Theo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), tuyến tàu điện Nhổn – Ga Hà Nội được thiết kế không chỉ với mục tiêu phục vụ vận tải, mà còn là điểm nhấn cảnh quan, kiến trúc cho khu vực phía tây thành phố.
Trong đó, 8 nhà ga trên cao có sự tương đồng về kiến trúc, nhưng vẫn khác biệt ở các chi tiết mỹ thuật. Trong ảnh là bức tranh họa tiết tại ga S1 (Nhổn). Do ga này nằm cạnh Đại học Công nghiệp, họa sĩ đã thiết kế hình ảnh liên tưởng đến công nghệ cao như hạt nhân, sóng từ…
Ga S2 (Minh Khai) có hình ảnh những bánh răng tượng trưng cho Cụm công nghiệp Từ Liêm nằm cạnh nhà ga.
Ga S3 (Phú Diễn) sử dụng họa tiết cây cối, gợi nhắc đây là vùng trồng bưởi và nhiều loại cây ăn quả.
Ga S4 (Cầu Diễn) nằm gần sông Nhuệ nên sử dụng họa tiết mặt nước.
Ga S5 (Lê Đức Thọ) có hình ảnh vận động viên nhảy sào, nhắc hành khách rằng ở gần nhà ga này có Sân vận động và Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình.
Ga S6 (Đại học Quốc gia) với hình ảnh các thứ tiếng, tượng trưng cho những ngôn ngữ được dạy tại Đại học Ngoại Ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ga S7 (Chùa Hà) với hình ảnh ngôi chùa truyền thống của Việt Nam.
Ga S8 (Cầu Giấy) do nằm cạnh Vườn thú Thủ Lệ nên được thiết kế hình ảnh các loài động vật hoang dã.
Theo đại diện Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị, mỗi nhà ga trên cao được sắp đặt hình ảnh riêng để quảng bá, tôn vinh văn hóa của địa phương. Bản thiết kế họa tiết cho từng nhà ga đã được duyệt cùng với hồ sơ thiết kế tổng thể của dự án.
Dantri.com.vn
Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/an-y-trong-cac-hoa-tiet-tai-ga-tau-dien-nhon-cau-giay-20240808205308431.htm