Powered by Techcity

Dịu dàng Kyoto


Vì vậy, khi chọn Kyoto làm điểm đến trong những ngày đầu năm mới, tôi mang theo niềm háo hức và tò mò về vùng đất cố đô, nơi lưu giữ những ngôi đền cổ kính, khu phố truyền thống và những giá trị văn hóa sâu sắc. Không náo nhiệt như Tokyo hay tráng lệ như Osaka, Kyoto tựa một âm điệu tĩnh tại của thời gian.

kyoto-du.jpg
Thiếu nữ Nhật Bản cầu nguyện tại một ngôi đền ở Kyoto trong những ngày đầu năm mới.

Việc Nhật Bản chuyển sang đón năm mới theo dương lịch là quyết định mang tính lịch sử phản ánh sự thay đổi của một quốc gia đậm nét truyền thống đang gắng sức bảo tồn những giá trị văn hóa, đồng thời vẫn không ngừng phát triển. Oshogatsu – dịp Tết của đất nước, là thời khắc thiêng liêng để người dân Nhật Bản tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong điều lành và gắn kết gia đình. Không rộn ràng, sôi động như Tết cổ truyền ở các quốc gia Đông Á khác, năm mới tại Nhật Bản, đặc biệt là ở Kyoto, lại mang dáng vẻ thanh tịnh, nhẹ nhàng, đầy tính chiêm nghiệm.

Kyoto, cố đô nghìn năm tuổi, là nơi mỗi con phố, mỗi bước chân đều thấm đẫm truyền thống và sự linh thiêng. Không chỉ lưu giữ tinh hoa văn hóa ngàn năm, Kyoto còn là nơi lý tưởng để cảm nhận không khí năm mới theo phong cách Nhật Bản – nhẹ nhàng như chính nhịp sống vốn có. Gion và Higashiyama, hai khu phố cổ nổi tiếng mang đậm nét đẹp xưa cũ, với mái nhà gỗ trầm mặc, ánh đèn lồng phản chiếu trên những con đường lát đá, sắc hoa anh đào phớt nhẹ trong không khí se lạnh, tựa bức thư họa mùa xuân. Những ngôi đền như Fushimi Inari Taisha, Yasaka Shrine hay Kiyomizu-dera không chỉ là điểm hành hương mà còn lưu giữ hơi thở Kyoto qua bao thế kỷ.

Nửa đêm ngày 31-12 là thời khắc diễn ra nghi lễ “Joya-no-Kane” ở các ngôi đền khắp Kyoto. 108 tiếng chuông ngân đại diện cho 108 phiền não, vang lên như để thanh lọc tâm hồn, gột rửa muộn phiền, mở ra một năm mới an lành. Khoảnh khắc ấy không ồn ào náo nhiệt, mà trầm lắng và thiêng liêng, để lại trong lòng người tham gia sự thanh thản kỳ diệu.

Riêng đền Yasaka ở khu Gion đêm giao thừa lại rực sáng trong lễ hội Okera Mairi-một nghi thức đốt lửa thiêng có từ lâu đời ở Kyoto. Ngọn lửa được nhóm lên từ cây okera, một loại thảo dược truyền thống, mang theo niềm tin về sự thanh tẩy, xua đuổi tà khí và ban phước lành cho năm mới. Dòng người chậm rãi tiến vào sân đền, lặng lẽ cầu nguyện trước ánh lửa đỏ rực. Họ mang những đốm than hồng về nhà, dùng để nấu món ozoni – canh bánh gạo mochi truyền thống, hoặc thắp sáng bàn thờ tổ tiên, như một cách đón nhận may mắn và bình an. Hình ảnh vô số ngọn lửa cháy rực trong đêm giao thừa tại đền Yasaka không chỉ là biểu tượng của năm mới ở Kyoto mà còn thể hiện tinh thần gìn giữ truyền thống của người Nhật. Giữa một đất nước hiện đại, nét văn hóa này vẫn được trân trọng và lưu truyền, như một ngọn lửa bất diệt thắp sáng hy vọng.

Một truyền thống không thể thiếu trong dịp Oshogatsu là Hatsumode – phong tục viếng đền cầu nguyện đầu năm theo Thần đạo. Người Nhật thường thực hiện nghi lễ này từ đêm giao thừa hoặc trong những ngày đầu năm mới. Dù phải xếp hàng chờ đợi trong giá lạnh, họ vẫn kiên nhẫn, tay cầm chén amazake ấm nóng, lặng lẽ cầu mong một năm thuận hòa. Sáng sớm đầu năm, dòng người nối dài trước cổng đền, từng bước chậm rãi tiến vào không gian linh thiêng, nơi những lời nguyện ước vang lên trong sự trang nghiêm. Sau khi cầu nguyện, họ mua bùa may mắn omamori hoặc viết điều ước lên ema – những tấm gỗ nhỏ treo đầy trong gió. Những dòng chữ viết tay nắn nót, những ước nguyện giản dị mà chân thành, khiến không gian nơi đây thêm phần lắng đọng, như chứa đựng bao hy vọng của một khởi đầu mới.

Đầu năm mới ở Kyoto không chỉ là thời khắc chuyển giao, mà còn là dịp để tận hưởng những giá trị truyền thống qua ẩm thực. Osechi Ryori – mâm cỗ ngày Tết của người Nhật, được chuẩn bị tỉ mỉ trong những hộp gỗ sơn mài, mỗi món ăn mang một ý nghĩa riêng: Trứng cá tuyết biểu trưng cho sự thịnh vượng, tôm hùm cho tuổi thọ, cá trích tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, đậu nành cầu mong trường thọ, củ cải ngâm đại diện cho sự hòa thuận trong gia đình. Bên cạnh đó, món ozoni – xúp mochi truyền thống, lại mang đến hương vị giản dị nhưng sâu lắng. Một bát ozoni nóng hổi với nước dùng thanh nhẹ, kết hợp cùng mochi mềm dẻo, khiến tôi liên tưởng đến chính Kyoto: Trầm lắng, tinh tế, và luôn lưu lại trong lòng thực khách dư vị ấm áp của mùa xuân.

Bên cạnh những nghi lễ tôn giáo, người dân Kyoto còn dọn dẹp nhà cửa, trang trí cây thông Kadomatsu trước hiên – một biểu tượng của sự thịnh vượng và bình an. Những phong tục này không chỉ mang ý nghĩa chào đón năm mới, mà còn thể hiện tinh thần kết nối với thiên nhiên và sự trân trọng truyền thống của người Nhật.

Mặc dù Nhật Bản đã hội nhập sâu rộng với thế giới, Kyoto vẫn là nơi quá khứ và hiện tại hòa quyện trong từng góc phố, mái chùa rêu phong, cánh cổng torii đỏ thắm. Những ngày đầu năm, Kyoto không ồn ào, náo nhiệt mà tĩnh lặng, an yên để những bộn bề tan biến, nhường chỗ cho những điều mới mẻ, tốt lành. Người Kyoto đón năm mới bằng sự giản dị nhưng sâu sắc như một tách trà nóng trong khu vườn tĩnh mịch, một bữa ăn truyền thống ấm cúng hay khoảnh khắc chiêm nghiệm trước ngọn lửa thiêng cháy rực trong đêm giao thừa. Tất cả tạo nên một khởi đầu nhẹ nhàng, ý nghĩa, giúp con người tạm dừng để trân quý những giá trị trường tồn: Thiên nhiên, văn hóa, gia đình và cộng đồng.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/diu-dang-kyoto-693283.html

Cùng chủ đề

59 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xin nghỉ hưu trước hạn

Ngoài ra, 10 đồng chí trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm.Thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới, Công an thành phố sẽ kết...

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Báo chí Hà Nội cũng đã tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)… Qua đó, góp phần quan trọng định hướng tư tưởng, tạo sự thống nhất...

Tìm hiểu về biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Gustave Dumoutier, do Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết với Nhà Xuất bản Thế giới ấn...

Phát động Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Rực rỡ Việt Nam”

Cuộc thi được tổ chức bởi Hiệp hội Art Space kết hợp với Phòng trưng bày tranh nghệ thuật A2Z tại thủ đô Paris (Pháp), cùng sự đồng hành của nhiều tổ chức và hiệp hội uy tín tại...

Cùng tác giả

59 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xin nghỉ hưu trước hạn

Ngoài ra, 10 đồng chí trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm.Thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới, Công an thành phố sẽ kết...

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Báo chí Hà Nội cũng đã tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)… Qua đó, góp phần quan trọng định hướng tư tưởng, tạo sự thống nhất...

Tìm hiểu về biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Gustave Dumoutier, do Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết với Nhà Xuất bản Thế giới ấn...

Phát động Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Rực rỡ Việt Nam”

Cuộc thi được tổ chức bởi Hiệp hội Art Space kết hợp với Phòng trưng bày tranh nghệ thuật A2Z tại thủ đô Paris (Pháp), cùng sự đồng hành của nhiều tổ chức và hiệp hội uy tín tại...

Cùng chuyên mục

Chống biến tướng trong du lịch tâm linh

Đáng nói, sự phát triển của du lịch tâm linh thời gian qua, tuy đã có nhiều chuyển biến, văn minh hơn, song vẫn còn không ít bất cập, đòi hỏi có những biện pháp ngăn chặn kịp thời...

Hà Nội trong top 25 điểm đến được yêu thích nhất mọi thời đại

Theo Trung tâm thông tin (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), giải thưởng Traverler’s Choice Awards Best of the Best Destinations của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu...

4 ngôi đền ở Kyoto nên ghé đầu năm

Đền Heian JinguĐền Heian Jingu là một địa điểm tham quan nổi tiếng trong năm mới, được xây dựng để kỷ niệm 1.100 năm ngày dời thủ đô đến Heian (nay là Kyoto) vào năm 794.Người dân Kyoto đến...

Các khách sạn“tung” gói kích cầu hấp dẫn cho ngày Valentine và 8-3

Từ thực đơn hấp dẫnLà khách sạn lâu đời và mang đậm dấu ấn lịch sử của Hà Nội, Sofitel Legend Metropole Hà Nội luôn là điểm đến hàng đầu cho những ai mong muốn tận hưởng một Valentine...

Đầu năm thưởng trà sen Bách Diệp

Đây không chỉ là việc uống trà hằng ngày mà còn là một trải nghiệm tâm linh, tĩnh lặng cũng như sự tận hưởng từ việc nếm thấy hương vị và thưởng thức trà.Có lẽ như vậy nên thưởng...

Trieste – thành phố duyên dáng

Lát cắt lịch sửDu khách khi đến Trieste nên mua cho mình một tấm thẻ thông hành FVGcard. Một tấm thẻ chỉ với giá 30 Euro (có giá trị trong 48h) hoặc 45 Euro (giá trị trong 1 tuần)...

Thị trấn nghỉ mát Grado

Khu phố cổ ở trung tâm Grado là cả một kho tàng quý báu. Mỗi công trình tại đây mang một “sức nặng” lịch sử hiếm có, ví dụ như Vương cung thánh đường Sant'Eufemia được xây dựng vào...

Học lịch sử từ du lịch về nguồn

Những tour du lịch về nguồn này không chỉ nâng tầm điểm đến mà còn giúp du khách có thêm kiến thức về lịch sử dân tộc.Đa dạng tour về nguồnNhững năm gần đây, sản phẩm du lịch về...

Bối Khê – ngôi chùa cổ nức tiếng vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Ngôi chùa vừa thờ phật, vừa thờ thánh ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất