Powered by Techcity

Nét đẹp truyền thống của người Việt


nghi-le-tha-ca-chep.jpg
Nghi lễ thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm tại Hoàng thành Thăng Long.

Hướng về cội nguồn, tổ tiên

Theo truyền thuyết dân gian của người Việt, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị thần trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm của con người trong một năm. Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời để báo cáo Ngọc Hoàng các công việc và mong ước của gia chủ.

Do nếp sống và thói quen sinh hoạt, lễ cúng ông Công, ông Táo của người Việt ở các vùng, miền có sự khác nhau. Ở miền Bắc, với quan niệm sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo lên chầu trời nên thông thường các gia đình đều cố gắng thu xếp làm mâm cơm cúng trước thời gian đó. Nhà nào bận việc, có thể tổ chức làm lễ cúng sớm hơn 1-2 ngày.

Mâm cơm cúng ông Công, ông Táo được thực hiện cầu kỳ hay đơn giản, tùy vào điều kiện của từng gia đình. Thông thường, lễ cúng có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và cá chép. Ngoài mâm ngũ quả, nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ mặn với đầy đủ các món truyền thống: Gà, xôi, nem, canh măng miến, giò, xào…

Có gia đình chuẩn bị lễ cúng đơn giản gồm hoa, quả, bộ đồ mã hoặc làm mâm cúng chay. Tùy theo quan niệm từng nhà, mâm cúng ông Công, ông Táo được đặt tại ban thờ gia tiên hoặc ở khu vực bếp. Sau lễ cúng, các gia đình sẽ hóa vàng và thả cá chép ở khu vực ao, hồ gần nhà.

Trong khi đó, ở miền Trung, vật phẩm không thể thiếu là tượng của tam vị Táo quân. Ở miền Nam, người dân thường làm lễ cúng muộn hơn, vào buổi tối ngày 23 tháng Chạp và một lễ cúng vào ngày 7 tháng Giêng để đón ông Táo trở về nhà.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục), giá trị cốt lõi của phong tục cúng ông Công, ông Táo là hướng về cội nguồn, tổ tiên, mong cầu hạnh phúc, no đủ. Vì thế, việc thực hành nghi lễ thờ cúng tuy có sự khác nhau ở các vùng miền và tại các gia đình, nhưng quan trọng nhất là vẫn lòng thành kính và thành tâm của mỗi người.

Để văn hóa truyền thống ngày càng đẹp

Cuộc sống hiện đại, phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo cũng có nhiều biến đổi, thậm chí bị hiểu sai trong cách làm lẫn trong tâm thức của một số người dân.

Hiện tượng đốt nhiều vàng mã hay hoạt động thả cá chép không đúng cách khá phổ biến. Không ít người khi thả cá để cả túi ni lông hoặc thả ở những khu vực không được phép.

Tại Hà Nội, vào ngày cúng ông Công, ông Táo, những khu vực như cầu Long Biên, hồ Tây và nhiều ao hồ khác vẫn còn tình trạng túi ni lông nổi trên mặt nước hoặc vương vãi trên cầu, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong tục cúng ông Công, ông Táo, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức cho rằng, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa ứng xử, hình thành ý thức của mỗi người trong các hoạt động tín ngưỡng dân gian.

“Không cứ mâm cao cỗ đầy, đốt nhiều vàng mã mới là thể hiện rõ lòng thành, mà quan trọng nhất, trong thâm tâm của mỗi người nhớ về tổ tiên, cội nguồn. Việc thả cá chép không chỉ có ý nghĩa tiễn ông Công, ông Táo về trời, mà còn có ý nghĩa phóng sinh, hướng thiện. Mỗi người dân cần phải hiểu rõ văn hóa thả cá chép để có hành động, ứng xử đúng, không gây phản cảm”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức chia sẻ.

Những năm gần đây, để giúp người dân hiểu rõ hơn về phong tục cúng ông Công, ông Táo và ý nghĩa của việc thả cá chép, nhiều nơi đã tổ chức hoạt động thả cá chép cùng với nhiều sự kiện Tết truyền thống. Điển hình là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức nghi lễ thả cá chép vào đúng ngày 23 tháng Chạp hằng năm và nhiều nghi lễ hoàng cung trong ngày Tết. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, nghi lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời và tục thả cá chép mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu mong sự bình an, thịnh vượng cho quốc gia và gia đình vào năm mới.

“Trong văn hóa dân gian Việt Nam, cá chép gắn liền với truyền thuyết về việc hóa rồng, trở thành biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ với ý chí, sức mạnh và sự thành công. Nghi thức thả cá chép tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long nhằm góp phần giáo dục truyền thống và gìn giữ văn hóa tốt đẹp của cha ông”, ông Nguyễn Thanh Quang chia sẻ.

Hiện nay, tại các khu vực ao, hồ cho phép người dân thả cá, các tấm bảng chỉ dẫn đề nghị người dân không vứt túi ni lông xuống hồ, cùng nhiều thùng rác đã được lắp đặt. Những nỗ lực trên đang góp phần giúp cho phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày càng đẹp và ý nghĩa hơn.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/phong-tuc-cung-ong-cong-ong-tao-net-dep-truyen-thong-cua-nguoi-viet-691236.html

Cùng chủ đề

Sống chậm ở Việt Nam vào top trải nghiệm phải thử năm 2025

Việt Nam là điểm đến lý tưởng dành cho các chuyến du lịch gia đình. Ảnh: Hoàng Hà Tạp chí nổi tiếng National Geographic đã liệt kê danh sách những địa điểm tuyệt vời dành cho gia đình và Việt Nam đã được vinh danh. Theo Dom Tulett, tác giả của National Geographic, Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng dành cho những gia đình muốn trải nghiệm một chuyến đi chậm rãi để có cơ hội tìm hiểu về văn hóa của các...

Thủ tướng gặp nhà đầu tư nước ngoài: Dự kiến 10 năm sẽ có đường sắt tốc độ cao

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11-2024 với tổng vốn sơ bộ tương đương 67 tỉ USD. Toàn tuyến dài 1.541km, đi qua 20 tỉnh thành với tốc độ thiết kế 350km/h. Về năng lượng, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thông tin Việt Nam dự kiến hoàn thành nhà máy điện hạt nhân trong 5 năm. Cùng với đó, nhiều dự án lớn về...

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tại quận Long Biên

Đợt này, Đảng bộ quận Long Biên có 1 đảng viên nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 1 đảng viên nhận Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 6 đảng viên nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và...

Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng

Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự.Trong năm 2024, huyện thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác đối với 134...

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng… Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Cùng tác giả

Sống chậm ở Việt Nam vào top trải nghiệm phải thử năm 2025

Việt Nam là điểm đến lý tưởng dành cho các chuyến du lịch gia đình. Ảnh: Hoàng Hà Tạp chí nổi tiếng National Geographic đã liệt kê danh sách những địa điểm tuyệt vời dành cho gia đình và Việt Nam đã được vinh danh. Theo Dom Tulett, tác giả của National Geographic, Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng dành cho những gia đình muốn trải nghiệm một chuyến đi chậm rãi để có cơ hội tìm hiểu về văn hóa của các...

Thủ tướng gặp nhà đầu tư nước ngoài: Dự kiến 10 năm sẽ có đường sắt tốc độ cao

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11-2024 với tổng vốn sơ bộ tương đương 67 tỉ USD. Toàn tuyến dài 1.541km, đi qua 20 tỉnh thành với tốc độ thiết kế 350km/h. Về năng lượng, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thông tin Việt Nam dự kiến hoàn thành nhà máy điện hạt nhân trong 5 năm. Cùng với đó, nhiều dự án lớn về...

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tại quận Long Biên

Đợt này, Đảng bộ quận Long Biên có 1 đảng viên nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 1 đảng viên nhận Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 6 đảng viên nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và...

Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng

Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự.Trong năm 2024, huyện thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác đối với 134...

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng… Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Cùng chuyên mục

Nhà hát kịch Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

65 năm qua, các vở diễn của Nhà hát Kịch Hà Nội luôn mang đậm hơi thở cuộc sống cũng như tinh thần và cốt cách người Hà Nội… Sáng 21/1/2025, Nhà hát Kịch Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã đến dự buổi Lễ. Nhà hát kịch Hà Nội thành lập năm...

Tổ chức “Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025. Theo đó, Bộ giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Nhà hát...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 22-1-2025

Phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025Sáng 21-1, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tổ chức Hội nghị lần...

Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Gò Đống Đa

Chiều 21/1, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố do Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài làm trưởng đoàn đã đến làm việc và kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Gò Đống Đa. Cùng đi có Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lương Đức Thắng. Hàng năm cứ vào ngày mùng 5 tháng Giêng (Âm lịch), Lễ hội...

Nhà hát Kịch Hà Nội đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngày 21-1, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội trang trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và kỷ niệm 65 năm thành lập (1959-2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội...

Những trải nghiệm lần đầu tiên trên thế giới tại Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean

Sáng tạo vượt giới hạn với vật liệu độc nhất vô nhịLà người gắn bó nhiều năm với “kỳ quan ánh sáng” Yuyuan Garden lừng danh thế giới, bà Chen Jia, Giám đốc Văn hóa - Yuyuan INC, một...

Nhà văn Kim Nhũ và thông điệp từ “Gia đình nơi chốn ta về”

Là người yêu thơ và có tâm hồn giàu cảm xúc, những năm gần đây Kim Nhũ đã xuất bản một số tập thơ: “Thuở dấu yêu” (năm 2017), “Khúc ru lại về” (năm 2018), “Tình yêu và cuộc...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 21-1-2025

Dồn lực xây dựng nhà ở xã hội trong năm 2025Du khách được cung cấp miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa, thưởng thức các tiết mục múa rối, chèo, cồng chiêng... khi về Lễ hội du lịch...

2.025 drone trình diễn cùng pháo hoa tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”

Chiều 20-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Nam Từ Liêm, Công ty cổ phần giải pháp kinh doanh Corex tổ chức họp báo giới thiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất