Powered by Techcity

Vẫn còn nhiều khó khăn,


Tuy nhiên, đến thời điểm giám sát tháng 11-2024, HĐND thành phố cho rằng, vẫn còn 12 chỉ tiêu khó hoàn thành. Và năm 2025 dự báo, một số chỉ tiêu chính, chỉ tiêu thành phần, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết của HĐND thành phố thực hiện còn khó khăn, việc hoàn thành kế hoạch đứng trước thách thức rất lớn.

hdnd.jpg
HĐND thành phố Hà Nội giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Ba Vì, tháng 10-2024.

Nhiều công trình chưa triển khai xây dựng

Nhiều đại biểu HĐND thành phố cho rằng, vẫn còn nhiều khó khăn cho các chỉ tiêu đề ra theo nghị quyết. Kế hoạch 5 năm 2021-2025 đặt mục tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,5-8,0%, nhưng dự kiến chỉ đạt khoảng 6,3%. Mục tiêu GRDP/người/năm là hơn 192 triệu đồng, nhưng dự kiến năm 2024 chỉ đạt 163,5 triệu đồng và năm 2025 đạt 172 triệu đồng. Đáng lưu ý, bình quân 3 năm 2021-2023, năng suất lao động tăng 4,8% – mức khá thấp so với mục tiêu giai đoạn 2021-2025 là 7,0-7,5%.

Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND thành phố Hồ Vân Nga cho biết, việc triển khai kế hoạch đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, đến thời điểm Đoàn giám sát làm việc với một số đơn vị được thành phố giao làm chủ đầu tư, còn khá nhiều dự án chưa giải ngân kế hoạch năm (tỷ lệ giải ngân là 0%) hoặc gần như chưa giải ngân (tỷ lệ giải ngân dưới 5%); trong đó có một số dự án, công trình, nhiệm vụ quan trọng. Cụ thể như đường Vành đai 3,5 đoạn km0-km0+600 huyện Hoài Đức, giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư xây xây dựng đường Vành đai 4 trên địa bàn huyện Thanh Oai, giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư xây dựng quốc lộ 6 trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ, xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội…

“Trong 35 công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, hầu hết các công trình đều triển khai chậm so với tiến độ đề ra, trừ công trình xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô”, bà Hồ Vân Nga nói.

Nhiều công trình lớn được xác định cần hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trong giai đoạn 2021-2025 đều chưa triển khai xây dựng: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy; Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – trường đua ngựa; khu trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch (outlet), các cảng cạn: Cổ Bi, Đức Thượng và Trung tâm khai thác, vận chuyển khu vực phía Bắc Mê Linh.

Ngoài ra, tiến độ xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để tạo điều kiện mặt bằng cho sản xuất rất chậm, cả 5 khu công nghiệp dự kiến đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn đều chưa triển khai được như: Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, Khu công nghiệp Đông Anh và Khu công viên phần mềm tại huyện Đông Anh, Khu công nghiệp Quang Minh II, Khu công nghệ cao sinh học, Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn.

Phó Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND thành phố Vũ Ngọc Anh cho rằng, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất tại các làng nghề, Hà Nội đã triển khai xây dựng các cụm công nghiệp mới. Tuy nhiên, trong số 43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập từ giai đoạn 2018-2020, thì đến nay mới khởi công được 29 cụm công nghiệp. Nhưng nhiều cụm công nghiệp đã khởi công cũng vẫn chưa hoàn thiện, do gặp nhiều vướng mắc, khó khăn, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.

Rõ nhất là trường hợp Cụm công nghiệp Thắng Lợi (huyện Thường Tín) với quy mô 9ha, đã triển khai từ năm 2023, nhưng hiện vẫn còn hơn 1.500m2 của 11 hộ dân chưa thể giải phóng mặt bằng; Cụm công nghiệp Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) có diện tích 15ha, qua 5 năm triển khai, vẫn còn 20% diện tích chưa giải phóng mặt bằng xong.

Bên cạnh đó, việc thu hút nhà đầu tư, thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết doanh nghiệp – nông dân trong phát triển sản xuất chuyên canh, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Trung ương và Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố còn khó khăn. Thành phố vẫn chưa hình thành được khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư, các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp trong lĩnh vực này chưa hiệu quả.

Phát triển văn hóa – xã hội còn hạn chế

Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND thành phố Nguyễn Thanh Bình nhận xét, không chỉ lĩnh vực kinh tế gặp khó khăn, mà cả một số chỉ tiêu về phát triển văn hóa – xã hội cũng dự báo khó hoàn thành. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia hiện mới đạt 71,4%, trong khi chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 là từ 80% đến 85%, trong đó tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia cấp học trung học phổ thông mới chỉ đạt 50,8%.

Vẫn còn tình trạng quá tải tại một số trường, lớp học trên địa bàn một số quận như: Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Đống Đa… Việc thừa thiếu cục bộ giáo viên giữa các cấp học và giữa các địa phương vẫn còn tồn tại, nhất là bậc học mầm non và chưa có cơ chế giải quyết.

Theo Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND thành phố Nguyễn Quang Thắng, tiến độ triển khai một số dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp bệnh viện còn chậm (còn 10/40 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư); tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến trên chưa được khắc phục hiệu quả; còn tình trạng thiếu thuốc, vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở y tế công lập khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng và sức khỏe của người dân. Hiện còn 6 xã, phường thuộc 3 quận, huyện chưa được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã (quận Cầu Giấy có phường Dịch Vọng Hậu; huyện Chương Mỹ có thị trấn Chúc Sơn; huyện Mỹ Đức có 4 xã Đại Hưng, Phù Lưu Tế, Hợp Tiến, Mỹ Thành).

Ngoài ra, tiến độ triển khai một số dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp bệnh viện còn chậm. Theo kế hoạch, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín được xây mới và hoạt động vào tháng 4-2024, tuy nhiên vẫn chưa thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng do chưa thực hiện bàn giao phá dỡ 1 tài sản thuộc quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ban Quản lý dự án đầu tư công trình dân dụng thành phố cũng mới tổ chức lắp đặt 1/4 gói thầu cung cấp, thiết bị. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Dự án xây mới bệnh viện này triển khai từ năm 2019, tuy nhiên sau 5 năm, tòa nhà chính vẫn ngổn ngang, chưa hoàn thiện. Hiện nay, người bệnh vẫn phải chen chúc khám bệnh ở những dãy nhà tạm của bệnh viện.

Cùng với đó, Dự án Bảo tồn khu vực khảo cổ học số 18 đường Hoàng Diệu được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 793 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mặc dù được chỉ đạo, đôn đốc nhiều lần nhưng chưa phê duyệt được dự án, tiến độ triển khai rất chậm.

(Còn nữa)



Nguồn: https://hanoimoi.vn/khoi-thong-nguon-luc-phat-trien-thu-do-bai-2-van-con-nhieu-kho-khan-thach-thuc-688117.html

Cùng chủ đề

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Những chuyện ‘lạ’ ở ‘tổng hành dinh’ Bộ đội Cụ Hồ

LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những bài viết, câu chuyện, ký ức, kỷ niệm… khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” và hành trình 80 năm...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, không chỉ trưng bày vũ khí

Tọa lạc trên diện tích hơn 100 nghìn mét vuông ở sân bay Gia Lâm, Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 có hơn 400 gian hàng, của hơn 240 doanh nghiệp, đơn vị, với hàng nghìn sản phẩm, của tất cả các quân chủng, binh chủng. Số lượng sản phẩm kỳ này tăng hơn 20 lần so với triển lãm đầu tiên năm 2022. Nhiều vũ khí trang bị hiện đại “Made in Vietnam” lần đầu tiên được...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Dịp Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch năm 2025 tại Hà Nội: Rộn ràng…

Thủ đô Hà Nội được đánh giá là điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn để vui đón Giáng sinh và chào năm mới 2025.Đường phố trang trí rực rỡNhững ngày này, đường phố Hà Nội đã...

Cùng tác giả

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Những chuyện ‘lạ’ ở ‘tổng hành dinh’ Bộ đội Cụ Hồ

LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những bài viết, câu chuyện, ký ức, kỷ niệm… khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” và hành trình 80 năm...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, không chỉ trưng bày vũ khí

Tọa lạc trên diện tích hơn 100 nghìn mét vuông ở sân bay Gia Lâm, Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 có hơn 400 gian hàng, của hơn 240 doanh nghiệp, đơn vị, với hàng nghìn sản phẩm, của tất cả các quân chủng, binh chủng. Số lượng sản phẩm kỳ này tăng hơn 20 lần so với triển lãm đầu tiên năm 2022. Nhiều vũ khí trang bị hiện đại “Made in Vietnam” lần đầu tiên được...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Dịp Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch năm 2025 tại Hà Nội: Rộn ràng…

Thủ đô Hà Nội được đánh giá là điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn để vui đón Giáng sinh và chào năm mới 2025.Đường phố trang trí rực rỡNhững ngày này, đường phố Hà Nội đã...

Cùng chuyên mục

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Những chuyện ‘lạ’ ở ‘tổng hành dinh’ Bộ đội Cụ Hồ

LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những bài viết, câu chuyện, ký ức, kỷ niệm… khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” và hành trình 80 năm...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, không chỉ trưng bày vũ khí

Tọa lạc trên diện tích hơn 100 nghìn mét vuông ở sân bay Gia Lâm, Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 có hơn 400 gian hàng, của hơn 240 doanh nghiệp, đơn vị, với hàng nghìn sản phẩm, của tất cả các quân chủng, binh chủng. Số lượng sản phẩm kỳ này tăng hơn 20 lần so với triển lãm đầu tiên năm 2022. Nhiều vũ khí trang bị hiện đại “Made in Vietnam” lần đầu tiên được...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Ngày 20-12, tại thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 – 22.12.2024). Trước buổi lễ, đoàn đại biểu đã...

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tiếp Phó Tổng Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga

(Bqp.vn) – Chiều 20/12, tại Hà Nội, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã tiếp Phó Đô đốc Aleksandr Peshkov, Phó Tổng Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tiếp Phó Đô đốc Aleksandr Peshkov. Tại buổi tiếp, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn chào mừng Phó Đô đốc Aleksandr Peshkov sang thăm và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội...

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Người dân nhận lương hưu trong kỳ chi trả của ngành bảo hiểm xã hội tại Hà Nội – Ảnh: HÀ QUÂN Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Sẽ gộp trả hai tháng lương hưu Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có thông báo về chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội gộp hai tháng 1 và 2 của năm 2025. Cụ thể, cơ quan này sẽ cấp kinh phí cho các tỉnh thành vào kỳ chi...

Tăng số ca bệnh nhân bị đột quỵ do thời tiết lạnh

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. So với năm 2023, số ca đột quỵ nhập viện năm nay đang gia tăng. Các chuyên gia cho biết, thời tiết lạnh không chỉ gây co thắt mạch máu làm tăng huyết áp, mà còn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến cả đột quỵ do xuất huyết não và nhồi máu não. Bệnh...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Nhà sáng lập GSM, tỉ phú Phạm Nhật Vượng, mới đây đã công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VF8 – Ảnh: VF Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ khi quyết định rút mẫu xe điện cao cấp VF8 khỏi dịch vụ taxi cao cấp của Xanh SM, một động thái khiến cộng đồng tranh luận sôi nổi. Dùng xe sang chạy taxi làm “loãng” giá trị xe? Theo thông cáo chính thức từ...

Làm rõ phương án đầu tư cao tốc Bắc Ninh

Dự án Xây dựng cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại, đoạn từ Vành đai 4 vùng Thủ đô đến Quốc lộ 18 có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng đang được UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương. UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh này được đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại, đoạn Vành đai 4 vùng Thủ đô đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất