Powered by Techcity

Tục xin lửa tại Lễ hội Văn Nội (quận Hà Đông)


Cuối ngày lễ hội 12 tháng Giêng hằng năm kết thúc, có tục lệ rước mã thờ và lửa thiêng từ đình xuống lăng mộ “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá” để hóa mã, thu hút hàng nghìn người dân Văn Nội và khách thập phương tham dự…

Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) thờ Đức Thành hoàng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng.

Đức Thành hoàng thờ tại đình Văn Nội trong sử có ghi quê ở Phú Thịnh Trang, quận Cửu Chân. Ngài là một võ tướng tài ba xuất chúng, đã cùng ba quân tướng sĩ đánh giặc Đông Hán, thu nhiều thắng lợi. Trên đường về hội quân và tham gia hội thề ở Hát Môn, Ngài đã nghỉ chân ở khu làng Văn Nội. Do có tài thao lược, Ngài đã cùng Hai Bà Trưng giải phóng 65 tòa thành trì, thu giang sơn quy về một mối.

Sau chiến thắng, Ngài được Hai Bà phong tước “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân”. Khi Mã Viện thua trận, nhà Đông Hán dùng nhiều quỷ kế, tăng viện binh, điều lương thảo vây đánh quân ta ở Lãng Bạc, Cẩm Khê. Hai Bà thất thủ, Ngài rút quân lui về hạ trại tại Văn Nội Trang trong ít ngày để mai táng thi hài các tướng sĩ tử trận, rồi tiếp tục hành quân ra trận.

Tục xin lửa tại Lễ hội Văn Nội trở thành nét văn hóa độc đáo của địa phương. Ảnh: Hiếu Nguyễn

Đến tháng 10 năm Kiến Vũ thứ 19, Hán Mã Viện lại đem quân vây căn cứ Dư Phát và một trận quyết chiến đã xảy ra ở khu vực núi Trịnh (Thiệu Hóa). Do quân địch quá đông, quân ta mỏng nên Ngài đã cho quân rút về ngàn rừng phía Tây và đóng đồn ở Thắng Lãm Trang, Văn Nội Khu, tiếp tục chiến đấu đến cùng.

Đến ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch, lực lượng còn lại quá mỏng không thể chống cự được, Ngài đã tạ thế tại khu làng Văn Nội (nay vẫn còn giữ nguyên vết tích mộ), từ đó dân làng Văn Nội tôn thờ Ngài làm Thành hoàng.

Vua các triều đại phong kiến đã phong tặng Thành hoàng làng 33 đạo sắc, hiện còn nguyên vẹn nét chữ, dấu ấn trên nền giấy gió để ghi nhớ công đức của Ngài. Năm 1986 đình, chùa Văn Nội đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Lăng mộ “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá” được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 2019.

Hằng năm, vào ngày 11, 12 tháng Giêng, làng Văn Nội mở hội, có tổ chức các nghi thức truyền thống như: Lễ phụng nghênh nhà Thánh; lễ rước kiệu; lễ giã đám; lễ hóa mã tại lăng mộ tướng quân Chu Bá.

Những năm phong đăng hòa cốc, dân làng Văn Nội tổ chức đại đám, rước kiệu bát cống, kiệu hoa, kiệu long đình, hương án và các đồ khí tự, đón Quan anh Thanh Lãm, phường Phú Lãm từ đình xuống lăng mộ “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá” tế hội đồng, thể hiện tình đoàn kết giữa hai Thành hoàng làng của hai dân, xưa đã kết giao huynh đệ; phụng nghênh Đức Thượng Đẳng từ lăng mộ “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá” về đình (thể hiện lễ xuất quân của tướng sĩ đi đánh giặc). Sau buổi lễ giã đám, dân làng và du khách thập phương háo hức thưởng thức miếng trầu, ly rượu “khao quân”.

Cuối ngày lễ hội 12 tháng Giêng hằng năm kết thúc, có tục lệ rước mã thờ và lửa thiêng từ đình làng xuống lăng mộ “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá” để hóa mã, thu hút hàng nghìn người dân Văn Nội và khách thập phương tham dự. Mỗi người đều tìm mọi cách như dùng mồi lửa, đèn dầu, hương, nến… để xin lừa ở đình làng hoặc tại lăng mộ thờ vị tướng quân Chu Bá về nhà lấy may trong năm mới. Đây là một nét đẹp văn hóa của người dân Văn Nội từ nhiều năm nay, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới bình an, ấm no, hạnh phúc./.

Ngọc Trâm





Nguồn: https://sovhtt.hanoi.gov.vn/tuc-xin-lua-tai-le-hoi-van-noi-quan-ha-dong/

Cùng chủ đề

Đồng chí Trần Sỹ Thanh là Bí thư Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội

Thành lập Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội Theo Quyết định số 8153-QĐ/TU ngày 7-2-2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã quyết định thành lập Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội trực thuộc Thành ủy...

Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 50 điều (giảm 93 điều so với Luật hiện hành). Dự thảo Luật đã quy định một chương riêng về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền...

Dâng hương tưởng niệm 419 năm Ngày sinh ông tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị

Đình Tú Thị (số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2015, là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê...

Thành ủy Hà Nội công bố quyết định thành lập mới và kết thúc hoạt động của các tổ chức Đảng

Thực hiện nội dung định hướng của Trung ương tại Kết luận số 114-KL/TƯ ngày 11-01-2025 và Kết luận số 121-KL/TƯ ngày 24-01-2025 về tổng kết Nghị quyết số 18-KL/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...

Phủ Tây Hồ bình yên, văn minh trong dịp Rằm tháng Giêng

Ghi nhận của Đoàn kiểm tra liên ngành vào chiều 11-2, công tác tổ chức hoạt động tín ngưỡng và lễ hội phủ Tây Hồ có nhiều điểm mới.Năm nay, để Lễ hội phủ Tây Hồ diễn ra an...

Cùng tác giả

Đồng chí Trần Sỹ Thanh là Bí thư Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội

Thành lập Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội Theo Quyết định số 8153-QĐ/TU ngày 7-2-2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã quyết định thành lập Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội trực thuộc Thành ủy...

Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 50 điều (giảm 93 điều so với Luật hiện hành). Dự thảo Luật đã quy định một chương riêng về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền...

Dâng hương tưởng niệm 419 năm Ngày sinh ông tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị

Đình Tú Thị (số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2015, là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê...

Thành ủy Hà Nội công bố quyết định thành lập mới và kết thúc hoạt động của các tổ chức Đảng

Thực hiện nội dung định hướng của Trung ương tại Kết luận số 114-KL/TƯ ngày 11-01-2025 và Kết luận số 121-KL/TƯ ngày 24-01-2025 về tổng kết Nghị quyết số 18-KL/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...

Phủ Tây Hồ bình yên, văn minh trong dịp Rằm tháng Giêng

Ghi nhận của Đoàn kiểm tra liên ngành vào chiều 11-2, công tác tổ chức hoạt động tín ngưỡng và lễ hội phủ Tây Hồ có nhiều điểm mới.Năm nay, để Lễ hội phủ Tây Hồ diễn ra an...

Cùng chuyên mục

Dâng hương tưởng niệm 419 năm Ngày sinh ông tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị

Đình Tú Thị (số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2015, là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê...

Phủ Tây Hồ bình yên, văn minh trong dịp Rằm tháng Giêng

Ghi nhận của Đoàn kiểm tra liên ngành vào chiều 11-2, công tác tổ chức hoạt động tín ngưỡng và lễ hội phủ Tây Hồ có nhiều điểm mới.Năm nay, để Lễ hội phủ Tây Hồ diễn ra an...

Khai mạc Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh và Năm du lịch Ba Vì 2025

Gắn kết di sản văn hóa với du lịchNúi Ba Vì không chỉ được tôn vinh là “Nhất cao là núi Ba Vì”, mà còn là “Núi Tổ của nước Nam ta”, nơi hội tụ hồn cốt văn hóa...

Hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện Thạch Thất đạt những kết quả tích cực

Năm 2024, được sự quan tâm chỉ đạo Thành phố và huyện Thạch Thất, hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện đã đạt những kết quả tích cực, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện cũng như phục vụ nhu cầu văn hoá tinh thần của Nhân dân địa phương. Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Thạch Thất năm 2024 Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện đã thực hiện...

Kiểm tra công tác tổ chức lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai Xuân” tại đền Voi Phục

Sáng 11/2/2025, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao đã kiểm tra và làm việc với quận Ba Đình về công tác tổ chức lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai Xuân” tại đền Voi Phục (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình), là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn – trấn Tây của thành Thăng Long xưa. Đồng thời có những lưu ý trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích. Theo...

Khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng” tại đền Voi Phục

Sáng 11-2, tại di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức lễ hội truyền thống “Tế khai sắc, rước khai xuân”,...

Nét đẹp văn hóa Lễ hội đền Sái

Lễ hội đền Sái có nguồn gốc từ việc Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa… Di tích lịch sử đền Sái, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1986. Đây là nơi thờ Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ – Người có công giúp vua Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Di tích Quốc gia đền Sái Lễ hội đền Sái có nghi lễ rước...

Huyện Thường Tín tích cực thực hiện mô hình “Sáng – xanh – sạch – đẹp”

Mô hình được triển khai hiệu quả, góp phần xây dựng cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, hình thành nên nhiều “miền quê đáng sống”. Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Thường Tín đã tích cực thực hiện xây dựng mô hình “Sáng – xanh – sạch – đẹp” do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phát động. Mô hình được triển khai hiệu quả, góp phần xây...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 11-2-2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh dự Tết trồng cây tại công viên hồ Phùng KhoangSáng 10-2, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần...

Acecook Happiness Concert 2025 – hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc

Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạcRa mắt lần đầu năm 2016, Acecook Happiness Concert là sự kiện do Acecook Việt Nam phối hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) tổ chức, mang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất