Powered by Techcity

Động lực nào cho dự báo tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2025?


DNVN – Nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) dự báo kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ tăng trưởng 6,5%. Các động lực tăng trưởng xuất phát từ đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu.

Tại tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025”, sáng ngày 3/1, TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam của nhóm chuyên gia thuộc VEPR cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong năm 2025, dự kiến đạt mức 6,5%.

Các động lực tăng trưởng xuất phát từ đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc đồng USD suy yếu và chính sách giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể hỗ trợ kinh tế vĩ mô, thuận lợi cho ngành xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, theo nhóm chuyên gia thuộc VEPR, năm 2025, một số rủi ro có thể ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Đó là các biến động kinh tế thế giới và các xu thế chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước lớn có thể giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Dù lạm phát 2024 dự kiến dưới 4,5% nhưng áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, nhập khẩu và sức mua.

Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025”.

Cùng đó, các xung đột địa chính trị chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ làm phân mảng kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu, nhất là các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu như Việt Nam. Biến đổi khí hậu và dân số già hóa nhanh chóng đang là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sự ổn định tài chính vĩ mô của Việt Nam trong dài hạn.

Cùng chung nhận định về các rủi ro, TS Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt với việc giải ngân đầu tư công chậm, không đồng đều. Cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do các yếu tố pháp lý, chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.

Đồng thời, nền kinh tế phải đối mặt với việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm; tỷ giá, nợ xấu tăng. Rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn và thị trường bất động sản phục hồi chậm, giá cao.

Ngoài ra, việc hướng dẫn các luật mới và xây dựng thể chế cho các lĩnh vực mới, như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng… còn chậm; hoạt động về tinh gọn tổ chức, bộ máy có những khó khăn nhất định.

Đưa ra khuyến nghị chính sách, nhóm chuyên gia thuộc VEPR cho rằng, Việt Nam cần tận dụng chính sách thương mại mới của quốc gia này, để nâng vị thế cạnh tranh toàn cầu. Đồng thời, ổn định kinh tế vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn; các chính sách vĩ mô cần ban hành một cách cẩn trọng, có đánh giá tác động đa chiều và có lộ trình cụ thể.

Cần cải cách và tinh gọn bộ máy Nhà nước hướng tới hệ thống thể chế và quản lý Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, hiện đại, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực thi để giảm rủi ro kinh doanh và chi phí tuân thủ. Đồng thời thúc đẩy động lực phát triển bền vững của nền kinh tế dựa trên các mô hình tăng trưởng mới và gắn với xu hướng thương mại, đầu tư toàn cầu.


Hà Anh

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/chinh-sach/dong-luc-nao-cho-du-bao-tang-truong-kinh-te-6-5-trong-nam-2025/20250103111903843

Cùng chủ đề

Nữ giảng viên miệt mài nghiên cứu ứng dụng công cụ số trong giảng dạy

Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, TS. Ngô Thị Huyền (SN 1984), giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai), đã góp phần chuyển đổi số trong giáo...

Công trường chỉnh trang đường phố dịp cuối năm chậm tiến độ, ùn tắc

TPO – Cam kết thực hiện xong trước 31/12/2024 nhưng đến nay một số dự án chỉnh trang mặt đường, hạ tầng giao thông dịp cuối năm tại Hà Nội vẫn dở dang, chậm tiến độ. Việc này đang gây mất mỹ quan, ô nhiễm và ùn tắc giao thông. 07/01/2025 | 13:01 ...

Triển lãm bản in kiệt tác của các họa sĩ nổi tiếng mỹ thuật Đông Dương

Sự kiện do Công ty TNHH Salmon tổ chức, với sự hỗ trợ từ Viện Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 1925-1945, đồng thời làm...

Tập trung kiểm tra, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận quan tâm

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung...

Cùng tác giả

Nữ giảng viên miệt mài nghiên cứu ứng dụng công cụ số trong giảng dạy

Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, TS. Ngô Thị Huyền (SN 1984), giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai), đã góp phần chuyển đổi số trong giáo...

Công trường chỉnh trang đường phố dịp cuối năm chậm tiến độ, ùn tắc

TPO – Cam kết thực hiện xong trước 31/12/2024 nhưng đến nay một số dự án chỉnh trang mặt đường, hạ tầng giao thông dịp cuối năm tại Hà Nội vẫn dở dang, chậm tiến độ. Việc này đang gây mất mỹ quan, ô nhiễm và ùn tắc giao thông. 07/01/2025 | 13:01 ...

Triển lãm bản in kiệt tác của các họa sĩ nổi tiếng mỹ thuật Đông Dương

Sự kiện do Công ty TNHH Salmon tổ chức, với sự hỗ trợ từ Viện Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 1925-1945, đồng thời làm...

Tập trung kiểm tra, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận quan tâm

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung...

Cùng chuyên mục

Nữ giảng viên miệt mài nghiên cứu ứng dụng công cụ số trong giảng dạy

Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, TS. Ngô Thị Huyền (SN 1984), giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai), đã góp phần chuyển đổi số trong giáo...

Công trường chỉnh trang đường phố dịp cuối năm chậm tiến độ, ùn tắc

TPO – Cam kết thực hiện xong trước 31/12/2024 nhưng đến nay một số dự án chỉnh trang mặt đường, hạ tầng giao thông dịp cuối năm tại Hà Nội vẫn dở dang, chậm tiến độ. Việc này đang gây mất mỹ quan, ô nhiễm và ùn tắc giao thông. 07/01/2025 | 13:01 ...

Tập trung kiểm tra, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận quan tâm

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung...

Ngành Nội vụ Hà Nội góp phần xây dựng bộ máy mới hoạt động trơn tru, hiệu quả

Đặc biệt, thành phố Hà Nội thực hiện sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã (67 đơn vị thuộc diện sắp xếp; 34 đơn vị liền kề, 8 đơn vị khuyến khích) để hình thành 56 đơn...

Linh hoạt trong công tác điều hành thị trường năm 2025

Công tác tham mưu điều hành thị trường năm 2024 được thực hiện tốt Tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước quý IV năm 2024 diễn ra sáng ngày 7/1/2025, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, ngày 6/1, Tổng cục Thống kê đã công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2024. Các chỉ số cho thấy nhìn chung, tình hình...

Diễn viên Minh Cúc: “Bông hoa đẹp nhất là bông hoa vươn lên”

Làm mẹ đơn thân, 14 năm nuôi con gái mắc bệnh não, hành trình vượt qua khó khăn của cô là câu chuyện đầy cảm hứng, giống như loài hoa nở trên đá – kiên cường, bền bỉ và tràn đầy nghị lực sống. “Đời buồn sau những vai diễn gây cười” Diễn viên Minh Cúc đang công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, là gương mặt xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình trên sóng VTV...

Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ Thăng Long,

Trong năm qua, CLB Thăng Long đã tích cực, chủ động hưởng ứng các phong trào thi đua của thành phố, kịp thời biểu dương và nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo ra phong trào thi đua ở...

Kỳ bí “công nghệ” xây Thành nhà Hồ tồn tại hơn 620 năm

Di sản thế giới Thành nhà Hồ, tòa thành đá ký bí độc nhất vô nhị ở Việt Nam Kiến trúc góc Hào thành lần đầu được tìm thấy Ông Nguyễn Bá Linh, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết, trong 2 tháng tổ chức khai quật tại 2 hố rộng 7.000 m2 (hố phía Đông rộng 3.000 m2, phía Tây rộng 4.000 m2), các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều mảnh đá khối kích thuớc...

Hà Nội sẽ tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô

Kế hoạch nhằm tổ chức tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô theo lĩnh vực chuyên ngành; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao...

Quần thể danh thắng Tràng An sau 10 năm nhận danh hiệu

Đề án sẽ đánh giá tổng thể di sản Tràng An sau 10 năm được công nhận, thông qua 4 nhánh nghiên cứu: Di sản tự nhiên; Di sản văn hóa; Di sản định cư và Kinh tế du lịch. Đề án cũng sẽ lượng giá giá trị thương hiệu – kinh tế của các địa điểm và công trình đại diện nhằm bảo tồn và khai thác du lịch hiệu quả. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất