Powered by Techcity

Nỗ lực xây dựng hình ảnh lễ hội ấn tượng, văn minh Gia tăng giá trị điểm đến, tạo sức hút về du lịch


le-hoi-1.jpg
Chương trình nghệ thuật tại Lễ hội gò Đống Đa năm 2025 được thực hiện theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping. Ảnh: Xuân Trần

Mới mẻ và văn minh hơn

Đánh giá từ Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) cho biết, công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các địa phương ngày càng đi vào nền nếp. Nhiều “điểm nóng” đã dần hạ nhiệt, đẩy lùi tiêu cực, đặc biệt tại các lễ hội lớn như chùa Hương, hội Lim, hội Gióng đền Sóc, Lễ hội khai ấn đền Trần… Có được chuyển biến này nhờ hàng loạt giải pháp đảm bảo an toàn, lành mạnh, văn minh lễ hội đã được chính quyền các địa phương, Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội triển khai nghiêm túc theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Tại chùa Hương, một diện mạo văn minh, ấn tượng không chỉ “ghi điểm” đối với hàng vạn du khách mà còn khẳng định nỗ lực tạo sức hút trên nền tảng những giá trị văn hóa truyền thống. Ông Bùi Văn Triều, Trưởng ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết: Lễ hội chùa Hương năm 2025 có chủ đề “Lễ hội chùa Hương – điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt”, diễn ra trong 3 tháng (từ ngày 3-2 đến hết ngày 1-5-2025). Điểm nổi bật là những đổi mới trong công tác tổ chức, với mục tiêu khẳng định chùa Hương là điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt. Từ chủ đề này, Ban tổ chức lễ hội đã xây dựng “Tuần lễ Văn hóa Du lịch truyền thống” nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật dân gian truyền thống, kết hợp cùng với các trò chơi dân gian… góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội, tạo sức thu hút với du khách thập phương.

Các bến, bãi đỗ xe được quy hoạch chặt chẽ, đảm bảo chất lượng dịch vụ và giá cả theo quy định. Công tác quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy được siết chặt, đảm bảo môi trường lễ hội an toàn và thân thiện. “Ban quản lý di tích nỗ lực nhằm đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trên dòng suối Yến. Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương được giao nhiệm vụ xây dựng phương án đưa công nghệ số vào quản lý, sử dụng mã QR để đánh giá sự hài lòng của du khách cũng như tiếp nhận ý kiến phản ánh, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Đặc biệt, đối với những trường hợp làm phiền du khách, vòi vĩnh hay có các hành vi không chuẩn mực, Bản quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội sẽ nhắc nhở, xử lý nghiêm” – ông Bùi Văn Triều chia sẻ.

Ghi nhận những chuyển biến tích cực tại lễ hội trọng điểm này, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài nhấn mạnh, công tác quản lý và tổ chức lễ hội chùa Hương năm nay có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền về giá trị lịch sử văn hóa của di tích, lễ hội được tập trung, đặc biệt chú trọng tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử, đẩy lùi mê tín dị đoan; phân luồng giao thông, trang trí cảnh quan, vệ sinh môi trường nhiều chuyển biến rõ nét…

So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng du khách thập phương về du xuân trẩy hội chùa Hương có vắng hơn. Tuy nhiên, trong những ngày tới, đặc biệt trong dịp cuối tuần, dự kiến lượng khách sẽ tăng cao. “Công tác phục vụ, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao. Số lượng đò thuyền phục vụ du khách năm nay khoảng 4.000 chiếc, chúng tôi cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, kể cả trong những ngày cao điểm, lượng khách lên tới 60.000 – 70.000 người…” – ông Triều cho biết.

Cùng với lễ hội chùa Hương, một trong những điểm đến lễ hội được đánh giá có diện mạo khởi sắc là hội gò Đống Đa. Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm nay có diện mạo mới mẻ, với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật “Đống Đa – Sử vàng lưu danh – Tương lai vững bước” được thực hiện theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại. Không chỉ là không gian tôn vinh những giá trị truyền thống, tri ân các bậc tiền nhân, diện mạo mới mẻ đã đưa hội Gò Đống Đa thực sự trở thành một điểm đến ấn tượng, văn minh, thu hút du khách.

Tôn vinh truyền thống, đẩy lùi tiêu cực

Chuyển biến rõ nét trong bức tranh lễ hội những năm gần đây là yếu tố bản sắc văn hóa truyền thống ngày càng được tôn vinh, lan tỏa. Đến với Lễ hội làng Triều Khúc (mùng 9 đến 12 tháng Giêng), du khách không khỏi thích thú với hình ảnh các chàng trai giả gái múa “con đĩ đánh bồng”. Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt, là nét văn hóa truyền thống không đâu có được. “Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long. Bởi vậy, hội làng Triều Khúc được đánh giá là vẫn giữ được nét nguyên sơ nhất của lễ hội truyền thống, mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Cũng là “điểm hẹn” thú vị dịp đầu xuân, Lễ hội đền Sái (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) đã thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách tìm về để được sống trong bầu không khí đặc sắc. “Linh hồn” của lễ hội là tục “rước vua giả”. Trong âm thanh hò reo phấn khích, cả ngàn người dân và du khách vây quanh và đi theo kiệu rước vua, chúa và võng lọng rước quan. Tục “rước vua giả” đặc sắc được tái hiện sinh động nhằm tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa. Đoàn người gồm nhân dân địa phương và đại biểu, du khách theo đoàn rước từ đình làng Thụy Lôi về đền Sái, quãng đường khoảng đôi ba cây số đầy ắp thanh âm náo nhiệt, cảm xúc phấn chấn đầu xuân.

Tại Nam Định, Lễ hội Khai ấn đền Trần 2025 cũng là một điểm đến thu hút dịp đầu xuân ở miền Bắc. Theo Ban quản lý di tích đền Trần – chùa Tháp, việc tổ chức Lễ khai ấn đền Trần không chỉ mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, yếu tố tâm linh mà còn mang tính giáo dục lịch sử sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Chương trình lễ hội bao gồm phần nghi lễ trang trọng và phần hội sôi động, đậm bản sắc văn hóa truyền thống, trọng tâm là các hoạt động như Lễ rước kiệu Ngọc Lộ; lễ rước nước, tế cá; nghi lễ dâng hương, rước kiệu ấn và khai ấn…

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, vẫn xuất hiện những hình ảnh đám đông tranh cướp lộc tại một số lễ hội. Tâm điểm gây chú ý năm nay lại tập trung ở những lễ hội mang thông điệp, niềm tin gửi gắm qua các nghi lễ cầu may như cầu sinh được con trai tại Lễ hội Đúc Bụt (thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc); Lễ hội Đả cầu cướp phết (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc); Lễ hội Giằng bông (xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Ghi nhận chung tại các lễ hội này là tình trạng những đám đông chen lấn, xô đẩy để tranh lộc, cầu may.

Tại Hội phết Hiền Quan (diễn ra ngày 12-13 tháng Giêng), sau 7 năm không đánh phết, người dân địa phương tiếc nuối bởi phần tạo nên linh hồn, bản sắc riêng trong lễ hội đã không được tổ chức. Người Hiền Quan vốn xem lễ hội là ngày Tết riêng của mình nhưng không có đánh phết, không khí lễ hội Hiền Quan trầm lắng hơn hẳn. “Dù lễ hội có nhiều phần, phần nào cũng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống nhưng với dân Hiền Quan, có lẽ phần được mong chờ nhất chính là đánh phết. Để đảm bảo an toàn, văn minh, nhiều năm nay lễ hội đã không có phần này, những người con quê hương vô cùng tiếc nuối, nhiều người không về quê dự hội nữa” – ông Bùi Phúc Khánh, bậc cao niên quê gốc Hiền Quan bày tỏ.

Để chuẩn bị cho Lễ hội phết Hiền Quan 2025, từ cuối năm 2024, Sở VH,TT&DL tỉnh Phú Thọ phối hợp với UBND huyện Tam Nông tổ chức Hội thảo khoa học “Lễ hội phết Hiền Quan – Nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, tổ chức”. Các chuyên gia, nhà quản lý khẳng định, không cần bàn cãi về giá trị truyền thống của Hội phết, thế nhưng cái khó ở chỗ tìm ra giải pháp cho màn tranh cướp phết đảm bảo an toàn.

Bài toán ở Hiền Quan cũng từng đặt ra ở nhiều lễ hội và trước khi những “đáp án” hài hòa được đưa ra đã có nhiều cân nhắc từ chính quyền địa phương, nhà quản lý và các chuyên gia. Dư luận hẳn chưa quên những hình ảnh hỗn loạn từng xảy ra với Hội Gióng đền Sóc, Lễ hội đền Trần (Nam Định)… Để có được đáp án cuối cùng, Ban tổ chức Hội Gióng đền Sóc tìm đến giải pháp tán lộc hoa tre cho dân làng và du khách, xóa bỏ điểm nóng cướp lộc hoa tre. Lễ khai ấn đền Trần chuyển thời gian khai ấn sang sớm ngày Rằm tháng Giêng cũng đã khắc phục tình trạng xô đẩy, giẫm đạp cướp ấn trong đêm.

Phát huy những giá trị truyền thống, tạo nên hình ảnh đẹp và ấn tượng tại các lễ hội cũng chính là mục đích hướng đến, để mỗi lễ hội trở thành một điểm đến giàu sức thu hút với du khách thập phương.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/no-luc-xay-dung-hinh-anh-le-hoi-an-tuong-van-minh-gia-tang-gia-tri-diem-den-tao-suc-hut-ve-du-lich-693249.html

Cùng chủ đề

59 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xin nghỉ hưu trước hạn

Ngoài ra, 10 đồng chí trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm.Thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới, Công an thành phố sẽ kết...

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Báo chí Hà Nội cũng đã tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)… Qua đó, góp phần quan trọng định hướng tư tưởng, tạo sự thống nhất...

Tìm hiểu về biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Gustave Dumoutier, do Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết với Nhà Xuất bản Thế giới ấn...

Phát động Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Rực rỡ Việt Nam”

Cuộc thi được tổ chức bởi Hiệp hội Art Space kết hợp với Phòng trưng bày tranh nghệ thuật A2Z tại thủ đô Paris (Pháp), cùng sự đồng hành của nhiều tổ chức và hiệp hội uy tín tại...

Cùng tác giả

59 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xin nghỉ hưu trước hạn

Ngoài ra, 10 đồng chí trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện tự nguyện xin giữ chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm.Thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới, Công an thành phố sẽ kết...

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Báo chí Hà Nội cũng đã tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)… Qua đó, góp phần quan trọng định hướng tư tưởng, tạo sự thống nhất...

Tìm hiểu về biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Gustave Dumoutier, do Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết với Nhà Xuất bản Thế giới ấn...

Phát động Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Rực rỡ Việt Nam”

Cuộc thi được tổ chức bởi Hiệp hội Art Space kết hợp với Phòng trưng bày tranh nghệ thuật A2Z tại thủ đô Paris (Pháp), cùng sự đồng hành của nhiều tổ chức và hiệp hội uy tín tại...

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu về biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Gustave Dumoutier, do Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết với Nhà Xuất bản Thế giới ấn...

Phát động Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Rực rỡ Việt Nam”

Cuộc thi được tổ chức bởi Hiệp hội Art Space kết hợp với Phòng trưng bày tranh nghệ thuật A2Z tại thủ đô Paris (Pháp), cùng sự đồng hành của nhiều tổ chức và hiệp hội uy tín tại...

Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Đây là hoạt động thực hiện Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 – 17/3/2025). Theo đó, 7...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 20-2-2025

Dự thảo đề án về quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố tại Hà Nội: Góp phần tạo diện mạo mới cho Thủ đôViệt Nam đang hướng tới một nền kinh tế...

Khai mạc Liên hoan đồng ca, hợp xướng “Đảng – Mùa xuân – Dân tộc ”- Hà Nội năm 2025

Qua đó, liên hoan góp phần tạo sự thống nhất trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô để triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử – văn hóa vùng đất Đan Phượng và danh nhân Tô Hiến Thành

Ngày 19/2, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử – văn hóa quê hương Đan Phượng và danh nhân Tô Hiến Thành”. Dự hội thảo có: nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ; nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành...

Đăng ký tham gia các hoạt động triển lãm năm 2025

Ngày 07/02/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc đăng ký tham gia các hoạt động triển lãm năm 2025. Theo đó, triển khai Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 – 2025 và Kế hoạch công tác năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể...

Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 – 17/3/2025), trong các tối 14, 15 và 16/3/2025, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chương trình biểu diễn tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố. Theo đó, 07 đơn vị nghệ thuật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất