Powered by Techcity

Cải cách thể chế, hướng tới mục tiêu kinh tế Việt Nam đột phá hơn

Tiếp nối chuỗi 16 năm, mới đây, Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 – Phiên toàn thể mùa xuân 2025 đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự tham gia chỉ đạo nội dung của Ban kinh tế Trung ương, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).

Với chủ đề “Cải cách – kiến tạo kỷ nguyên tăng trưởng và thịnh vượng: Giải pháp đột phá đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”, các chuyên gia có mặt tại diễn đàn cùng thảo luận về các nội dung: Đánh giá 4 năm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025; Đưa ra dự báo, triển vọng tăng trưởng kinh tế, cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam năm 2025; Khuyến nghị chính sách làm tiền đề cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển bền vững.

Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, GDP quý 4/2024 đã tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cả năm 2024, GDP Việt Nam đã tăng ấn tượng với 7,09% so với năm ngoái, mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong 15 năm qua, cho thấy kinh tế đã có sự phục hồi rõ nét.

Dựa vào kết quả đó, tham dự và phát biểu tại diễn đàn, ông Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh, kết quả này đóng vai trò là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhiều nước ghi nhận mức tăng trưởng thấp. Đồng thời là tiền đề để chúng ta tập trung tăng trưởng hơn nữa, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững với hai con số.

Cải cách thể chế, hướng tới mục tiêu kinh tế Việt Nam đột phá hơn- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh 3 mục tiêu đột phá cho kinh tế Việt Nam năm 2025

Để đạt được điều này, Phó Thủ tướng cho rằng, kết quả đó đến từ sự nỗ lực, đột phá về hoàn thiện thể chế, pháp luật của Việt Nam trong thời gian vừa qua: Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư công, Luật quy hoạch, Luật Thuế, Luật Đất đai… Nhờ đó mà tháo gỡ, giải quyết được các điểm nghẽn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Vì vậy, mục tiêu tiếp theo trong năm nay, chắc chắn là tiếp tục sửa đổi luật tối ưu, tinh gọn và hiệu quả nhất, “tạo bước đột phá lớn hơn, mạnh hơn”.

Ngoài hoàn thiện thể chế, trong 3 giải pháp đột phá được Đại hội XIII của Đảng đề ra, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực cũng được Chính phủ tập trung thực hiện.

Theo đó, về phát triển cơ sở hạ tầng, Chính phủ đã dồn nguồn lực để đầu tư công. Cụ thể như bố trí vốn đầu tư công khoảng 800.000 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung vào các công trình trọng điểm như đường cao tốc, sân bay Long Thành, chuẩn bị triển khai các dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Trung Quốc nối về Hạ Long, Hải Phòng, Hà Nội,…

Bên cạnh đó là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng về điện (điện hạt nhân, năng lượng tái tạo), khu công nghiệp, kinh tế,…

Phát triển nguồn nhân lực từ công nghệ

Về phát triển nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang tập trung các giải pháp thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ nhất để theo kịp nhân lực chất lượng cao của thế giới. Bởi giữa xu hướng chuyển đổi kép: chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trên thế giới, thúc đẩy và làm chủ công nghệ là yếu tố cốt lõi và để đạt được điều này phải có nguồn nhân lực chất lượng cao và đột phá về công nghệ. 

Đây còn là giải pháp để làm thay đổi về bản chất của tăng trưởng trong thời gian tới: “Đó chính là tăng trưởng chất lượng cao, mạnh mẽ và bền vững, mà ở đây chính là chuyển sang kinh tế xanh, kinh tế số, cần nhận thức rõ nội hàm, bản chất để thúc đẩy những yếu tố nào nhằm đạt được mục tiêu này”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Cải cách thể chế, hướng tới mục tiêu kinh tế Việt Nam đột phá hơn- Ảnh 2.

PGS.TS Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, phát biểu tại diễn đàn

Cùng luận điểm này, PGS.TS Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, phát biểu, Khoa học công nghệ (KHCN) được Việt Nam xác định là động lực quan trọng để phát triển nguồn lực sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, đây là nền tảng phát triển của các ngành, lĩnh vực mới, nhất là trong xu hướng kinh tế xanh – số, xã hội số…

“Thực tế, pháp luật trong lĩnh vực KHCN liên quan đến mọi khía cạnh quản trị, quản lý, đời sống xã hội…, do đó cần phải rà soát, kiến nghị, sửa đổi bổ sung để đồng bộ các quy định liên quan như đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, tài chính,…”, ông Lê Quang Huy cho biết thêm.

Dựa vào những mục tiêu trên, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc kết luận, chúng ta đang cùng lúc thực hiện 2 cuộc cách mạng, gồm: cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị và cuộc cách mạng KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo bước chuyển mang tính đột phá, nâng cao hiệu quả, hiệu lực và chất lượng chung của nền kinh tế, để đuổi kịp, tiến cùng các nền kinh tế phát triển.

Song song đó là giải quyết những hạn chế, bất cập đã kéo dài trong nhiều năm, vì vậy, diễn đàn là cơ hội để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề đó. Từ đó, tạo tiền đề then chốt trong việc giúp Chính phủ và doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển bền vững, thích ứng với xu hướng mới của kinh tế thế giới.

Nguồn: https://pnvnweb.dev.cnnd.vn/3-muc-tieu-dot-pha-cho-kinh-te-viet-nam-nam-2025-20250108132155012.htm

Cùng chủ đề

Trẻ em gái đam mê trải nghiệm sân chơi công nghệ

Trong số hàng nghìn trẻ em, thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên tham gia STEAMese Festival 2024 để khám phá sức mạnh của giáo dục STEAM, có nhiều trẻ em gái hào hứng với sân chơi công nghệ...

Diện mạo 2025 qua những con số

Chế biến cá xuất khẩu tại tỉnh Bến Tre – Ảnh: QUANG ĐỊNH 1. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…). 2. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng...

Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), nếu GDP quý IV tăng 7,5%, thì cả năm sẽ đạt 7%. Mục tiêu này là khả thi, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và kết quả đạt được trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm. Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Thiệt hại do...

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm. Thúc đẩy sản xuất công nghiệp là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới.   Ảnh: Đức Thanh Niềm vui sau bão và lời cảm ơn của Thủ tướng Sau những lo lắng, lo nền kinh tế bị...

Ước tính sơ bộ bão Yagi và lũ lụt gây thiệt hại khoảng 1,6 tỉ USD

Tàu thuyền bị đắm ở vịnh Hạ Long – Ảnh: P.SƠN Ngày 15-9, tại hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, các bộ ngành đã thông tin thiệt hại sau bão.  Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bão số 3 và hoàn lưu sau bão có...

Cùng tác giả

Khai mạc Liên hoan đồng ca, hợp xướng “Đảng – Mùa xuân – Dân tộc ”- Hà Nội năm 2025

Qua đó, liên hoan góp phần tạo sự thống nhất trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô để triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật...

Hà Nội trong top 25 điểm đến được yêu thích nhất mọi thời đại

Theo Trung tâm thông tin (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), giải thưởng Traverler’s Choice Awards Best of the Best Destinations của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu...

Đăng ký tham gia các hoạt động triển lãm năm 2025

Ngày 07/02/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc đăng ký tham gia các hoạt động triển lãm năm 2025. Theo đó, triển khai Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 – 2025 và Kế hoạch công tác năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể...

Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 – 17/3/2025), trong các tối 14, 15 và 16/3/2025, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chương trình biểu diễn tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố. Theo đó, 07 đơn vị nghệ thuật...

Cùng chuyên mục

Xây dựng vững chắc khu vực phòng thủ Thủ đô

Nâng cao chất lượng huấn luyệnTrong tiết trời se lạnh đầu xuân, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Đặc công 18 (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) miệt mài luyện tập các bài võ chiến đấu theo kế...

Hiệu quả sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội trong kỷ nguyên mới”

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộngĐợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ thành phố lần này, các chi bộ sinh hoạt chuyên đề về chủ đề "Hà Nội trong kỷ nguyên mới - kỷ...

Ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc

Không khí náo nức của tuổi trẻ Thủ đô càng trở nên ý nghĩa hơn khi những tân binh mang trong mình tình yêu Tổ quốc được hun đúc từ truyền thống gia đình, từ quê hương Hà Nội...

Chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong giải quyết thủ tục hành chính

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang về vấn đề này.Hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả ...

Đề xuất ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam xây đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắtTrong khi đó, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát...

Bảo đảm bộ máy chính quyền vận hành thông suốt khi sắp xếp, tinh gọn

Sáng 15-2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính...

Hà Nội đôn đốc giải quyết công việc sau kỳ nghỉ Tết

Công văn nêu rõ, giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ năm 2025; đề cao tinh thần...

Phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện một số quy hoạch

Đối với việc nghiên cứu tổ chức lập các Quy hoạch chung huyện, UBND thành phố thống nhất với đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho phép đổi tên nhiệm vụ, đồ án, thời hạn quy...

“Cây gậy” pháp lý xử lý công trình xây dựng vi phạm

Điều này nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Đây cũng là cơ sở để chính quyền địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất