Powered by Techcity

Các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị gì?

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng 18/11, tại Hà Nội.

Thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm từ 10-11% tổng thu ngân sách nhà nước

Do có thuế suất cao, nên mặc dù số lượng hàng hóa chịu thuế không nhiều, nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng khá lớn trong số thu về thuế của ngân sách nhà nước (khoảng 10-11% tổng thu ngân sách nhà nước về thuế hàng năm).

Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp. (ẢNh Nguy
Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/4/2022 phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” đặt ra mục tiêu rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường; xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; rà soát điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

Quyết định số 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/01/2022 phê duyệt “Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2021-2030” cũng đặt ra mục tiêu rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về xây dựng chính sách, cơ chế tài chính, bao gồm áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường…”.

Trong số các ngành bị điều chỉnh nhiều nhất theo Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có ngành đồ uống có cồn. Riêng với ngành bia, năm 2022, tổng lượng tiêu thụ là 3,8 tỷ lít; năm 2023 là 4,1 tỷ lít; năm 2024, dự báo sản lượng tiêu thụ giảm do tác động của suy giảm kinh tế chung.

Theo Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đang đề xuất giữ nguyên mô hình thuế tương đối và tăng thuế suất theo lộ trình đến năm 2030 cho sản phẩm bia như sau: Phương án 1: Năm 2026 là 70%, năm 2027 là 75%, năm 2028 là 85%; năm 2029 là 85% và năm 2030 là 90%; Phương án 2: Năm 2026 là 80%; năm 2027 là 85%; năm 2028 là 90%; năm 2029 là 95% và 2030 là 100%.

bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch PwC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân – Chủ tịch PwC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: Eurocham)

Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân – Chủ tịch PwC Việt Nam, giả thiết các chi phí khác và lợi nhuận không đổi, giá bán lẻ bia vào năm 2030 sẽ tăng trung bình khoảng 20-30% so với giá bán lẻ năm 2025 cho cả 3 phân khúc giá cao, giá trung bình và giá bình dân.

Phân tích về độ co giãn của cầu theo giá (PE) và hành vi của người tiêu dùng, bà Vân cho hay, PE tại Việt Nam đối với bia rất thấp, gần như không ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Yếu tố quyết định hành vi tiêu thụ dùng bia là hương vị và sở thích cá nhân. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, người tiêu có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bia có mức giá cao hơn.

Theo dữ liệu thị trường giai đoạn 2018-2022, khi thuế suất ổn định, giá sản phẩm các phân khúc đều tăng, sản lượng tiêu thụ trung bình cũng tăng (khi loại trừ ảnh hưởng đột ngột, bất thường của Covid 19 và Nghị định 100). Đồng thời, tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm ở phân khúc cao cấp có xu hướng tăng, trong khi tỷ trọng tiêu thụ ở phân khúc bình dân và phổ thông có xu hướng giảm.

“Giả định độ co giãn của cầu khi giá tăng (PE) = 0,5%. Mặc dù vậy, người tiêu dùng có thể phản ứng tiêu cực hơn khi giá bán lẻ tăng mạnh và đột ngột do ảnh hưởng của chính sách thuế”, bà Vân nói.

Phân tích các kịch bản có thể xảy ra khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng mạnh, theo bà Vân, sản lượng tiêu thụ giảm tự nhiên 1%/năm, mức tăng giá tự nhiên 1%/năm, PE 0,5%, nhà sản xuất tăng giá để bù đắp 50% chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt tăng thêm. Đến năm 2030, tổng lượng tiêu thụ và doanh thu toàn ngành giảm mạnh. Như vậy, thu ngân sách nhà nước tăng, nhưng không bền vững.

Do đó, bà Đinh Thị Quỳnh Vân kiến nghị, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia cần xem xét, đánh giá cẩn trọng các tác động từ mọi khía cạnh. Cần giãn tiến độ tăng thuế, tránh tăng sốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và ngành. Đồng thời, cần cân nhắc thay đổi mô hình thuế để phù hợp với kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế.

Cần tính toán lộ trình và phương án cho phù hợp

TS. Nguyễn Minh Thảo – Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – nêu ý kiến, thời gian qua, doanh nghiệp ngành bia liên tiếp chịu tác động bởi những cú sốc khiến sức chống chịu của doanh nghiệp suy giảm, năng lực cạnh tranh bị bào mòn. Vì vậy, giai đoạn này Chính phủ cần hướng tới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi; sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thay vì ban hành các quy định mà có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp.
Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp (Ảnh: Eurocham)

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối mặt hàng bia sẽ tác động đến 21 nhóm ngành khác trong nền kinh tế. Để đạt được sự hài hòa hơn về các mục tiêu, tác động tiêu cực tới nền kinh tế ở mức giảm nhẹ hơn, đảm bảo mức độ ổn định tương đối về chính sách, hạn chế được những rủi ro ảnh hưởng tới cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động, và do đó là các vấn đề an sinh xã hội, TS. Nguyễn Minh Thảo đề xuất thời điểm áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này muộn hơn (từ 2027) và với lộ trình 2 năm sẽ giúp doanh nghiệp có đủ thời gian để dữ liệu, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

TS. Nguyễn Minh Thảo cũng kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước tham vấn rộng rãi đối với các đối tượng chịu tác động bởi chính sách; giải trình rõ ràng, minh bạch, công khai đối với các ý kiến góp ý. Áp dụng đồng thời nhiều công cụ quản lý khác nhau nhằm điều tiết tiêu dùng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm, đồ uống,…

TS. Nguyễn Minh Thảo - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
TS. Nguyễn Minh Thảo – Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: Eurocham)

“Người dân và doanh nghiệp trông chờ một chính sách thuế phù hợp hướng tới tạo động lực và tinh thần kinh doanh, đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời thực hiện được mục tiêu điều tiết tiêu dùng”, TS. Nguyễn Minh Thảo.

Cũng theo và Thảo, một trong những công cụ để tăng thu ngân sách nhà nước đó là tăng thuế, tuy nhiên, việc này sẽ tác động đến doanh nghiệp, đến liên ngành. Rõ ràng, đây là mục tiêu thách thức, tăng mức nào là phù hợp, đảm sự tồn tại và nuôi dưỡng được nguồn thu trong dài hạn; lộ trình tăng ra sao để củng cố niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Phúc
Ông Nguyễn Thanh Phúc – Giám đốc Đối ngoại HEINEKEN Việt Nam chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: Eurocham)

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Phúc – Giám đốc Đối ngoại Heineken Việt Nam – cho rằng, tăng thuế tác động đến chuỗi giá trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME); kiềm hãm động lực phát triển của doanh nghiệp; tác động tiêu cực đến an sinh xã hội; làm gia tăng rủi ro của thương mại bất hợp pháp.

Để tạo môi trường ổn định cho ngành bia phục hồi, ông Nguyễn Thanh Phúc, kiến nghị giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt trong một năm kể từ năm 2026 khi luật sửa đổi bắt đầu hiệu lực, tức lần tăng thuế đầu tiên sẽ vào năm 2027. Sau đó, để người tiêu dùng dần thích nghi với mức giá mới do việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng tôi kiến nghị sau mỗi 2 năm thì tăng thuế một lần và mỗi lần tăng 5%, đến năm 2031 tăng tối đa đến 80% và duy trì ổn định.

“Thay vì tập trung tăng thuế, hãy đẩy mạnh triển khai bộ giải pháp tổng thể bằng cách thay đổi hành vi của người tiêu dùng theo hướng tích cực thông qua các chương trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức về việc sử dụng thức uống có cồn an toàn và có trách nhiệm”, ông Phúc nói.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR)
TS. Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) (Ảnh: Eurocham)

TS. Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) – nhận xét, nếu chỉ xét về thu chi Ngân sách Nhà nước, năm nay tương đối thành công trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, dự kiến vượt dự toán 10% của năm 2024.

Dự toán ngân sách nhà nước 2025 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua. Theo đó, số thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Tuy nhiên, tăng như thế nào, không để vì áp lực tăng thu ngân sách mà chúng ta “tự bắn vào chân mình”.

“Chúng ta không chỉ nhìn đơn thuần tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một ngành hàng hay nhìn với khía cạnh co giãn về cầu theo giá mà cần nhìn tổng hòa trong bức tranh của 22 ngành kinh tế”, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt chia sẻ và cho rằng, việc nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, trong đó, nhấn mạnh thuế trực thu, làm thế nào để đảm bảo thu nhập không những an sinh xã hội cho người lao động mà còn đóng góp vào quá trình thu ngân sách bền vững của quốc gia.

Nguồn: https://congthuong.vn/thue-tieu-thu-dac-biet-doi-voi-cac-nganh-cong-nghiep-cac-chuyen-gia-doanh-nghiep-kien-nghi-gi-359462.html

Cùng chủ đề

Công nghiệp văn hóa đừng chạy theo thị hiếu tầm thường!

Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa cũng đang được xem là một trong những ưu tiên quan trọng, nhưng vẫn còn đó không ít thách thức và rào cản. Công nghiệp văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, quảng bá và thúc đẩy sự đa dạng của văn hóa, đồng thời mang lại những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Tầm quan trọng của phát triển...

Cùng tác giả

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT), ngày 18/11, tại Hà Nội, UBKT Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sau...

Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Ngày 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gợi mở ba vấn đề lớn với ngành giáo dục, trong đó có ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức chuyển đổi số, phát triển đội ngũ nhà giáo về cả lượng và chất. Cũng nhân dịp...

Khai mạc trưng bày “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

Với phương pháp trưng bày hiện đại, kết hợp giữa truyền thuyết, lịch sử, kết quả khai quật khảo cổ học…nội dung trưng bày chuyên đề giới thiệu về Bình Định Vương Lê Lợi và cuộc khởi  nghĩa Lam Sơn; sự kiện Hoàng đế Lê Thái Tổ đăng quang và tiến hành tái thiết đất nước…Qua đó cung cấp thêm những tư liệu, hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của đức Vua Lê Thái Tổ và vương triều...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm gì để tránh quá tải?

Khách đông quá tải Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.11. Ngay trong ngày đầu tiên, có khoảng 8.000 lượt khách. Những ngày tiếp theo, lượng khách liên tục tăng cao. Trả lời Lao Động, Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, tính đến ngày 14.11, bảo tàng mở cửa 9 ngày, đón hơn 128.500 lượt...

Quận Hai Bà Trưng hoàn thành và hoàn thành vượt mức 18/19 chỉ tiêu nghị quyết đại hội

Theo dự thảo mới nhất, chủ đề của đại hội là “Phát huy truyền thống anh hùng, ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị quận gương...

Cùng chuyên mục

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT), ngày 18/11, tại Hà Nội, UBKT Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sau...

Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Ngày 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gợi mở ba vấn đề lớn với ngành giáo dục, trong đó có ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức chuyển đổi số, phát triển đội ngũ nhà giáo về cả lượng và chất. Cũng nhân dịp...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm gì để tránh quá tải?

Khách đông quá tải Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.11. Ngay trong ngày đầu tiên, có khoảng 8.000 lượt khách. Những ngày tiếp theo, lượng khách liên tục tăng cao. Trả lời Lao Động, Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, tính đến ngày 14.11, bảo tàng mở cửa 9 ngày, đón hơn 128.500 lượt...

Quận Hai Bà Trưng hoàn thành và hoàn thành vượt mức 18/19 chỉ tiêu nghị quyết đại hội

Theo dự thảo mới nhất, chủ đề của đại hội là “Phát huy truyền thống anh hùng, ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị quận gương...

Họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

(Bqp.vn) – Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Trung tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam); đồng chí Tống Văn...

Một Hà Nội khác biệt trong Mười Bốn Art Show

14 họa sĩ tham gia Triển lãm lần này có: Nguyễn Duy Anh, Nguyễn Ngọc Cương, Nguyễn Xuân Đam, Nguyễn Hiếu,Vũ Quang Hưng, Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Ngọc Hoàn, Dương Ngọc Lụa, Dương Việt Nam, Đào Anh Việt, Nguyễn Hồng Tuấn, Giáp Vưn Tuấn, Phạm Duy Thái. Trong những ngày mùa Thu tiết trời hanh hao đầy cảm xúc, nhiều họa sĩ cùng gặp nhau ở ý tưởng thể hiện chủ đề về Hà Nội, nhưng với những góc nhìn...

Đồng chí Nguyễn Văn Phong thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, trong cơn bão số 3 vừa qua, với sự chủ động sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, thành phố đã kịp thời ứng phó và khắc...

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố dâng hoa

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 18-11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ...

Tuyên Quang cần khơi thông điểm nghẽn để thúc đẩy thương mại kết hợp du lịch miền núi

Tuyên Quang xác định việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với 4 sản phẩm đặc thù; đồng thời đây cũng là cơ hội để phát triển thương mại miền núi, mở rộng đầu...

Lô cốt cũ ‘đắp chiếu’, lô cốt mới lại mọc trên đường Hà Nội

TPO – Trong khi cả 10 vị trí hàng rào thi công (lô cốt) trên đường Vũ Trọng Khánh nằm im nhiều năm nay thì gần đây, nhiều lô cốt thi công lại mọc thêm tại nút giao ngã ba Trần Phú – Vũ Trọng Khánh và tuyến đường Trần Phú (Hà Đông). Tình trạng này gây ùn tắc giao thông và băn khoăn cho nhiều người dân. TPO – Trong khi cả 10 vị trí hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất