Powered by Techcity

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự án rất cần thiết, lợi ích lan tỏa xã hội lớn.

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Song, ông Hùng cũng lo ngại về năng lực quản trị của dự án, nhân lực vận hành, chuyển giao công nghệ và làm chủ công nghệ ra sao, để Việt Nam có thể tự lực tự cường xây dựng nền công nghiệp đường sắt do người Việt Nam vận hành và tự xử lý các vấn đề.

“Dự án vô cùng lớn nên người dân rất lo lắng”, ông Hùng nói và dẫn ví dụ dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông khởi công chính thức năm 2011 dự kiến hoàn thành 2015, nhưng qua 5 đời bộ trưởng và 12 lần lỡ hẹn mới chạy chính thức. Dự kiến nguồn vốn ban đầu dự án là 553 triệu USD nhưng sau đó lên 868 triệu USD, dự toán tăng rất nhiều.

Dự án Nhổn – ga Hà Nội cũng 14 lần lỡ hẹn, khởi công năm 2006 hoàn thành tới 2010, nhưng tới nay chưa vận hành toàn tuyến.

“Cả 2 dự án đường sắt đô thị nội đô dù không thể so với đường sắt tốc độ cao nhưng đều kéo dài thời gian và đội vốn. Do đó, cần sự chuẩn bị rất kỹ để hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao”, ông Hùng nêu vấn đề.

Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế cũng băn khoăn khi “hồ sơ Bộ GTVT trình và đánh giá rất lạc quan, màu hồng”. Ông mong có thêm “liều lượng vừa đủ đánh giá những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình triển khai dự án về vốn, nhân lực, giải phóng mặt bằng, tái định cư, công nghệ…, nhận diện rõ rủi ro và đưa ra giải pháp xử lý phát sinh.

Bên cạnh đó, thời gian 2 năm chuẩn bị dự án quá ngắn. Tiền lệ trước đó 12 đại dự án ngành công thương khâu chuẩn bị, nghiên cứu tiền khả thi “đơn giản quá”, nên khi triển khai phát sinh nhiều vấn đề không lường trước được, gây khúc mắc.

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 2.

Hòa thượng Thích Đức Thiện thảo luận tại tổ

So sánh tàu đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam như “con rồng thiêng để đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới”, song hòa thượng Thích Đức Thiện cũng lo ngại các dự án tương tự phụ thuộc từ nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ đều lỡ hẹn.

Ông cho rằng cần chuẩn bị thật kỹ cả về nguồn vốn và công nghệ áp dụng khi tiến hành dự án. “Đừng sử dụng những câu lỡ hẹn, lỡ nhịp. Phân đoạn thi công, sử dụng nhà thầu thực sự chắc chắn để đúng tiến độ, cũng là cách để chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn”, hòa thượng Thích Đức Thiện nêu.

“Vay vốn không quá 30%, rẻ và ít phụ thuộc”

Giải trình đại biểu tại tổ thảo luận, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây một số tuyến metro gặp phải tình trạng chậm tiến độ, đội vốn. “Khi nghiên cứu đường sắt tốc độ cao chúng tôi đã làm rất kỹ, cá nhân tôi cũng quan tâm làm rõ các nguyên nhân gây chậm”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, có 3 nguyên nhân chính là công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và lựa chọn đối tác. Các dự án metro trước đây khi làm đều chưa có kinh nghiệm, chưa hình dung được triển khai ra sao, cộng thêm cơ chế vay vốn ODA phải ràng buộc về chọn đối tác cho vay, bất lợi rất lớn.

“Với đường sắt tốc độ cao, lựa chọn đối tác phải theo hướng tìm được nhà thầu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc phải chuyển giao công nghệ, không phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài”, Bộ trưởng Thắng nói.

Nếu có vay vốn cũng không quá 30% tổng mức đầu tư (67,3 tỉ USD). Chia theo năm khoảng 46.000 tỉ đồng (1,85 tỉ USD/năm). Tiêu chí là vay vốn phải rẻ hơn trong nước và cơ chế không ràng buộc để khi thi công không bị phụ thuộc và ràng buộc công nghệ.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng

Về chuyển giao công nghệ, theo ông, trước đây có nhiều ý kiến phải yêu cầu đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ. Song, Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất lựa chọn một số doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Quốc phòng và một số doanh nghiệp tư nhân, chỉ định đây là các doanh nghiệp quốc gia nhận chuyển giao công nghệ và tham gia dự án.

