Phá kho thóc của Nhật năm 1945
Ngay từ những ngày đầu đô hộ của thực dân Pháp, nhiều tổ chức yêu nước đã ra đời ngay trong nội thành; như phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Đông Du… Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội là một thắng lợi quan trọng của tư tưởng vô sản trước tư tưởng phi vô sản và các xu hướng quốc gia khác. Và ngày 17/6/1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Đông Dương Cộng sản Đảng chính thức thành lập. Chính cương và tuyên ngôn của Đảng được công bố…
Cùng với việc thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, tại Nam kỳ có An Nam cộng sản đảng và Trung kỳ có Đông Dương cộng sản liên đoàn. Tháng 3/1930, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản đã tiến hành Hội nghị hợp nhất ba tổ chức này tại Hồng Kông. Nhờ đó, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đến tháng 10 đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương).
Tháng 9/1940, phát xít Nhật kéo vào Hà Nội. Nhân dân Hà Nội sống dưới ách thống trị của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 15/8/1945, phát xít Đức đầu hàng đồng minh, bọn bù nhìn và các đảng phái thân Nhật hoang mang. Không khí cách mạng ở Hà Nội diễn ra sôi sục. Ngày 16/8/1945, đại hội quốc dân họp ở Tân Trào đã thông qua “Lệnh Tổng khởi nghĩa” và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng trung ương, tức chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã đồng loạt vùng dậy. Cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi trọn vẹn vào ngày 19/8 ở Hà Nội đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ nhân dân cả nước nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình đã diễn ra cuộc mít tinh lớn chưa từng có, hàng chục vạn người tham dự. Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, công bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH). Taị phiên họp đầu tiên ngày 6/1/1946, Quốc hội đã ra quyết định Hà Nội trở thành thủ đô nước VNDCCH. Hồ Chủ tịch được cử tri tín nhiệm với 98,4% số phiếu bầu.