TPO – Nước thải sinh hoạt, sản xuất từ các khu dân cư vẫn đổ ra sông Đáy khiến dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối. Không những thế, do bồi lắng và cả tình trạng đổ chất thải lấn chiếm ven sông khiến lòng sông ngày càng thu hẹp.
Theo Sở TN&MT Hà Nội, sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn Sông Hồng. Bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và đổ ra Vịnh Bắc Bộ tại cửa Đáy (huyện Kim Sơn Ninh Bình). Sông Đáy có dòng chảy chính qua địa phận 9 quận/huyện của Hà Nội. |
Ghi nhận của Tiền Phong những ngày cuối tháng 12/2024 cho thấy, sông Đáy đoạn chảy qua các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai (Hà Nội) đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt thời gian gần đây không có mưa lớn, trong khi nước thải từ sinh hoạt, sản xuất vẫn xả ra dòng sông Đáy. |
Sông Đáy đoạn qua cầu 72 giáp ranh giữa huyện Quốc Oai và Hoài Đức nước đen kịt, rác từ trên bờ tràn xuống sông. |
Nước thải trong khu dân cư thuộc xã Cộng Hòa (huyện Quốc Oai) ra thẳng sông Đáy |
Dọc bờ sông Đáy thuộc xã Vân Côn (huyện Hoài Đức) người dân đổ đất đá, lấn chiếm dòng sông. |
Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội, chuyên đề môi trường nước do Sở TN&MT Hà Nội thực hiện cho thấy, chất lượng nước sông Đáy đã bị ô nhiễm bởi các thông số hữu cơ như: BOD5, COD, NH4+, PO43-. Trong đó, nồng độ chất ô nhiễm hầu như có xu hướng giảm từ thượng lưu xuống hạ lưu (ảnh: sông Đáy đoạn chảy qua xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai). |
Trước tình trạng ô nhiễm sông Đáy, thời gian qua cử tri Hà Nội đã nhiều lần đề nghị thành phố sớm có phương án “hồi sinh” dòng sông này. Trả lời kiến nghị của cử tri, UBND thành phố Hà Nội cho biết, Bộ NN&PTNT đã triển khai thực hiện Dự án “Nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Đáy TP. Hà Nội”. Quy mô dự án nạo vét từ Đập Đáy (huyện Đan Phượng) đến phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông với chiều dài tổng cộng 23km (ảnh: Sông Đáy đoạn tại xã Hát Môn, huyện Đan Phượng). |
Dự án được phân thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là nạo vét sông từ hạ lưu Đập Đáy đến K8+700 và xây dựng cầu Hiệp Thuận đã hoàn thành. Giai đoạn 2 (nạo vét từ K8+700 đến cầu Mai Lĩnh, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông với dài 14,4 km; xây dựng 6 cầu qua sông và nâng cấp 5 trạm bơm ven sông) hiện chưa cân đối được nguồn vốn nên chưa thể triển khai thực hiện (ảnh: Sông Đáy đoạn qua xã Hát Môn, huyện Đan Phượng). |
Nước thải tại một khu dân cư thuộc huyện Quốc Oai đổ ra sông Đáy |
UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm góp phần cải thiện ô nhiễm nguồn nước sông Đáy theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (ảnh: Sông Đáy đoạn chảy qua xã Hát Môn, huyện Đan Phượng). |
Một đường nước thải của khu dân cư thuộc huyện Quốc Oai đổ ra sông Đáy (ngay chân cầu sông Đáy). |
Người dân huyện Hoài Đức đổ trạc thải xây dựng lấn dòng sông Đáy. |
Để giảm ô nhiễm sông Đáy, UBND thành phố Hà Nội đã yêu các sở, ngành, đơn vị liên quan của thành phố đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế … trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước (ảnh: Người dân xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) lấn chiếm dòng sông Đáy). |