Powered by Techcity

Tinh thần mới mang đến những giá trị mới


Trước chủ trương cải tạo không gian quanh hồ nhằm tạo môi trường sinh hoạt cộng đồng và thúc đẩy du lịch, điều quan trọng là phải nhận diện đúng giá trị cảnh quan để có những bước đi phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến bản sắc.

Hànộimới Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam xung quanh vấn đề này.

o-nghiem.jpg
KTS Đào Ngọc Nghiêm.

– Thưa KTS Đào Ngọc Nghiêm, việc cải tạo cảnh quan hồ Hoàn Kiếm đã được UBND thành phố Hà Nội tiến hành nhiều lần nhưng đây có lẽ là lần cải tạo có quy mô lớn nhất. Theo ông, tại sao Hà Nội lại quyết định chọn thời điểm này và việc cải tạo mang lại ý nghĩa gì cho Hà Nội?

– Việc cải tạo, chỉnh trang hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận ở thời điểm này là một bước đi cần thiết bởi Hà Nội đang thiếu những không gian công cộng rộng rãi, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về mặt nước, cây xanh, khu thương mại và dịch vụ giải trí. Đặc biệt, Hà Nội đang rất thiếu những quảng trường đúng nghĩa, nơi không bị ảnh hưởng bởi giao thông và có thể hoạt động ở mọi thời điểm.

Đặc biệt, chủ trương cải tạo khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm nhằm tăng cường không gian công cộng là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch tổng thể nơi này và định hướng phát triển đô thị của Hà Nội.

Sau khi hoàn thiện cải tạo, khu vực này sẽ tạo không gian công cộng kết nối hài hòa với quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ, tăng mảng xanh, hạn chế xây dựng, góp phần bảo tồn và phát huy tối đa giá trị di sản đô thị và nâng cao chất lượng cảnh quan, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách khi đến với không gian đi bộ cùng các sự kiện văn hóa của thành phố.

– Vậy theo ông, điều quan trọng nhất khi cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận là gì?

– Chúng ta cần nhận diện đúng giá trị cảnh quan của hồ Hoàn Kiếm. Khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, họ đã nhận diện chính xác giá trị của hồ và tiến hành quy hoạch lại, xây dựng hệ thống đường bao quanh hồ và khánh thành vào năm 1893. Từ đó, khu vực này trở thành vùng chuyển tiếp giữa khu phố cổ Thăng Long với khu phố mới mang phong cách châu Âu, đồng thời đóng vai trò là trung tâm của thành phố, nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa quan trọng.

Về mặt không gian, phía bắc hồ Hoàn Kiếm được thiết kế mở, trở thành điểm đến của nhiều tuyến phố cổ, tiêu biểu là hai tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can. Đây đều là những con phố buôn bán sầm uất, mang đậm nét đặc trưng của Kẻ Chợ với không khí náo nhiệt, sôi động. Chính nhờ vai trò kết nối và giao thoa này, hồ Hoàn Kiếm không chỉ đơn thuần là một cảnh quan thiên nhiên mà còn là biểu tượng văn hóa xuyên suốt nhiều thời kỳ lịch sử, nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ của người dân trong nước mà cả du khách quốc tế.

Bên cạnh đó, hiện nay, quanh hồ Gươm vẫn lưu giữ nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng như tháp Hòa Phong, vườn hoa và tượng đài Lý Thái Tổ, khu vực đền Bà Kiệu, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đền thờ Vua Lê, cũng như các không gian ngã tư Hàng Khay – Bà Triệu và Hàng Khay – Hàng Bài. Hệ thống cây xanh là một phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp đặc sắc của hồ Hoàn Kiếm. Nhiều cây cổ thụ đã trở thành biểu tượng gắn liền với khu vực này. Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và cảnh quan, từ năm 2013, quần thể di tích hồ Hoàn Kiếm đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích cấp quốc gia đặc biệt.

– Là người chứng kiến nhiều lần cải tạo cảnh quan hồ Gươm, theo ông Hà Nội cần rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ những lần cải tạo trước?

– Từ năm 1954 đến nay, Đảng, Nhà nước và Trung ương luôn dành sự quan tâm sâu sắc trong công tác chỉ đạo phát triển thành phố Hà Nội, đặc biệt là khu vực hồ Hoàn Kiếm. Cụ thể, qua 7 lần quy hoạch chung, khu vực hồ Gươm luôn được xác định là trung tâm Thủ đô với định hướng cần được bảo tồn di sản, cảnh quan và phát huy giá trị để đảm nhiệm được chức năng là trung tâm, là không gian công cộng. Giai đoạn từ năm 1990 – 1994, Đảng và Nhà nước đã quan tâm sát sao, ban hành nhiều chỉ đạo cụ thể. Những văn bản chỉ đạo này chính là cơ sở quan trọng để đến năm 1996, Bộ Xây dựng, theo ủy quyền của Thủ tướng, phê duyệt quy hoạch khu vực hồ Gươm.

Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng đạt được kết quả như mong muốn. Một số công trình đã được triển khai thành công, nhưng cũng có những dự án thất bại. Chẳng hạn, đài phun nước Đông Kinh Nghĩa Thục từng nhiều lần được đề xuất cải tạo, song đều không thành công do thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng và chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.

Tương tự, các dự án mở rộng Thủy Tạ hay lắp đặt hệ thống chiếu sáng dưới đáy hồ Gươm cũng gặp thất bại, chủ yếu do chưa cân nhắc đầy đủ các yếu tố văn hóa… Ngoài ra, việc quy hoạch và cải tạo khu vực này cần chú trọng đến địa tầng để tránh nguy cơ sụt lún khi triển khai các công trình ngầm.

– Theo ông, Hà Nội cần có những giải pháp nào để việc cải tạo không gian quanh hồ Gươm và vùng phụ cận vừa bảo tồn được giá trị di sản, vừa phát huy tiềm năng của khu vực này?

– Theo tôi, Thành phố Hà Nội cần một nghiên cứu tổng thể, đa ngành, đặc biệt là lắng nghe nguyện vọng của người dân, bởi đây không chỉ là một dự án lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực mà còn tác động trực tiếp đến không gian văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Chẳng hạn, việc xác định vị trí cột mốc số 0 cần dựa trên những căn cứ khoa học và đo đạc chính xác bởi cột mốc này không đơn thuần là một biểu tượng, thể hiện vị thế của Hà Nội với cả nước, mà còn mang ý nghĩa khoa học định lượng. Với hệ thống cây xanh quanh hồ, cần có sự nhận diện đầy đủ về các cây di sản để đưa ra giải pháp bảo tồn hợp lý. Đối với vườn hoa, có thể chia thành sáu khu vực theo thiết kế, nhưng thay vì phân theo mùa, nên kết hợp nhiều loại hoa để tạo sự thống nhất hài hòa quanh hồ…

Trong quá trình mở rộng quảng trường và cải tạo hệ thống giao thông kết nối với khu vực hồ Gươm, cần một cái nhìn thận trọng, tránh nóng vội. Không thể vì nhu cầu phát triển trước mắt mà làm mất đi những công trình có giá trị. Những tòa nhà chỉ là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử ngắn có thể xem xét tháo dỡ để trả lại không gian công cộng, nhưng với các công trình mang tính biểu tượng, có giá trị kiến trúc và dấu ấn lịch sử rõ nét, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Mọi đô thị đều phải thay đổi để thích nghi với sự phát triển, nhưng những thành phố có bản sắc là những nơi biết gìn giữ quá khứ ngay trong lòng hiện tại. Hà Nội cần một quá trình cải tạo có chiều sâu, có tính toán cẩn trọng, nơi mỗi quyết định đều được cân nhắc trên cả góc độ quy hoạch lẫn di sản và ký ức đô thị. Tôi tin rằng, nếu có một lộ trình minh bạch – với sự tham vấn của chuyên gia, sự đối thoại công khai với cộng đồng, Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển mà vẫn giữ được hồn cốt của mình, thứ làm nên nét đặc trưng và sâu lắng của một Thủ đô ngàn năm văn hiến.

– Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn: https://hanoimoi.vn/kien-tao-khong-gian-ho-guom-tinh-than-moi-mang-den-nhung-gia-tri-moi-nhan-dien-dung-gia-tri-canh-quan-yeu-to-then-chot-trong-bao-ton-va-phat-trien-698063.html

Cùng chủ đề

Tôn vinh tinh hoa di sản ẩm thực Việt Nam

Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức.Đáng chú ý, nhiều thương hiệu phở...

Quảng bá tinh hoa nghề truyền thống

Sự kiện có sự tham gia của đông đảo các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội. ...

Ra mắt sách về họa sĩ Phạm Lực

Cuốn sách "Cây cọ được Chúa cầm tay" là góc nhìn sâu sắc của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - nhà sưu tầm nghệ thuật, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, một chính khách hiểu biết và...

Hà Nội kịp thời ban hành chính sách về phát triển nguồn nhân lực

Cùng tham gia đoàn giám sát có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội...

Khai mạc chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội

Trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội, người dân và du khách sẽ được xem nhiều trưng bày, triển lãm về làng nghề hấp dẫn như: Trưng bày...

Cùng tác giả

Tôn vinh tinh hoa di sản ẩm thực Việt Nam

Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức.Đáng chú ý, nhiều thương hiệu phở...

Quảng bá tinh hoa nghề truyền thống

Sự kiện có sự tham gia của đông đảo các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội. ...

Ra mắt sách về họa sĩ Phạm Lực

Cuốn sách "Cây cọ được Chúa cầm tay" là góc nhìn sâu sắc của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - nhà sưu tầm nghệ thuật, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, một chính khách hiểu biết và...

Hà Nội kịp thời ban hành chính sách về phát triển nguồn nhân lực

Cùng tham gia đoàn giám sát có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội...

Khai mạc chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội

Trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội, người dân và du khách sẽ được xem nhiều trưng bày, triển lãm về làng nghề hấp dẫn như: Trưng bày...

Cùng chuyên mục

Tôn vinh tinh hoa di sản ẩm thực Việt Nam

Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức.Đáng chú ý, nhiều thương hiệu phở...

Quảng bá tinh hoa nghề truyền thống

Sự kiện có sự tham gia của đông đảo các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội. ...

Ra mắt sách về họa sĩ Phạm Lực

Cuốn sách "Cây cọ được Chúa cầm tay" là góc nhìn sâu sắc của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - nhà sưu tầm nghệ thuật, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, một chính khách hiểu biết và...

Khai mạc chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội

Trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội, người dân và du khách sẽ được xem nhiều trưng bày, triển lãm về làng nghề hấp dẫn như: Trưng bày...

Công bố loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất trên VTV

Thông tin tại cuộc họp báo ngày 18-4, tại Hà Nội, công bố chuỗi chương trình trọng điểm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình...

Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2025

Phát biểu tại lễ phát động, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội được tổ chức hằng năm là...

Lực đẩy để phát triển Thủ đô

Dự hội thảo có: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì; lãnh đạo các đơn vị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du...

Sôi động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Sáng 18-4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy, tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm).Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Phố sách...

“Cây cọ được Chúa cầm tay”

Gắn bó với quân đội ngay từ những ngày đầu sáng tác, ông đã dùng cây cọ của mình ghi lại những khoảnh khắc chân thực của chiến tranh, khắc họa đời sống người lính và tôn vinh vẻ...

Nóng ở cả hai đầu bảng xếp hạng

Khó lường cuộc đua vô địchSau vòng 18 V.League 2024-2025, ngôi đầu bảng xếp hạng vẫn không “đổi chủ”, cuộc đua “quyền lực” dường như bị chững lại khi cả 3 đội dẫn đầu đều không thể giành chiến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất