Theo kế hoạch đã định, sáng ngày 8/10/1954, các đơn vị quân đội của ta tham gia tiếp quản Thủ đô, theo nhiều đường tiến về Hà Nội. Chiều 8/10, một số đơn vị tiến sát vành đai Đê La Thành, Nhật Tân, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Bạch Mai và Vĩnh Tuy, trong khi đó, quân Pháp rút khỏi Yên Viên.
Sáng 9/10/1954, ta tiếp quản 4 quận Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở và Quỳnh Lôi. Quân đội ta theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội, chia làm nhiều cánh quân tiến vào năm cửa ô chính rồi tỏa ra các khu. Lần lượt, bộ đội ta tiếp quản nhà ga Hà Nội, phủ Toàn quyền cũ, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Bắc Bộ phủ.
16 giờ, quân đội Pháp rời khỏi thành phố Hà Nội, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên. 16 giờ 30, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát Hà Nội, tiếp quản thành phố an toàn và trật tự.
Những người lính Pháp cuối cùng lục tục rút khỏi nội thành qua cầu Long Biên
Hiện cầu Long Biên vẫn là cây cầu quan trọng, dành cho xe lửa, xe máy và xe thô sơ (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
Các sĩ quan Pháp giám sát đoàn quân viễn chinh cuốn cờ rút khỏi Hà Nội (Ảnh tư liệu)
Những kèo sắt là “chứng nhân” của một thời kỳ lịch sử (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiếp quản đến đó. Dưới sự chứng kiến của Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên nước ngoài, bộ đội ta tiến qua cầu Long Biên vào nội thành ở chiều bên này thì cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia.
Đúng 16h30 ngày 9/10/1954, quân Pháp rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.
Phía bên này cầu, quân ta cũng tiến vào nội đô, giặc rút đến đâu ta tiếp quản đến đó. (Ảnh tư liệu)
Cầu Long Biên hướng từ Long Biên sang Hoàn Kiếm. Đây là cây cầu độc nhất vô nhị ở Hà Nội mà người tham gia giao thông đi theo làn bên trái (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam)
Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội gồm có bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội.
Hà Nội tràn ngập cờ hoa. Hàng vạn người dân từ các khu phố Hàng Bài, Hàng Đào, Tràng Tiền đến khu vực Hồ Gươm đã đổ ra đường chào đón các đoàn quân tiến vào thành phố.
Đúng 8 giờ sáng, cánh quân phía Tây gồm những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ,” xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa) đi qua các phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông.
Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào, sáng 10/10/1954
trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phố Hàng Đào hiện nay với dáng vẻ cổ kính với hiện đại xen lẫn nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng trăm người tập trung ở Ngã Tư Sở để hát vang những khúc ca yêu nước
trong ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954. (Ảnh: Life)
năng động, với hệ thống giao thông hiện đại, các khu đô thị mới mọc lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Khu vực Cửa Nam hiện vẫn là trục giao thông quan trọng của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thủy và Đấu Xảo.
Đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua phố Bạch Mai, phố Huế, 10 giờ 5 đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc tiến vào thành lúc 10 giờ 45.
Trung đoàn Thủ đô về đến phố Hàng Gai. (Ảnh tư liệu TTXVN)
Phố Hàng Gai sau 70 năm vẫn còn giữ được nét cổ kính (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+).
Đoàn quân chiến thắng đi từ phía Nam về tiếp quản Thủ đô, qua rạp Đại Nam ở phố Huế. (Ảnh: Life)
Rạp Đại Nam sau 70 năm giờ đã thuộc sự quản lý của nhà hát Chèo Hà Nội.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đoàn quân Giải phóng bước qua bờ hồ Hoàn Kiếm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân. (Ảnh: Life)
Khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm sau 70 năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các chiến sĩ đi vào Hàng Khay hướng về phía Bốt Hàng Trống (Ảnh tư liệu)
Phố Hàng Khay ngày nay vẫn là con phố đẹp nhất Thủ đô (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
Bốt Hàng Trống – Trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội trong ngày 10/10/1954. (Ảnh tư liệu)
Sau 70 năm, địa danh này đã trở thành trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra đường chào đón đoàn quân
chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sau 70 năm nơi đây đã trở thành đường Đinh Tiên Hoàng
– trung tâm của Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm
chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hiện nay khu vực này trở thành Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Toà nhà trong ảnh đã trở thành tòa nhà Hàm Cá Mập
có tầm nhìn bao quát trọn vẹn hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 đi qua khu vực
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Bên cạnh là cửa hàng kem máy Hồng Vân nổi tiếng của Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
Khu vực cửa hàng kem máy Hồng Vân trải qua nhiều thay đổi
đã nhường chỗ cho nhiều cửa hàng mới to đẹp và hiện đại hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hai chiến sĩ Việt Minh đạp xe ngang qua Phủ Toàn quyền Đông Dương,
lúc này đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng cách mạng. (Ảnh: Life)
đồng thời là trụ sở của Văn phòng Chủ tịch nước. Tòa nhà nằm trong khuôn viên của khu Phủ chủ tịch,
gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phủ Toàn quyền Đông Dương thời điểm lực lượng Việt Minh tiếp quản. Các chiến sĩ ta và sĩ quan Pháp đang đứng ở trước sảnh chính tòa nhà. (Ảnh: Life)
Hiện tại Phủ Chủ tịch cũng là nơi đón rất nhiều đoàn ngoại giao, chính khách lớn nước ngoài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bức ảnh Hồ Chủ tịch đã được treo trước Nhà hát Lớn ngày 10/10/1954. (Ảnh tư liệu)
Nhà hát lớn sau 70 năm trở thành một điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây hàng năm tổ chức rất nhiều sự kiện lớn của quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân kéo về Cột cờ Hà Nội trong ngày 10/10/1954 (Ảnh tư liệu TTXVN)
Cột cờ Hà Nội ngày hôm nay (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (hàng đầu – bên phải) Tư lệnh Đại đoàn 308 Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố và bác sỹ Trần Duy Hưng (hàng đầu – bên trái) tại buổi lễ chào cờ đầu tiên
khi tiếp quản Thủ đô 10/10/1954 tại Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh tư liệu TTXVN)
Khu vực trước Cổng Đoan Môn ngày nay là nơi tổ chức nhiều sự kiện của Thành phố Hà Nội (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308 đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quang cảnh Cột cờ nhìn từ sân Đoan môn sau 70 năm. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam+)
Vietnamplus.vn
Nguồn:https://mega.vietnamplus.vn/ngay-giai-phong-thu-do-qua-bo-anh-ngay-ay-bay-gio-6630.html