Powered by Techcity

Thách thức tỏa rộng và toàn diện


Chặng đường tiếp theo đặt trên vai giới sân khấu Hà Nội là phải phát triển toàn diện hơn, góp phần xây đắp tình yêu văn chương và nghệ thuật cho thế hệ trẻ Thủ đô.

san-khau.jpg
Vở diễn “Chuyện thằng Bờm” hay “Nắm xôi kỳ diệu” của Nhà hát Chèo Hà Nội dành cho đề án Sân khấu học đường.

Sôi nổi hòa quyện văn học và sân khấu

Dù vở diễn “Thúy Kiều – Một kiếp đoạn trường” lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du hay vở “Tinh thần thể dục” chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan đang khuấy động tại các trường học, song Nhà hát Kịch Hà Nội vẫn hào hứng dàn dựng thêm các tác phẩm mới “gối đầu” cho sân khấu học đường Thủ đô.

Đáng nói, vở diễn nào cũng được giới trẻ Thủ đô nhiệt tình đón nhận. Như vở “Lời bà kể”, dựa trên 2 câu chuyện trong chương trình tiểu học “Mồ Côi xử kiện” và “Cây nêu ngày Tết”, đã tạo “sóng” suốt năm 2024 nhờ lối kể chuyện dí dỏm, vừa đậm chất dân gian vừa bắt “trend” đời sống học đường, thì đầu năm 2025, Nhà hát Kịch Hà Nội tiếp tục ra mắt vở “Người con gái Nam Xương” dựa theo truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” trong tập “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Tác phẩm nhanh chóng được đưa đến các trường trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội, nhận được hưởng ứng tích cực.

Thưởng thức vở “Lời bà kể” của Nhà hát Kịch Hà Nội, em Nguyễn Quỳnh Khánh An, học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm) bày tỏ: “Đây đều là những câu chuyện em đã được đọc, được học, nhưng khi xem biểu diễn trên sân khấu, em cảm nhận sâu sắc hơn tính trào phúng cũng như ý nghĩa nhân văn của các tác phẩm. Em mong được xem thật nhiều vở kịch như thế nữa để bồi đắp tình yêu với kho tàng văn học giàu có của đất nước mình”.

Sau vở diễn “Cánh diều làng Vũ Đại” cảm tác từ truyện “Chí Phèo” của Nam Cao, Nhà hát Chèo Hà Nội lại ghi dấu ấn với vở chèo “Chuyện thằng Bờm” hay “Nắm xôi kỳ diệu” dựa trên truyện thơ dân gian “Thằng Bờm”. Tác phẩm đã đạt Huy chương vàng Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên và nhi đồng lần thứ nhất năm 2024 và phục vụ hàng ngàn học sinh suốt năm qua.

Đặc sắc và ấn tượng hàng đầu là vở nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học kinh điển “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Vở diễn đem đến góc nhìn mới về nhân vật Chí Phèo, đồng thời, sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn, sân khấu broadway hiện đại khiến các em yêu thích và dễ cảm thụ. Nhà hát Cải lương Hà Nội đầu tư dàn dựng vở “Kiều” từ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, để giới thiệu môn nghệ thuật cải lương đặc sắc của dân tộc…

Triển khai đồng loạt, toàn diện

Theo báo cáo của Nhà hát Kịch Hà Nội, trong 3 năm triển khai đề án Sân khấu học đường do UBND thành phố phê duyệt, đơn vị đã dàn dựng 5 tác phẩm, thực hiện thành công 172 buổi biểu diễn tại rạp và tại các trường học, cho khoảng 80.000 học sinh Hà Nội. Các đơn vị nghệ thuật của Hà Nội cũng tổ chức nhiều buổi biểu diễn, đưa các loại hình sân khấu như chèo, cải lương, xiếc, múa rối đến hàng chục ngàn học sinh Thủ đô.

Nghệ sĩ nhân dân Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội nhận định, việc thực hiện đề án Sân khấu học đường mang tính nhân văn lớn, tạo dựng niềm yêu thích văn học, nghệ thuật, đem lại những bài học nhẹ nhàng, sâu sắc cho học sinh. Đề án vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật trên địa bàn thành phố, vừa trực tiếp góp phần thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường học, đồng thời tạo nguồn khán giả trẻ cho sân khấu, góp phần gìn giữ các bộ môn nghệ thuật truyền thống.

Tuy nhiên, theo Nghệ sĩ nhân dân Trung Hiếu, việc triển khai đề án gặp một số vướng mắc. Các tác phẩm văn học trong nhà trường nhiều và đa dạng, nhưng không phải tác phẩm nào cũng phù hợp chuyển thể sân khấu. Kịch bản hay để các nhà hát dàn dựng cho đề án rất khan hiếm.

Nghệ sĩ ưu tú Trần Thanh Hiền, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng bày tỏ, việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại sân khấu ngoài trời của các trường không bảo đảm hiệu quả cảm thụ, nhất là với nghệ thuật đặc thù như múa rối nước. Còn biểu diễn tại rạp thì không đáp ứng chỗ ngồi cho học sinh toàn trường…

Sau giai đoạn thí điểm, Đề án Sân khấu học đường sẽ triển khai giai đoạn 2025-2030, dự kiến mở rộng thực hiện tại 1.400-1.600 trường học trên địa bàn thành phố. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương xác định, việc thực hiện đề án phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Trong giai đoạn 2025 – 2030, đề án cần được triển khai mạnh mẽ, bài bản, đồng loạt và toàn diện, không chỉ ở các trường công lập mà cả khối dân lập; không chỉ kịch nói mà cả cải lương, chèo, múa rối…



Nguồn: https://hanoimoi.vn/dua-san-khau-den-voi-hoc-sinh-ha-noi-thach-thuc-toa-rong-va-toan-dien-698753.html

Cùng chủ đề

Tin tưởng vào những quyết sách quan trọng vì tương lai đất nước

Cảm nhận chung là một bầu không khí phấn chấn, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên về những quyết sách quan trọng vì tương lai phát triển đất nước đã, đang được Đảng, Nhà nước triển khai quyết...

Hợp tác Việt – Trung gìn giữ bầu trời xanh cho khu vực

Đặc biệt, nước bạn cũng ứng dụng nhiên liệu sinh học trong hệ thống sưởi ấm và áp dụng công nghệ vệ tinh viễn thám để giám sát mật độ ô nhiễm tại các địa phương, từ đó đưa...

Tiếp sức mạnh tinh thần cho Hà Nội và cả nước

Bắt nhịp, đồng hành cùng công cuộc đổi mớiNgày 16-4, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề “Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày...

Trải nghiệm AI trong Festival Phở Hà Nội

Ngày 16-4, trao đổi với Báo Hànộimới, đại diện Ban tổ chức cho biết, Festival Phở quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền tham gia trình diễn, thúc...

Cùng tác giả

Tin tưởng vào những quyết sách quan trọng vì tương lai đất nước

Cảm nhận chung là một bầu không khí phấn chấn, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên về những quyết sách quan trọng vì tương lai phát triển đất nước đã, đang được Đảng, Nhà nước triển khai quyết...

Hợp tác Việt – Trung gìn giữ bầu trời xanh cho khu vực

Đặc biệt, nước bạn cũng ứng dụng nhiên liệu sinh học trong hệ thống sưởi ấm và áp dụng công nghệ vệ tinh viễn thám để giám sát mật độ ô nhiễm tại các địa phương, từ đó đưa...

Tiếp sức mạnh tinh thần cho Hà Nội và cả nước

Bắt nhịp, đồng hành cùng công cuộc đổi mớiNgày 16-4, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề “Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày...

Trải nghiệm AI trong Festival Phở Hà Nội

Ngày 16-4, trao đổi với Báo Hànộimới, đại diện Ban tổ chức cho biết, Festival Phở quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền tham gia trình diễn, thúc...

Cùng chuyên mục

Tiếp sức mạnh tinh thần cho Hà Nội và cả nước

Bắt nhịp, đồng hành cùng công cuộc đổi mớiNgày 16-4, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề “Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày...

Trải nghiệm AI trong Festival Phở Hà Nội

Ngày 16-4, trao đổi với Báo Hànộimới, đại diện Ban tổ chức cho biết, Festival Phở quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền tham gia trình diễn, thúc...

Nhạc kịch “Lửa từ Đất” về Bí thư Thành ủy Hà Nội đầu tiên, trở lại sân khấu dịp 30-4

Tác phẩm sẽ tiếp tục được biểu diễn tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô (Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào 20h ngày 26-4.Vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” là khúc tráng ca về...

Lễ hội Tổng Nam Phù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điểm đặc sắc của Lễ hội Tổng Nam Phù không chỉ nằm ở chiều dài lịch sử với truyền thống hơn 900 năm, mà còn ở sự lan tỏa rộng khắp cả không gian và tâm thức cộng đồng. Sáu ngôi chùa linh thiêng trải dài trên địa bàn huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín đã tạo nên một hệ thống liên kết tâm linh vững chắc, biểu tượng của sự hòa hợp, đoàn kết gắn bó cộng...

Hà Nội phát huy di sản trong công nghiệp văn hóa

Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa. Đây chính là nguồn tài nguyên phong phú cho sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, công nghiệp văn hóa nói riêng… Hà Nội sở hữu kho tàng di sản vô giá và cực kỳ phong phú, đa dạng gồm 6.489 di tích trong đó có 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể...

Nhà in Báo Nhân Dân đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Cách đây 70 năm, khi trở về tiếp quản Thủ đô vào tháng 10-1954, thực hiện Quyết định của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Biên tập Báo Nhân Dân, Nhà in Báo Nhân...

Nhà Hát Cải Lương Hà Nội đưa không gian nghệ thuật đến Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam năm 2025

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của Chương trình “Cải lương – Tinh hoa nghệ thuật Việt” với không gian nghệ thuật Chạm; trong 4 ngày từ 10 – 13/4/ 2025 Nhà Hát Cải Lương Hà Nội lại tiếp tục đưa không gian nghệ thuật Chạm đến với du khách gần xa tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VTTM năm 2025, được tổ chức ở Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E...

Quận Hà Đông tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và các...

UBND quận Hà Đông vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Theo đó, quận Hà Đông sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Giải phóng miền Nam, thống...

12 nhà hát tưng bừng biểu diễn mừng 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 14-4, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) gặp mặt báo chí giới thiệu những chương trình biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất