Powered by Techcity

Nhà văn Kim Nhũ và thông điệp từ “Gia đình nơi chốn ta về”


Là người yêu thơ và có tâm hồn giàu cảm xúc, những năm gần đây Kim Nhũ đã xuất bản một số tập thơ: “Thuở dấu yêu” (năm 2017), “Khúc ru lại về” (năm 2018), “Tình yêu và cuộc sống” (năm 2022), “Những người gánh sông Trăng” (năm 2024, in chung cùng Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phạm Thu Yến, Đoàn Thị Lam Luyến, Trần Thị Trường). Bên cạnh đó chị còn xuất bản các tác phẩm văn xuôi, như: “Nơi gửi nỗi nhớ” (truyện ngắn và tạp văn, 2023) và mới đây là tập truyện ngắn “Gia đình nơi chốn ta về” (2024).

ebb72105bd51020f5b40-1-.jpg
Tập truyện ngắn “Gia đình nơi chốn ta về”

12 truyện ngắn trong “Gia đình nơi chốn ta về” (NXB Hội nhà văn) là 12 lát cắt về những số phận, cảnh đời khác nhau với góc nhìn đồng cảm và chan chứa yêu thương, như lời mở sách nhà văn viết: “Ý nghĩa của văn học chính là sự cảm thông đồng cảm”. Hầu hết các truyện đều lấy cảm hứng từ gia đình, nhân vật trung tâm là những con người bé mọn: Chị giúp việc, đứa bé tật nguyền, trẻ mồ côi…

Truyện “Đứa con ngoài giá thú” tái hiện và ca ngợi đức hy sinh của người phụ nữ nông thôn: “Tuổi thơ của Kiên Cường thiếu đi những lời dạy của bố nhưng chưa bao giờ con thiếu đi tình yêu thương, sự tần tảo, hy sinh chăm sóc của người mẹ”. Ngược lại, nhà văn phê phán những kẻ sống ích kỷ. Nhân vật Nguyên đã bị chức vụ đi đôi với quyền lực và tiền bạc làm mờ mắt, không dám đối diện với thực tế, không dám đến gặp lần cuối người phụ nữ từng giúp việc nhà, có con với mình. Hành trình để ông ta nhận ra sai lầm rất lâu và không hề đơn giản. Đến tuổi ngoại bát thập ông Nguyên mới ân hận, mỗi ngày đến quán cà phê bên kia đường để được nhìn thấy đứa con đi làm về. Cuối truyện, ông bị chết do tai nạn giao thông, còn Kiên Cường mặc đồ đen tự đến đưa tang cha trong lặng lẽ, anh tha thứ cho cha và cho chính mình. Truyện có ý nghĩa cảnh tỉnh sâu sắc.

Ở truyện “Hai đứa trẻ”, Kiên là một trẻ mồ côi, tâm sự qua Zalo với bạn tên Thiện có hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, hai anh em Thiện – Lành ở với ông bà nội già yếu ở miền núi. Thiện nói với Kiên: “Sao người lớn họ chẳng cần biết đến cảm nhận của chúng mình nhỉ? Thích thì họ về ở với nhau, không thích thì ra tòa và để đám trẻ con như bọn mình tan tác”. Câu hỏi ngây thơ và đầy day dứt ấy ở ngay mở đầu và điệp lại ở phần sau của truyện là thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc, buộc người làm cha mẹ phải suy nghĩ.

Truyện “Đám cưới cho người đã khuất” viết về bác sĩ Đoàn Văn Chiến và điều dưỡng Nguyễn Thị Khánh Huyền. Đôi thanh mai trúc mã ấy yêu nhau tha thiết, đã đính hôn và định ngày cưới thì đại dịch Covid-19 bùng phát. Bác sĩ Chiến cùng đồng nghiệp được lệnh vào Nam tăng cường cho bệnh viện dã chiến. Anh hẹn người yêu: “Em ở lại gắng giữ gìn nhé! Theo kế hoạch, sau ba tháng anh về bọn mình sẽ cưới”. Để cứu chữa người bệnh, bác sĩ Chiến và các đồng nghiệp đã làm việc không phải 8 mà là 18, thậm chí 20 tiếng mỗi ngày. Quá trình cứu chữa người bệnh, anh bị lây nhiễm Covid rồi tử vong. Khánh Huyền thương nhớ người yêu khôn nguôi, sau đó tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch, vào đúng bệnh viện nơi Chiến đã làm việc và ra đi: “Đến đây, cô cảm thấy vẫn còn nguyên hơi ấm của anh, còn nguyên bóng dáng thanh thoát từng bước vững chãi… Chỉ có vào đây cô mới nguôi ngoai nỗi nhớ thương anh… càng thương anh và cho rằng quyết định vào đây của mình là đúng đắn”.

Chứng kiến một sản phụ bị tử vong vì nhiễm Covid-19 nặng, Khánh Huyền bất ngờ “làm mẹ” và chăm sóc cháu bé mới 5 tháng tuổi hết sức chu đáo với tấm lòng yêu thương của tình mẫu tử. Cho đến khi cháu khỏi hẳn, được cha, một chiến sĩ biên phòng đón về thì chính Khánh Huyền đã quá mệt mỏi. Đêm ấy, cô thiếp đi rồi không bao giờ trở dậy được nữa. Sự ra đi của Khánh Huyền khiến cả bệnh viện bàng hoàng, thương xót… Hơn ba năm sau, đúng ngày đôi bạn trẻ trước đây đã định ước, hai bên gia đình đón tro cốt của đôi uyên ương về quê mai táng. Cùng với việc đó có thêm nghi lễ của đám cưới, chỉ khác là cô dâu, chú rể là hai bình tro cốt phủ vải điều. Người cha đi bên nghẹn ngào: “Ở trên ấy các con hạnh phúc nhé!”… Thông qua câu chuyện, tác giả trân trọng, ngợi ca sứ mệnh cứu người thiêng liêng, phẩm cách cao đẹp cùng tình yêu bất tử của các “thiên thần áo trắng” thời Covid-19.

Đi đôi với việc khẳng định giá trị thiêng liêng, trường tồn của tình cảm gia đình (“Một người mẹ”, “Người tình của cha”…), cuốn sách còn phê phán những kẻ xu thời, hãnh tiến, những cán bộ yếu kém, ích kỷ, không chịu học tập, lười đọc sách (“Cuộc chu du của một quyển sách”), phê phán những người coi trọng vật chất hơn tình cảm mẹ con, anh em (“Bí mật dưới gầm giường”, “Cái hố bom”)…

“Gia đình nơi chốn ta về” cuốn hút bạn đọc bởi lời kể dung dị mà sâu sắc, bố cục mạch lạc, ngôn ngữ đối thoại và tả tâm lý hợp với nhân vật. Tập truyện gửi thông điệp đến bạn đọc: Gia đình là bến bờ, cội nguồn của tình thương giúp con người nhận ra sai lầm, trở lại bản chất tốt đẹp của bản thân.

Nhà giáo, nhà văn Nguyễn Thị Kim Nhũ sinh năm 1954 tại Khoái Châu, Hưng Yên. Từ nhỏ chị đã yêu thích và bộc lộ năng khiếu văn chương. Năm 1971, Kim Nhũ thi đỗ vào Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng vì lý do khách quan nên chị không nhập mà xung phong đi miền núi, học Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc rồi trở thành giáo viên dạy văn tại Trường Sư phạm cấp 1 tỉnh Lai Châu, rồi Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Điện Biên. Năm 1996, chị chuyển công tác về Hà Nội, tiếp tục theo học khoa Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, rồi làm biên tập tại Báo Nông thôn ngày nay. Năm 2000 chị được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập của báo cho đến khi nghỉ hưu.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/nha-van-kim-nhu-va-thong-diep-tu-gia-dinh-noi-chon-ta-ve-691165.html

Cùng chủ đề

ĐS tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Thấu hiểu được những vất vả, khó khăn và thiệt thòi của người lao động trong ngành, Lãnh đạo và Công đoàn Đường sắt Việt Nam đã tổ chức chương trình nhằm trao quà và động viên tinh thần tới người lao động các đơn vị khu vực Gia Lâm – Long Biên. Phát biểu tại chương trình,Tổng Giám đốc Hoàng Gia Khánh cho biết chương trình không chỉ là sự kiện tri ân, mà còn đánh dấu một năm...

Nhà hát Kịch Hà Nội đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngày 21-1, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội trang trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và kỷ niệm 65 năm thành lập (1959-2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội...

Chiêm ngưỡng kiến trúc điện Kính Thiên lần đầu được giải mã

Từ những nguồn tư liệu uy tín của khảo cổ học, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tìm tòi để giải mã hệ thống kiến trúc của điện Kính Thiên. Từ đó, họ tiến hành tái hiện dưới mô hình 3D, trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhằm phục vụ người dân. Điện Kính Thiên được xây dựng năm...

Quận Hai Bà Trưng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Năm 2024, quận đã hoàn thành, hoàn thành vượt mức 4 chỉ tiêu về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; 21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số thu ngân sách trên...

Tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ, chất lượng

Kế hoạch nêu rõ, thực hiện Thông báo số 111-TB/VPTƯ ngày 3-12-2024 và Thông báo số 95-TB/VPTƯ ngày 21-8-2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với...

Cùng tác giả

ĐS tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Thấu hiểu được những vất vả, khó khăn và thiệt thòi của người lao động trong ngành, Lãnh đạo và Công đoàn Đường sắt Việt Nam đã tổ chức chương trình nhằm trao quà và động viên tinh thần tới người lao động các đơn vị khu vực Gia Lâm – Long Biên. Phát biểu tại chương trình,Tổng Giám đốc Hoàng Gia Khánh cho biết chương trình không chỉ là sự kiện tri ân, mà còn đánh dấu một năm...

Nhà hát Kịch Hà Nội đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngày 21-1, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội trang trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và kỷ niệm 65 năm thành lập (1959-2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội...

Chiêm ngưỡng kiến trúc điện Kính Thiên lần đầu được giải mã

Từ những nguồn tư liệu uy tín của khảo cổ học, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tìm tòi để giải mã hệ thống kiến trúc của điện Kính Thiên. Từ đó, họ tiến hành tái hiện dưới mô hình 3D, trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhằm phục vụ người dân. Điện Kính Thiên được xây dựng năm...

Quận Hai Bà Trưng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Năm 2024, quận đã hoàn thành, hoàn thành vượt mức 4 chỉ tiêu về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; 21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số thu ngân sách trên...

Tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ, chất lượng

Kế hoạch nêu rõ, thực hiện Thông báo số 111-TB/VPTƯ ngày 3-12-2024 và Thông báo số 95-TB/VPTƯ ngày 21-8-2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với...

Cùng chuyên mục

Nhà hát Kịch Hà Nội đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngày 21-1, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội trang trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và kỷ niệm 65 năm thành lập (1959-2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 21-1-2025

Dồn lực xây dựng nhà ở xã hội trong năm 2025Du khách được cung cấp miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa, thưởng thức các tiết mục múa rối, chèo, cồng chiêng... khi về Lễ hội du lịch...

2.025 drone trình diễn cùng pháo hoa tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”

Chiều 20-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Nam Từ Liêm, Công ty cổ phần giải pháp kinh doanh Corex tổ chức họp báo giới thiệu...

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

“Mối tình đầu”

Thế Duy tâm sự: Năm 22 tuổi anh yêu một cô gái nhà ở Phố Huế. Cô ấy có mái tóc mượt mà chảy dài qua eo, dáng người thanh mảnh, giọng nói nhẹ nhàng. Cả hai “cảm” nhau...

Triển khai công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn quận Hà Đông năm 2025

Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; những chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới… Quận ủy Hà Đông vừa ban hành Kế hoạch số 344-KH/QU triển khai công tác văn hóa,...

Triển lãm “95 mùa xuân có Đảng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và Mừng xuân Ất Tỵ 2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm chuyên đề “95 mùa xuân có Đảng” Triển lãm giới thiệu tới công chúng 66 tác phẩm đa dạng về thể loại và chất liệu của 55 tác giả sáng tác trong giai đoạn từ năm 1954 đến 2010 được trưng bày theo hai hình thức: truyền...

Tiếng hát là món quà dành tặng khán giả

- Ngọc Anh có thể chia sẻ cảm xúc sau khi giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024?- Thực sự em rất hạnh phúc và vui sướng, nỗ lực của mình đã được...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 20-1-2025

Bảo đảm đủ nước gieo cấy vụ xuân: Tập trung cao độ trong đợt điều tiết nước thứ haiLTS: Sau 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những kỳ tích...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ, phục hồi Di tích Đình So, Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng làng SoTheo Quyết định, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội nhằm nghiên cứu, nhận diện và xác định vị trí, mối quan hệ giữa Đình So với các di tích, công trình tôn giáo, tín ngưỡng khác trong khu vực.Quy mô quy hoạch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất