Powered by Techcity

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam

Ngày 21/10 vừa qua, ngành đường sắt Việt Nam kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống. Mốc lịch sử được tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tàu hỏa hơi nước từ Hải Phòng về Hà Nội, sau chuyến thăm Pháp kéo dài 5 tháng (21/10/1946).

Điểm khởi đầu của ngành hỏa xa Việt Nam còn lâu hơn nữa, tính từ thời điểm thực dân Pháp hoàn thành tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1885.

Là một trong những nước có đường sắt sớm nhất Đông Nam Á, Việt Nam đến nay vẫn bỡ ngỡ với công nghệ đường sắt chạy điện và gần như chắc chắn sẽ phải nhập khẩu công nghệ đường sắt tốc độ cao 350km/h.

Một nền công nghiệp đường sắt lạc hậu

Ngành đường sắt Việt Nam đã có tuổi đời hơn 100 năm, tính từ thời điểm thực dân Pháp thiết lập các tuyến đường sắt hơi nước đầu tiên, tới giai đoạn đất nước bị chia cắt và sau đó là những năm tháng hòa bình.

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam - 1
Nhà máy xe lửa Gia Lâm hình thành từ thời Pháp, đến nay vẫn là 1 trong 2 cơ sở công nghiệp đường sắt chính tại Việt Nam (Ảnh: Ngọc Tân).

Trong hơn 1 thế kỷ tồn tại, bước chuyển đáng kể nhất của công nghiệp đường sắt Việt Nam là việc thay thế đầu máy hơi nước bằng các đầu máy chạy dầu diesel vào cuối thế kỷ XX.

Nhưng nếu hỏi Việt Nam đang chế tạo và sản xuất các sản phẩm công nghiệp đường sắt ra sao, câu trả lời là “hầu hết phải nhập khẩu”.

Theo báo cáo của Tư vấn lập dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, cơ sở công nghiệp đường sắt của Việt Nam hiện chỉ tập trung tại 2 nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) và Dĩ An (Bình Dương). 

Tại các nhà máy này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã triển khai sản xuất đầu máy D19E, nhưng chủ yếu là nhập khẩu linh kiện và lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt khoảng 10%. Phần toa xe do ít thiết bị cơ khí phức tạp nên tỷ lệ nội địa hóa cao hơn.

Các đầu máy diesel đang hoạt động hiện nay hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí có đầu máy là chiến lợi phẩm từ thời chống Mỹ vẫn đang được sử dụng.

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam - 2
Một đầu máy kiểu dáng khí động học (D8E) từng được nhà máy xe lửa Gia Lâm sản xuất, hoạt động kém hiệu quả và trở thành phế vật (Ảnh: Ngọc Tân).

Về hạ tầng đường, Việt Nam đã sản xuất được các thanh tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực. Các thanh ray, ghi và nhiều phụ tùng liên quan thiết bị thông tin tín hiệu vẫn phải nhập khẩu nước ngoài.

Theo đánh giá của Tư vấn, các cơ sở công nghiệp đường sắt trong nước chủ yếu đáp ứng được nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy và toa xe. 

Nền công nghiệp đường sắt Việt Nam nhìn chung đã rất lạc hậu, nhưng vẫn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của một hệ thống đường sắt quốc gia vốn cũng lạc hậu không kém. 

Các cơ sở công nghiệp đường sắt sẽ thực sự bị thách thức khi xuất hiện những hệ thống mới như đường sắt đô thị hay xa hơn là đường sắt tốc độ cao. Các nhà máy chưa từng sản xuất đoàn tàu điện khí hóa thông thường (chưa nói đến tàu chạy điện với vận tốc 350km/h).

Thời gian qua, một số dự án đường sắt đô thị đã được đưa vào khai thác, sử dụng. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước hầu như chưa được thực hiện, dẫn đến công nghiệp đường sắt trong nước cơ bản không có sự thay đổi.

Làm chủ công nghệ lõi, giấc mơ xa vời với Việt Nam?

Khi triển khai lập dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ GTVT đã xác định đây là cơ hội để phát triển nền công nghiệp đường sắt của nước nhà. 

Tuy nhiên, do Việt Nam không sở hữu công nghệ lõi về đường sắt tốc độ cao, đất nước sẽ cần một chiến lược bài bản để tiếp cận, nhận chuyển giao công nghệ và từng bước nội địa hóa.

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam - 3
Lãnh đạo Bộ GTVT trong chuyến đi học hỏi kinh nghiệm làm đường sắt tốc độ cao tại châu Âu (Ảnh: Mt.gov).

Trong mục tiêu làm chủ công nghệ, vấn đề không chỉ là “bàn tay, khối óc” người Việt có thể nắm bắt được công nghệ hay không, mà quan trọng hơn là quy mô thị trường của Việt Nam có đủ lớn để bỏ thời gian và chi phí nghiên cứu phát triển công nghệ hay không.

Theo Tư vấn lập dự án, trên thế giới chỉ có 4 quốc gia tự phát triển, làm chủ hoàn toàn công nghệ đường sắt tốc độ cao gồm Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy; 3 quốc gia nhận chuyển giao và tiến tới làm chủ công nghệ, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, đây đều là các nước có nền công nghiệp phát triển.

Việc làm chủ hoàn toàn công nghệ đường sắt tốc độ cao cần thời gian dài, qua nhiều giai đoạn và có hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quan trọng nhất, đất nước đó phải có trụ đỡ về quy mô thị trường.

Ví dụ điển hình là Trung Quốc. Với quy mô thị trường đường sắt rất lớn (khoảng 165.000km), nước này có điều kiện để đầu tư, ứng dụng, thử nghiệm, phát triển và làm chủ hoàn toàn công nghệ (mỗi năm Trung Quốc dành 2,2 tỷ USD cho nghiên cứu đường sắt).

Tại Việt Nam, Tư vấn xác định trước mắt chỉ có tuyến Hà Nội – TPHCM được đầu tư với tốc độ 350km/h. Do quy mô thị trường đường sắt tốc độ cao không lớn, công nghiệp đường sắt Việt Nam cần được định hướng phát triển theo chiều rộng, đáp ứng nhu cầu của đường sắt truyền thống, đường sắt đô thị và một phần của đường sắt tốc độ cao.

Tư vấn lập dự án xác định đến năm 2045, Việt Nam sẽ làm chủ về công nghiệp xây dựng; từng bước nội địa hóa việc sản xuất phương tiện cho đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; sản xuất trong nước và từng bước nội địa hóa linh kiện phần cứng, phần mềm về thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện; làm chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì, sửa chữa đối với đường sắt tốc độ cao.

Theo tính toán của Tư vấn, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD; tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD, phương tiện, thiết bị khoảng 34,1 tỷ USD (đầu máy, toa xe khoảng 9,8 tỷ USD; hệ thống thông tin tín hiệu và thiết bị khác khoảng 24,3 tỷ USD) và hàng triệu việc làm.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/bai-toan-mang-cong-nghe-duong-sat-toc-do-cao-ve-viet-nam-20241022001059285.htm

Cùng chủ đề

Tư lệnh ngành giao thông muốn khởi công sớm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng kết nối liên vận với Trung Quốc và cảng biển quốc tế Hải Phòng có chiều dài khoảng 417 km. Bản đồ hướng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tại Hội nghị giao ban công tác tháng 11 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 12/2024 của Bộ GTVT diễn ra vào chiều 12/12, Bộ trưởng Bộ GTVT...

The Diplomat: ‘Bệ phóng’ đưa Việt Nam thành trung tâm công nghệ khu vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Đây là đánh giá trong bài viết đăng ngày 6/12 trên trang mạng The Diplomat – tạp chí tin tức quốc tế về chính trị, xã hội và...

Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X: Viết nên câu chuyện Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại là sự kiện quan trọng, một diễn đàn đầy ý nghĩa nhằm tôn vinh những đóng góp xuất sắc của các cá nhân, tập thể trong công tác thông tin đối ngoại. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại phát biểu khai mạc Lễ trao...

HLV Kim Sang Sik loại 7 cầu thủ Việt Nam: Ai sẽ mất suất ở tuyển Việt Nam?

  Thái Sơn từng được HLV Troussier trọng dụng nhưng lại không có chỗ đứng dưới thời HLV Kim Sang Sik (Ảnh: Getty). Tính tới thời điểm này, quân số của đội tuyển Việt Nam đã tăng lên 33 người. Điều đó có nghĩa rằng, HLV Kim Sang Sik sẽ phải loại 7 cầu thủ để chốt danh sách 26 cầu thủ tham dự AFF Cup 2024 theo quy định của ban tổ chức. Trong số 7 người bị loại, chắc chắn có một...

‘Sếp’ Marriott chia sẻ bí kíp hút khách quốc tế đến Việt Nam

Ông Duke Nam, Phó chủ tịch Khu vực phụ trách quản lý, điều hành thị trường Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam của Marriott International * Ông nhìn nhận thế nào về thị trường Việt Nam sau 5 tháng chính thức tiếp nhận điều hành? – Ông Duke Nam: Nhìn từ độ tăng trưởng, Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi có sức bật tốt của Marriott. Chỉ trong vòng hai năm, số lượng khách sạn và khu...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày...

(Bqp.vn) – Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân...

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Hình ảnh hoạt động thực địa tại lô PM3 CAA – một trong những lô thăm dò khai thác được PVEP mở khai thác và cho kết quả khả quan trong năm qua – Ảnh: PVN Theo văn bản số 961 ban hành ngày 19-12 về công tác cán bộ tại PVEP do Chủ tịch HĐTV PVN Lê Mạnh Hùng ký, hội đồng thành viên PVN quyết nghị thống nhất chủ trương về công tác cán bộ của PVEP.  Cụ thể,...

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

(Bqp.vn) – Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm,...

Người dân tự hào khi được trải nghiệm vũ khí, khí tài quân sự hiện đại do Việt Nam sản xuất

TPO – Người dân háo hức đến xem, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024; bày tỏ niềm tự hào khi Việt Nam sản xuất được nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại, đủ sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 21/12, hàng chục nghìn người dân từ các tỉnh phía Bắc đổ về...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày...

(Bqp.vn) – Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân...

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Hình ảnh hoạt động thực địa tại lô PM3 CAA – một trong những lô thăm dò khai thác được PVEP mở khai thác và cho kết quả khả quan trong năm qua – Ảnh: PVN Theo văn bản số 961 ban hành ngày 19-12 về công tác cán bộ tại PVEP do Chủ tịch HĐTV PVN Lê Mạnh Hùng ký, hội đồng thành viên PVN quyết nghị thống nhất chủ trương về công tác cán bộ của PVEP.  Cụ thể,...

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

(Bqp.vn) – Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm,...

Người dân tự hào khi được trải nghiệm vũ khí, khí tài quân sự hiện đại do Việt Nam sản xuất

TPO – Người dân háo hức đến xem, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024; bày tỏ niềm tự hào khi Việt Nam sản xuất được nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại, đủ sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 21/12, hàng chục nghìn người dân từ các tỉnh phía Bắc đổ về...

Ngành Tài nguyên và Môi trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị. ẢNh: TL   Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài nguyên và Môi trường. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự, chỉ đạo Hội nghị. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương...

Người bệnh kêu thiếu thuốc, vật tư, Bộ Y tế bảo không nghe bệnh viện báo cáo

Người dân phải tự mua thuốc, vật tư bên ngoài khi bệnh viện thiếu thuốc, vật tư – Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU Chưa có bệnh viện nào báo cáo về tình trạng thiếu thuốc, vật tư Trả lời Tuổi Trẻ Online trong cuộc họp cung cấp thông tin báo chí ngày 20-12 về việc người dân phản ảnh hiện vẫn còn thiếu thuốc, thiếu vật tư diễn ra tại một số bệnh viện ở Hà Nội, trong đó có Bệnh...

Loạt địa phương cho học sinh nghỉ học thứ Bảy

Nhiều tỉnh thành thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật. Ảnh: Hải Nguyễn   Nha Trang (Khánh Hòa) là 1 trong số những địa phương đầu tiên triển khai việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần. Như vậy, học sinh sẽ được nghỉ học 2 ngày trong tuần (thứ Bảy, Chủ nhật). Lào Cai Lào Cai cũng thí điểm dạy học 5 ngày/tuần bắt đầu từ năm học 2019-2020. Sau 5 năm thực hiện thí...

Hà Nội cơ bản giải quyết, bố trí sắp xếp xong cán bộ dôi dư trong năm 2025

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã có tham luận về...

Việt Nam là đối tác ưu tiên của Anh tại khu vực Đông Nam Á

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy  Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất