Powered by Techcity

Bất thường, bất lợi và bất ổn từ vụ đấu giá đất kiểu Thủ Thiêm tại vùng ven Hà Nội

Bất thường, bất lợi và bất ổn từ vụ đấu giá đất “kiểu Thủ Thiêm” tại vùng ven Hà Nội – Bài 2

Nhiều hệ lụy đối với thị trường bất động sản và nền kinh tế, nếu các vụ đấu giá đất gần đây ở vùng ven Hà Nội không được làm rõ là có bàn tay thao túng của giới đầu nậu, cò đất.

19 tiếng, từ 9h sáng ngày 19/8 đến 4h30 phút rạng sáng ngày 20/8 mới kết thúc, 19 lô đất ở khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức trải qua 9 vòng đấu giá với mức trúng đấu giá kỷ lục, phi thị trường – hơn 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm. Trong khi đó, giá lô đất trúng thấp nhất cũng lên tới 91,3 triệu đồng/m2, gấp 12,5 lần so với giá khởi điểm. Trước đó, vụ đấu giá đất tại xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội) cũng gây “sốc” với gần 7.000 hồ sơ đăng ký, 1.500 người tham dự và giá trúng đấu giá cũng cao tới cả chục lần so với ban đầu.

Lần mở lại những thương vụ đấu giá đất vùng ven từ đầu năm không khó để nhận thấy những sự bất thường trong các thương vụ đấu giá đất nền với những nghi vấn có bàn tay “thao túng” từ giới đầu nậu, cò đất tạo nên nguy cơ phá vỡ các nỗ lực của Chính phủ trong việc kéo giảm giá nhà và đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời khiến cả nền kinh tế đình trệ vì tâm lý trông chờ vào việc bán đất giá cao.

Bài 2: Động cơ đen tối và cơn “ác mộng” đất Thủ Thiêm tái diễn

Điểm chung cho các cuộc đấu giá đất gây “sốt” tại vùng ven Hà Nội thời gian vừa qua là sự vào cuộc rất nhiều của nhóm nhà đầu cơ cá nhân, thậm chí không phải người dân địa phương đẩy giá đất lên mức phi lý, phi thị trường và dự báo là sẽ hoàn toàn không có giao dịch thật. Nhiều thành viên thị trường tự đặt câu hỏi “phải chăng có động cơ đen tối” sau những chiêu trò đầu giá đất vừa qua hay không? Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước ở đây khi để xảy ra tình trạng cò đất lũng đoạn, thao túng thị trường?

Khi nhà đầu cơ thổi bùng cơn “sốt” đất đấu giá

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bản chất tiềm năng tăng giá tại khu vực đấu giá trong ngắn hạn thì chắc chắn không nhiều, vì chỉ phục vụ cho nhu cầu mua ở và đầu tư của cư dân tại khu vực đó. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra sau 2 phiên đấu giá gây “sốt” vừa qua tại xã Tiền Yên (Hoài Đức) và trước đó tại xã Thanh Cao (Thanh Oai) là tỷ lệ bao nhiêu phần trăm là người dân địa phương trúng đấu giá.

Trong nhiều nhóm diễn đàn trên mạng, ghi nhận của Báo Đầu tư cho thấy, nhiều người tự nhận là người dân địa phương cho hay may mắn trúng trong đợt đấu giá vừa rồi do không có nhu cầu nên có nhu cầu nhượng lại với giá bán chênh vài giá chênh cắt cổ “vài trăm triệu đồng”. Tuy nhiên, thực tế khi ghi nhận tại địa phương cho thấy hầu hết đều không phải người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn.

Sau phiên đấu giá đất tại Tiền Yên (Hoài Đức) đã có thông tin nhượng lại với giá bán chênh “vài trăm triệu đồng”.

Đơn cử, tại đợt đấu giá ở xã Thanh Cao vừa rồi, theo ông Nguyễn Công Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai cho biết chỉ có 2 người ở Thanh Oai trúng đấu giá với giá lô đất gần 80 triệu đồng/m2. Ở huyện Mê Linh (Hà Nội) có vài người trúng được nhiều lô và huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có một người trúng đấu giá. Đa phần người trúng đấu giá đến từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ.

Trong khi đó, xác nhận của nhiều người tham gia đợt đấu giá tại xã Tiền Yên (Hoài Đức) cũng cho hay tới 99% người trong nhóm trúng đấu giá cuối cùng không phải người dân tại xã Tiền Yên, mà là nhóm nhà đầu tư tới từ địa phương khác như Ba Vì, Kim Chung (Hà Nội), Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… Các nhà đầu tư tham gia nhưng không “may mắn” trúng đấu giá cũng rất ít là người địa phương, chủ yếu là nhà đầu tư theo nhóm tham gia đấu giá cùng lúc từ 7 đến cả 19 lô đất.

PSG.TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng Khoa tài chính Quốc tế, Học viện tài chính
PSG.TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng Khoa Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính

Cơ sở hạ tầng, đường xá tại 2 khu vực đấu giá đất tại Thanh Oai và Hoài Đức vừa qua không có gì đặc biệt nổi trội, xung quanh là “đồng không mông quạnh”, nhưng giá đất lên tới trăm triệu đồng/m2, thì ở những khu vực đô thị hoặc cận đô thị sẽ bị đẩy giá cao hơn nữa. Nhìn qua các phiên đấu giá này, một số nhà đầu cơ đã có sự thổi giá, đẩy giá để làm cho mặt bằng giá của khu vực Thanh Oai lên cao. Mà khi mức giá mặt bằng chung đã lên thì những người đầu cơ đang nắm giữ 5-7 miếng hoặc hàng chục miếng đất ở những khu vực đẹp hơn, có hạ tầng đầy đủ hơn tất nhiên sẽ được lợi.

Bên cạnh những người tham gia đấu giá bên trong Nhà thi đấu huyện Hoài Đức, lực lượng môi giới bất động sản cũng tập trung khá đông để theo dõi tình hình phiên đấu giá đất từ sáng 19/8. Một số môi giới bật chế độ phát video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội để tường thuật không khí xung quanh khu vực đấu giá.

Với quan niệm “cơ sở hạ tầng vẫn hạn chế thì sau sẽ tốt, đất ruộng đồng thì sau sẽ mọc lên đô thị, không có nhiều lợi thế kinh tế đặc biệt thì dân về ở sẽ có, còn không mua đất bây giờ thì sau nhiều năm nữa cũng không có”, các nhóm nhà đầu tư này không ngại xuống tiền để đẩy giá đất đấu giá lên cao vút, thậm chí vượt tưởng tượng của chính người dân địa phương.

 “Bóng dáng” cơn ác mộng đấu giá đất Thủ Thiêm

Khảo sát của Batdongsan.com.vn, giá rao bán đất nền tại xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội) có xu hướng đi lên trong những năm qua, báo cáo của nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn vừa công bố cho biết. Theo công cụ lịch sử giá của đơn vị này, giá rao bán đất trung bình ở địa phương này tăng khoảng 80% trong vòng 4 năm qua – từ mức phổ biến 15 triệu đồng/m2 năm 2020 lên mức 27 triệu đồng/m2 năm 2024. Trong vòng 2 tuần trở lại, phổ giá nhiều lô đất chào bán mới trên website này đã được đẩy lên mặt bằng mới từ 43 triệu đồng/m2, tức tăng khoảng 60% so với giá cũ.

Trong khi đó, cũng quan sát theo số liệu chào bán của môi giới trên website này, tại xã Tiền Yên (Hoài Đức, Thanh Cao) cũng có mức tăng đáng kể trong vài năm vừa qua, khi từ phổ trên dưới 10 triệu đồng/m2 lên tới mức trên dưới 40 triệu đồng/m2 kể từ sau khi có thông tin huyện này chuẩn bị lên quận, đồng thời tuyến đường Vành đai 4 chạy qua. Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau thương vụ đấu giá đất ở Thanh Cao, giá đất tại Tiền Yên và cả một số xã xung quanh đã nhanh chóng được đẩy tăng lên từ 30 – 40%, giao dịch trên dưới 55 – 60 triệu đồng/m2.

Sức nóng từ các thương vụ đấu giá đất rõ ràng đã có sự tác động rất lớn tới tâm lý của nhà đầu tư và của cả người dân khu vực khi nhiều người cho rằng, giá đất đấu trúng đấu giá cao như vậy thì không có nghĩa lý gì giá đất của mình không được điều chỉnh ở một mức tương xứng.

Trong vai người có nhu cầu mua đất tại xã Thanh Cao để kinh doanh dịch vụ, trao đổi với nhiều môi giới cho hay “hiện nay, nhu cầu tìm mua đất ở Thanh Cao rất lớn, hầu như không có lô nào cả. Nếu muốn lô đẹp thì khách hàng phải chờ hoặc thậm chí phải cọc chênh nhiều hơn để môi giới thuyết phục người mua trước nhường lại thì may ra mới có”.

Tương tự, tại chảo lửa “Hoài Đức”, trong vài ngày nay, nhà đầu tư muốn mua gom đất xung quanh khu Lòng Khúc nhằm ăn theo đất đấu giá cũng gần như không thể và phải chi thêm tiền chênh rất lớn tới vài trăm triệu mới may ra mua lại những lô đất cũ nhà đầu tư ôm trước đây. Còn không chỉ có những lô đất xấu, trong ngõ chủ yếu để ở chứ cũng khó kinh doanh nhưng cũng không dễ kiếm như tưởng tượng.

Theo ông Nguyễn Chí Thanh, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), lo ngại lớn nhất với những thương vụ đấu giá đất với kết quả trúng cao “bất thường” như này là tình trạng đẩy giá của những nhóm nhà đầu tư với động cơ không trong sáng.

Đây là điều bất thường bởi sau giai đoạn thị trường khó khăn vừa qua, ngay kể cả với những sản phẩm có hạ tầng tốt, quy hoạch rõ ràng, nằm trong vùng có tiềm năng tăng trưởng mà nhiều nhà đầu tư vẫn rất thận trọng thì giá đất ở Thanh Oai hay Hoài Đức lại cao ngất ngưởng.

Đó là chưa kể việc người tham gia vào phiên đấu giá tại Thanh Oai chủ yếu đến từ những địa phương khác, ông Thanh cho rằng, điều này càng chứng tỏ là không phải xuất phát từ nhu cầu ở thật. Thậm chí rất nhiều nhà đầu tư ngay sau khi trúng đấu giá đã vội vàng rao bán với mức chênh vài trăm triệu càng thể hiện rõ điều này.

Ở mức cọc thấp tính trên giá khởi điểm (100 – 200 triệu đồng/lô) như hiện nay, nhà đầu tư chấp nhận bỏ cọc nhưng để lại hệ lụy là mặt bằng giá quanh khu vực đất đấu giá đã được đẩy lên tầm cao mới, trong khi nhu cầu mua thực tế lại không cao. Trong khi Nhà nước chỉ thu được tiền nhỏ từ tiền cọc nhưng sẽ lại mất nhiều hơn khi chi phí đền bù giải phóng cho nhiều dự án quanh khu vực chắc chắn sẽ bị đẩy lên cao.

Cơn sốt đất đấu giá ở một vài huyện vùng ven đầu cơ thổi giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương

Trong khi đó, đồng quan điểm, chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản cá nhân Trần Minh, điều đáng lo là hiện tượng môi giới, nhà đầu tư ở Hà Nội lại lấy thông tin đó để so sánh, tăng giá bán các dự án khu vực khác, làm cho giá bất động sản Hà Nội thêm nóng. Trong khi đó, bản chất tiềm năng tăng giá tại khu vực đấu giá trong ngắn hạn thì chắc chắn không nhiều vì chỉ phục vụ cho nhu cầu mua ở và đầu tư của cư dân tại khu vực đó. Quanh đây cũng không có quy hoạch gì nổi bật để tăng giá hay thu hút dân nơi khác về đây.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest

Các phiên đấu giá “kỷ lục” này có thể bị tác động bởi kết hợp giữa 2 yếu tố.

Thứ nhất là do tin đồn thổi, nhằm “thổi giá” lên để kiếm lời bằng cách đấu giá. Thứ hai là do tác động của một số người thiếu hiểu biết, chưa có thông tin đầy đủ, bắt nguồn từ việc một vài địa phương đưa ra dự thảo bảng giá đất mới rất là cao, tăng từ 5 – 50 lần. Do đó, nhóm người này có khả năng lo ngại giá đất sắp tới sẽ tăng cao và họ tham gia vào đấu giá để “đón đầu”.

Do đó, sau kết quả của phiên đấu giá này, đợi khi hết thời gian đặt cọc thì mới biết được thực chất giá có ảo hay không.

Những gì diễn ra tại Thanh Oai hay Hoài Đức, dù khác về quy mô, song cũng khiến không ít người hồi tưởng lại phiên đấu giá đất “vô tiền khoáng hậu” tại Thủ Thiêm (TP.HCM) vào cuối năm 2021. Với phiên đấu giá đó, cả 4 lô đất, sau khi mức giá được đẩy lên quá xa so với giá khởi điểm, trong đó, công ty con của một tập đoàn trúng đấu giá 24.500 tỷ đồng khu đất có diện tích hơn 10.000 m2, tức hơn 2,4 tỷ đồng/m2. May mắn là mức giá trên đã không được xác lập, bởi không lâu sau đó, doanh nghiệp trúng đấu giá đồng loạt xin bỏ cọc.

Nhưng ngay sau cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm, đã xuất hiện các hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá ảo để “té nước theo mưa” thổi giá, đẩy giá đất, giá nhà tại khu lực lân cận. Thậm chí, những doanh nghiệp niêm yết khác có quỹ đất quanh đó cũng được hưởng ké khi giá trị trái phiếu, cổ phiếu được nâng lên với mức tăng tính bằng lần.

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và đánh giá thị trường bất động sản Việt NAM (VARS IEX), cơn sốt đất đấu giá ở một vài huyện vùng ven đầu cơ thổi giá và cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Mà nếu đô thị hóa bị chậm lại, thì việc thu hút đầu tư cả nước ngoài lẫn trong nước, địa phương cũng sẽ giảm đi. Hệ lụy kinh tế địa phương về lâu dài như vậy là rất lớn.

“Khi đấu giá đất tăng cao, thiết lập mặt bằng giá mới, việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất cho người dân sau này sẽ gặp nhiều rào cản, khiến quá trình giải phóng mặt bằng, triển khai dự án gặp khó khăn. Nhà nước cần đưa ra chính sách, quan điểm rõ ràng về trường hợp này”, TS. Trần Xuân Lượng nhìn nhận.

(Còn tiếp)

Nguồn: https://baodautu.vn/batdongsan/bat-thuong-bat-loi-va-bat-on-tu-vu-dau-gia-dat-kieu-thu-thiem-tai-vung-ven-ha-noi—bai-2-d222973.html

Cùng chủ đề

Một công ty ở TP.HCM chốt vay 2.500 tỉ từ Him Lam: Không doanh thu, còn 10 nhân viên

Doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, sẽ “xoay” những cách thức khác nhau – Ảnh: QUANG ĐỊNH Investco kinh doanh ra sao khi muốn vay vốn từ Him Lam? Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng – Investco mới đây cho biết, Hội đồng quản trị doanh nghiệp đã ban hành nghị quyết vay vốn của Công ty cổ phần Him Lam. Việc vay vốn này nhằm để Investco bổ sung vốn lưu...

Một công ty bất động sản hai năm ‘tê liệt’ vì hết tiền

PVR Hà Nội – chủ đầu tư dự án Ha Noi Time Tower – phải xin dừng hoạt động vì hết tiền – Ảnh: QUANG ĐỊNH Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội vừa ra quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong năm mới. Thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh sẽ bắt đầu từ ngày 1-1-2025 đến hết ngày 31-12-2025. Ông Bùi Văn Phú – chủ tịch hội đồng quản trị PVR...

Vingroup chuyển nhượng cổ phần chủ đầu tư một phần dự án ‘đảo tỷ phú’

Phối cảnh dự án ‘Đảo tỉ phú’ của Vingroup ở Hải Phòng – Ảnh: VHM Tập đoàn Vingroup vừa thông báo Ủy ban Chứng khoán về nghị quyết HĐQT việc chuyển nhượng toàn bộ 99,93% cổ phần tại Công ty cổ phần VYHT. Trong đó 80% cổ phần được chuyển nhượng cho đối tác là nhà đầu tư nước ngoài; còn 19,93% cổ phần còn lại được chuyển nhượng cho Công ty CP Vinhomes (VHM). Sau khi thương vụ nêu trên hoàn...

Đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Trả tới 30 tỉ/m² rồi xin rút vì ‘sợ quá’, công an vào cuộc

Người tham gia đấu giá trả lên 30 tỉ đồng/m² rồi xin rút vì “sợ quá” – Ảnh: HÀ NỘI TV Ngày 29-11, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn (Hà Nội) phối hợp với Trung tâm đấu giá hợp danh Thanh Xuân tổ chức đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến. Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối cùng ngày, một lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết trong quá...

Dự án của T&T Group được vinh danh Dự án đáng sống 2024

Được vinh danh “Dự án đáng sống 2024” ngay sau khi khánh thành giai đoạn 1 không chỉ là dấu mốc quan trọng của dự án Khu dân cư Phước Thọ (Vĩnh Long), mà còn ghi dấu ấn của T&T Group khi 3 năm liên tiếp các dự án của Tập đoàn đều góp mặt trong giải thưởng danh giá, thực chất, hiệu quả và xác đáng này. Ngày 27/11/2024, tại Hà Nội, trong khuôn khổ “Diễn đàn phát triển...

Cùng tác giả

Tập đoàn Larsen & Toubro (Ấn Độ) mong muốn tham gia các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội

Hai bên đã trao đổi về cơ hội đầu tư tại Hà Nội trong lĩnh vực đường sắt đô thị theo mô hình EPC+F.Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin với ông Narayan...

Sắc hồng Toulouse

Toulouse còn có biệt danh “thành phố hồng” nhờ ánh hồng từ những công trình xây bằng gạch hàng trăm năm tuổi. Du khách đến với Toulouse giống như được trở về quá khứ và không khỏi bị choáng...

Hơn 5 nghìn đại biểu tập huấn một số ứng dụng chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, đoàn thể,

Đồng chí Trần Thanh Hà nhấn mạnh, đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, chuyển đổi số có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua đó giúp...

Quận Thanh Xuân: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là nền tảng quan trọng để hình thành một...

Việc thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH ở Thanh Xuân luôn gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và gắn kết phong trào với các cuộc vận động khác… Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) năm 2025 sẽ được quận Thanh Xuân triển khai theo hướng bài bản, đồng bộ, đảm bảo tính thực chất và hiệu quả, với nhiều nội dung phong phú, thiết thực;...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 21-2-2025

Miễn trừ trách nhiệm dân sự: Gỡ nút thắt để phát triển khoa học, công nghệNhững ngày đầu năm 2025, nhiều địa phương thuộc khu vực ngoại thành của Hà Nội đã tổ chức công bố và đón nhận...

Cùng chuyên mục

Tập đoàn Larsen & Toubro (Ấn Độ) mong muốn tham gia các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội

Hai bên đã trao đổi về cơ hội đầu tư tại Hà Nội trong lĩnh vực đường sắt đô thị theo mô hình EPC+F.Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin với ông Narayan...

Hơn 5 nghìn đại biểu tập huấn một số ứng dụng chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, đoàn thể,

Đồng chí Trần Thanh Hà nhấn mạnh, đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, chuyển đổi số có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua đó giúp...

59 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xin nghỉ hưu trước hạn

Ngoài ra, 10 đồng chí trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm.Thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới, Công an thành phố sẽ kết...

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Báo chí Hà Nội cũng đã tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)… Qua đó, góp phần quan trọng định hướng tư tưởng, tạo sự thống nhất...

Xây dựng vững chắc khu vực phòng thủ Thủ đô

Nâng cao chất lượng huấn luyệnTrong tiết trời se lạnh đầu xuân, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Đặc công 18 (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) miệt mài luyện tập các bài võ chiến đấu theo kế...

Hiệu quả sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội trong kỷ nguyên mới”

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộngĐợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ thành phố lần này, các chi bộ sinh hoạt chuyên đề về chủ đề "Hà Nội trong kỷ nguyên mới - kỷ...

Ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc

Không khí náo nức của tuổi trẻ Thủ đô càng trở nên ý nghĩa hơn khi những tân binh mang trong mình tình yêu Tổ quốc được hun đúc từ truyền thống gia đình, từ quê hương Hà Nội...

Chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong giải quyết thủ tục hành chính

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang về vấn đề này.Hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả ...

Đề xuất ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam xây đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắtTrong khi đó, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát...

Bảo đảm bộ máy chính quyền vận hành thông suốt khi sắp xếp, tinh gọn

Sáng 15-2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất