khách có thể chọn cách đi xe đạp, xe điện hoặc thuê một chiếc samlor (tuk-tuk) bởi nơi đây hạn chế ô tô. Công viên lịch sử Sukhothai được chia thành các khu vực khác nhau. Ngoài những điểm nổi bật như chùa Mahathat hay Si Chum, một chuyến đạp xe thú vị sẽ đưa bạn đến với chùa Saphan Hin – nơi có pho tượng Phật đứng khổng lồ tọa lạc trên một ngọn đồi nhìn ra vùng nông thôn Sukhothai. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn ngắm khung cảnh làng quê yên bình đẹp như bức họa, hoặc đắm mình trong ánh hoàng hôn rực rỡ, nhìn mặt trời từ từ lặn xuống sau các bức tượng Phật và các tòa bảo tháp.

Để có cái nhìn tổng quan về lịch sử của Sukhothai, du khách đừng bỏ qua Bảo tàng quốc gia Ramkhamhaeng nằm ngay gần lối vào của Công viên lịch sử Sukhothai. Bảo tàng là nơi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của vua Ramkhamhaeng Đại đế (trị vì từ 1278 – 1298), người đã đưa vương quốc Sukhothai phát triển đến thời kỳ hoàng kim. Ngoài ra, ông còn được mệnh danh là “Cha đẻ của ngôn ngữ Thái Lan” bởi đã có công tạo ra bảng chữ cái tiếng Thái được sử dụng cho đến ngày nay.

Ngoài Công viên lịch sử Sukhothai, du khách nên ghé thăm Công viên lịch sử Si Satchanalai nằm trong thị trấn vệ tinh cùng tên. Đây cũng là quê hương của nghề gốm sứ nổi tiếng. Du khách có thể tham quan một số lò nung cổ tại đây để hiểu hơn về lịch sử nghề gốm và tận hưởng khung cảnh yên tĩnh bằng cách kết hợp nghỉ đêm tại làng Ban Na Ton Chan. Nằm cách thị trấn Si Satchanalai 10 dặm, ngôi làng đã giành được giải thưởng cho các sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng giúp bảo tồn các truyền thống, đồng thời cho phép khách du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương.

Đến Thái Lan, nhiều du khách luôn mong muốn được trải nghiệm hoạt động khất thực của các nhà sư. Hãy đặt báo thức và dậy thật sớm để chứng kiến cảnh các nhà sư xếp thành từng đoàn dài đi khất thực. Một trong những địa điểm tốt nhất để trải nghiệm là chùa Traphang Thong, nơi các tín đồ thường tập trung để bố thí cho các nhà sư.

Cuối cùng, để có buổi sáng trọn vẹn, sau khi xem lễ khất thực, du khách hãy hòa mình vào không khí sôi động của khu chợ truyền thống nằm liền kề với chùa Traphang Thong để thưởng thức ly cà phê và pa tong go (món ăn nhẹ giống bánh rán) hay thử món mì địa phương – kuay tiao Sukhothai và cảm nhận sự kết hợp tinh tế giữa mì gạo mỏng (sen lek), thịt lợn nướng, rau và một số nguyên liệu bổ sung như thịt lợn băm, đậu xanh, đậu phộng nướng, ớt đỏ nghiền, chanh tươi… Chắc chắn, các món ăn đa dạng về hương vị sẽ là một phần khiến du khách không thể quên khi tới với cố đô Sukhothai.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/cham-vao-qua-khu-o-sukhothai-690221.html

Cùng chủ đề

“Hạnh phúc là được mang tiếng hát phục vụ nhân dân”

- Thưa NSND Ngọc Khang, năm 1989, anh tham gia Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội lần thứ 2 và giành giải Nhất. Phải chăng đây là dấu ấn đầu tiên với âm nhạc và bước đầu định...

Ứng Hòa – miền di sản hấp dẫn

Điểm đến di sản hấp dẫn Khoảng 10 năm trước, làng nghề làm tăm hương ở thôn Cầu Bàu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) còn khá xa lạ với nhiều người dân và du khách. Thế nhưng...

Thị trường Tết Hà Nội xuất hiện ‘đào đông đỏ’ giá hàng trăm triệu đồng

Lần đầu tiên thị trường Tết ở Hà Nội đón “đào đông đỏ” nguyên cây, phục vụ người dân sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khoảng nửa tháng trở lại đây, gian hàng chợ Tết trên đường Phạm Hùng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bày bán “đào đông đỏ”, được nhập khẩu từ Hà Lan và Trung Quốc, với sắc đỏ rực rỡ, tăng thêm phần phong phú cho thị trường hoa Tết ở Thủ đô. Trung Nguyên/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/thi-truong-tet-ha-noi-xuat-hien-dao-dong-do-gia-hang-tram-trieu-dong-20250111182356672.htm

Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của Taekwondo Hà Nội

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Mai HoaNgày 12-1, tại đường Lê Đức Thọ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), Liên đoàn Taekwondo thành phố Hà Nội đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai...

Hoa anh đào Nhật Bản bung nở rực rỡ giữa lòng hồ trên núi

Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/hoa-anh-dao-nhat-ban-bung-no-ruc-ro-giua-long-ho-tren-nui-1448637.ldo

Cùng tác giả

“Hạnh phúc là được mang tiếng hát phục vụ nhân dân”

- Thưa NSND Ngọc Khang, năm 1989, anh tham gia Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội lần thứ 2 và giành giải Nhất. Phải chăng đây là dấu ấn đầu tiên với âm nhạc và bước đầu định...

Ứng Hòa – miền di sản hấp dẫn

Điểm đến di sản hấp dẫn Khoảng 10 năm trước, làng nghề làm tăm hương ở thôn Cầu Bàu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) còn khá xa lạ với nhiều người dân và du khách. Thế nhưng...

Thị trường Tết Hà Nội xuất hiện ‘đào đông đỏ’ giá hàng trăm triệu đồng

Lần đầu tiên thị trường Tết ở Hà Nội đón “đào đông đỏ” nguyên cây, phục vụ người dân sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khoảng nửa tháng trở lại đây, gian hàng chợ Tết trên đường Phạm Hùng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bày bán “đào đông đỏ”, được nhập khẩu từ Hà Lan và Trung Quốc, với sắc đỏ rực rỡ, tăng thêm phần phong phú cho thị trường hoa Tết ở Thủ đô. Trung Nguyên/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/thi-truong-tet-ha-noi-xuat-hien-dao-dong-do-gia-hang-tram-trieu-dong-20250111182356672.htm

Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của Taekwondo Hà Nội

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Mai HoaNgày 12-1, tại đường Lê Đức Thọ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), Liên đoàn Taekwondo thành phố Hà Nội đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai...

Hoa anh đào Nhật Bản bung nở rực rỡ giữa lòng hồ trên núi

Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/hoa-anh-dao-nhat-ban-bung-no-ruc-ro-giua-long-ho-tren-nui-1448637.ldo

Cùng chuyên mục

Ứng Hòa – miền di sản hấp dẫn

Điểm đến di sản hấp dẫn Khoảng 10 năm trước, làng nghề làm tăm hương ở thôn Cầu Bàu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) còn khá xa lạ với nhiều người dân và du khách. Thế nhưng...

Hà Nội nằm trong tốp 10 điểm đến thú vị trong dịp Tết Nguyên đán 2025 của Booking.com

1. Tìm về chốn bình yên với hoạt động cắm trại, chèo SUP tại Đà LạtThành phố Hồ Chí Minh - xếp vị trí thứ 5 trong các điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất. Thành phố Hồ Chí...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Số hóa di tích giúp quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch

Hà Nội đang trong lộ trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hóa di tích là một trong những ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch. Nhiệm vụ này đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành...

Du lịch Hà Nội khởi đầu ấn tượng từ đầu năm 2025

Tổng thu từ khách du lịch tại Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 ước đạt 594 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả khởi sắc ngày đầu năm mới là tiền đề để du lịch Hà Nội hướng tới mục tiêu cao hơn trong cả năm 2025. Ước tính kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch hạng 4-5 sao tại...

Đón khách nườm nượp, du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm 2025

Trong dịp Tết Dương lịch 2025, Hà Nội ước đón 160.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 594 tỉ đồng, tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đón năm mới 2025 tại Hà Nội. Ảnh: Tô Thế Theo Sở Du lịch Hà Nội, ước tính khoảng 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 28.400 lượt khách, tăng 67%. Khách du lịch nội địa ước đạt...

Làng hương Quảng Phú Cầu – điểm check in đắt khách mùa Tết

Ghé làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) ngày cận Tết, du khách có thể thấy các sân phơi tăm hương rực rỡ sắc màu. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Nam, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn một thế kỷ. Ngày nay, làng nghề làm tăm hương này đã trở thành một nơi lưu giữ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc...

Top 5 cung đường du xuân đẹp nhất phía Bắc

Du xuân Tây Bắc - vùng đất của sắc hoaVùng đất Tây Bắc khoác lên mình tấm áo hoa rực rỡ. Hoa đào hồng phấn, hoa mận trắng tô điểm khắp bản làng vùng cao. Hành trình du xuân...

Trôi giữa đôi bờ di sản trên dòng Danube

Từ dòng Seine trữ tình, sông Thames lịch lãm, đến dòng Rhine hùng vĩ hay những con kênh thơ mộng ở Amsterdam, mỗi cuộc hành trình là một trải nghiệm khám phá không giới hạn. Trong đó, chuyến du...

Tin nổi bật

Tin mới nhất