“Công nghệ lõi chưa cần thiết vì ta chỉ có 1 tuyến đường sắt cao tốc. Nếu chăm chăm tập trung nhận chuyển giao và nghiên cứu công nghệ lõi không cần thiết”, ông Thắng nói. Song, công nghệ bảo trì sửa chữa nâng cấp thì phải làm được, vì lĩnh vực này tốn rất nhiều chi phí và kinh phí, nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ.

Tốc độ 350 km/giờ chỉ chở khách, chưa chở hàng

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) thắc mắc: tàu thiết kế tốc độ 350 km/giờ chở hàng có hiệu quả và an toàn?

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 3.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng giải trình về dự án

Theo Bộ trưởng Thắng, tàu thiết kế với tốc độ 350 km/giờ “chỉ chở khách, chưa chở hàng hóa” và chỉ sử dụng lưỡng dụng khi cần thiết, phục vụ an ninh quốc phòng. Lý do, theo ông Thắng, kinh nghiệm các nước như Nhật Bản tàu shinkanshen chạy 300 km/giờ cũng chỉ chở khách, do chở hàng hóa “rất rủi ro, mất an toàn”.

“Các nước đều khuyến cáo không nên chạy chung tàu khách và tàu hàng do rủi ro mất an toàn và hiệu quả vận tải giảm rất lớn”, Bộ trưởng GTVT nêu. Theo đó, nếu chở hàng tốc độ tàu chỉ còn 80 – 100 km/giờ, phương án phù hợp là nâng cấp đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng hóa.

Bên cạnh đó, theo tính toán của Bộ GTVT, với lưu lượng hàng hóa đến 2050, nhu cầu vận chuyển dọc trục Bắc – Nam chỉ hơn 18 triệu tấn/năm, đường sắt cũ hoàn toàn đảm đương được, chưa tính đến vận tải đường biển ven bờ và đường bộ.

Tàu chạy 5 giờ 30 phút dừng ở bao nhiêu ga?

Theo thiết kế, tàu chạy từ Hà Nội đến TP.HCM hết 5 giờ 30 phút với 23 ga. Bộ trưởng Thắng cho hay sẽ có nhiều phương án khai thác khác nhau. Với đường sắt tốc độ 350 km/giờ, tàu chỉ dừng ở 5 ga. Với phương án thấp hơn (bình quân 280 km/giờ), sẽ dừng ở nhiều ga cho người dân lựa chọn, với các đoạn tuyến như Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang. Theo thiết kế, có 85 đoàn tàu, nhưng khi nhu cầu tăng, công ty khai thác hoặc doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư thêm tàu và thuê đường ray để chạy.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/bo-truong-gtvt-noi-gi-ve-noi-lo-duong-sat-toc-do-cao-lo-hen-nhu-metro-185241113121213051.htm

Cùng chủ đề

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trước khi thảo luận tại tổ nội dung này. Hồi năm 2010, ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã được đưa ra nhưng Quốc hội chưa thông qua do còn ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Đại biểu mong các Tư lệnh ngành đưa ra giải pháp thấu đáo

Video Đại biểu Lê Đào Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên chia sẻ:  Để lựa chọn vấn đề chất vấn, các đại biểu đã cân nhắc lựa chọn các vấn đề cử tri quan tâm đặt ra trong đời sống. Hiện nay, vấn đề đặt ra là những yêu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp sau khủng hoảng của đại dịch COVID-19 và trước những biến động trên thế giới. Nghĩa là, làm thế nào để hỗ trợ cho doanh nghiệp tốt...

Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao metro Nhổn – ga Hà Nội

Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên do TP Hà Nội làm chủ đầu tư, với tổng chiều dài 13,035km, gồm 12 ga; trong đó có 12,575km tuyến chính và 0,46km đường dẫn và depot. Đoạn đi trên cao gồm 8 ga từ ga S1 đến S8 dài khoảng 8,5km; đoạn đi ngầm gồm 4 ga từ ga S9 đến ga S12 dài khoảng 4km. Tổng mức đầu tư dự án gần 35.000 tỷ đồng. Phó Chủ tịch...

Cùng tác giả

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, An Giang sắp xếp 2 đơn vị cấp xã để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp xã. Đồng Tháp sắp xếp 4 đơn vị cấp xã để hình thành 2 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 2 đơn vị cấp xã. Hà Nam thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng...

Thôn Tân Phong 3, xã Phong Vân (huyện Ba Vì) sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Báo cáo tại ngày hội, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Vân Bùi Thị Tín cho biết, xã Phong Vân có 1.877 hộ dân, 7.220 nhân khẩu phân bố tại 4 thôn. Năm 2024, xã đã hỗ trợ xây...

Tràng Phục Linh PLUS đạt giải thưởng “Thương hiệu quốc gia”

Giải thưởng vinh danh những thương hiệu Việt có chất lượng vượt trội, uy tín và tầm ảnh hưởng lớn, không chỉ trong nước mà còn từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Đại diện Công ty Dược phẩm Thái minh nhận giải thưởng cho các sản phẩm đạt giải “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024”. Bước đột phá của y học Việt trong chăm sóc sức khỏe đại tràng Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm tiên...

TPHCM, Hà Nội và 10 tỉnh sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập 367 huyện, xã

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 39 để xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TPHCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình phương án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính...

Hà Nội: Quán bánh rán thu 50 triệu đồng/ngày, khách xếp hàng chờ mua

Chạy xe qua phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), nếu không chủ ý tìm kiếm, rất khó để nhìn thấy một quán bánh rán siêu nhỏ, nằm lọt thỏm giữa hai cửa hàng lớn, ẩn mình sau một gốc cây.  Thực khách đến đây thường nhận biết bằng cách “tìm quán nào đông người đứng xếp hàng”.  Quán bánh rán gia truyền của gia đình anh Nguyễn Quốc Khánh (30 tuổi) chuyển về phố Thái Thịnh gần 5 năm. Để...

Cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, An Giang sắp xếp 2 đơn vị cấp xã để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp xã. Đồng Tháp sắp xếp 4 đơn vị cấp xã để hình thành 2 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 2 đơn vị cấp xã. Hà Nam thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng...

Thôn Tân Phong 3, xã Phong Vân (huyện Ba Vì) sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Báo cáo tại ngày hội, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Vân Bùi Thị Tín cho biết, xã Phong Vân có 1.877 hộ dân, 7.220 nhân khẩu phân bố tại 4 thôn. Năm 2024, xã đã hỗ trợ xây...

Tràng Phục Linh PLUS đạt giải thưởng “Thương hiệu quốc gia”

Giải thưởng vinh danh những thương hiệu Việt có chất lượng vượt trội, uy tín và tầm ảnh hưởng lớn, không chỉ trong nước mà còn từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Đại diện Công ty Dược phẩm Thái minh nhận giải thưởng cho các sản phẩm đạt giải “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024”. Bước đột phá của y học Việt trong chăm sóc sức khỏe đại tràng Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm tiên...

TPHCM, Hà Nội và 10 tỉnh sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập 367 huyện, xã

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 39 để xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TPHCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình phương án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính...

Hà Nội: Quán bánh rán thu 50 triệu đồng/ngày, khách xếp hàng chờ mua

Chạy xe qua phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), nếu không chủ ý tìm kiếm, rất khó để nhìn thấy một quán bánh rán siêu nhỏ, nằm lọt thỏm giữa hai cửa hàng lớn, ẩn mình sau một gốc cây.  Thực khách đến đây thường nhận biết bằng cách “tìm quán nào đông người đứng xếp hàng”.  Quán bánh rán gia truyền của gia đình anh Nguyễn Quốc Khánh (30 tuổi) chuyển về phố Thái Thịnh gần 5 năm. Để...

UBND thành phố Hà Nội xem xét 13 Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Tập thể UBND thành phố cũng xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường...

COTRIPro được công nhận “Thương hiệu quốc gia”

Đại diện Công ty Dược phẩm Thái Minh (cầm cúp) nhận giải thưởng cho các sản phẩm đạt giải Thương hiệu quốc gia 2024. Từ khi có mặt trên thị trường, COTRIPro đã trở thành lựa chọn hàng đầu của hàng triệu người bị trĩ. Trải qua hành trình phát triển và nỗ lực không ngừng, COTRIPro ngày càng khẳng định vị thế của mình từ chất lượng sản phẩm, hệ thống quản lý đến uy tín thương hiệu. Ứng dụng...

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (14/11/1994 – 14/11/2024). Đây là một dấu mốc quan...

Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm

Không khí Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố thời gian gần đây có nhiều thời điểm ở mức nguy hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Không khí ô nhiễm là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng của các nguồn ô nhiễm. Không khí Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố thời gian gần đây luôn ở mức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất