Powered by Techcity

Bứt phá phát triển công nghiệp văn hóa từ tư duy đổi mới, sáng tạo


Khai thác thế mạnh này chính là quá trình kết tinh những giá trị, hồn cốt dân tộc từ trong quá khứ cho đến hiện tại để dệt nên tương lai tươi sáng. Nói cách khác, đây chính là cơ sở, tiềm lực để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, giải trí nhờ truyền thống văn hóa, lịch sử, đất nước Việt Nam xinh đẹp, sự sáng tạo của con người Việt Nam.

Vì lẽ đó, hiện nay, ở nước ta, công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là cấu phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, định vị thương hiệu quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta đang tập trung vào các lĩnh vực như: Kiến trúc, thiết kế, thời trang, điện ảnh, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn… Đây đều là những nhóm ngành mới, có giá trị gia tăng đóng góp cho nền kinh tế thể hiện là lợi thế quốc gia của Việt Nam.

Dẫn chứng cho luận điểm nêu trên có thể thấy, thời gian qua, nước ta đã xuất hiện những sản phẩm văn hóa mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Nổi bật là những điểm đến du lịch văn hóa – di sản ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trong cả nước luôn thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Kế đến, trong lĩnh vực điện ảnh, đã có những tác phẩm thu hút lượng lớn khán giả đến rạp thưởng thức và mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng cho nhà sản xuất. Đặc biệt là gần đây, 2 concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh trai say hi” đã tạo nên cơn sốt trong giới mộ điệu cả nước. Phải khẳng định, cột mốc từ hai chương trình giải trí trên truyền hình “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh trai say hi” cùng việc tổ chức các concert đi kèm một cách chuyên nghiệp đã phần nào lấy lại thị phần cho nghệ sĩ nội địa trước làn sóng của các chương trình giải trí nước ngoài.

Nhìn nhận một cách thấu đáo và toàn diện, các bộ phim, chương trình nghệ thuật, giải trí… khẳng định được sức hút không chỉ là một cuộc đua về lượng vé bán ra hoặc đạt chỉ số người xem trên truyền hình, mà còn là sự khẳng định về giá trị văn hóa, hồn cốt dân tộc trong đó. Và để tạo ra được sản phẩm, dịch vụ văn hóa thực sự hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của người dân, yếu tố quan trọng là cần phát triển nội dung sáng tạo và phản ánh được bản sắc văn hóa dân tộc.

Đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra vào ngày 18-12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh giải pháp xây dựng các điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, tạo phong trào, xu thế phát triển…; đồng thời đặt vấn đề: “Tại sao chúng ta không tổng kết, nhân rộng 2 concert vừa rồi?”.

Rõ ràng, để phát triển công nghiệp văn hóa hiệu quả, vấn đề nòng cốt là khai thác thật tốt hồn cốt, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về nguồn lợi kinh tế. Vì thế, theo người đứng đầu Chính phủ, phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thể thao và du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội chứ không thể chỉ trông chờ nguồn lực của Nhà nước.

Như vậy, yêu cầu đặt ra là các cấp, ngành chức năng, địa phương phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong phát triển công nghiệp văn hóa, tạo ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của người dân và xa hơn là có tầm ảnh hưởng ở phạm vi khu vực và thế giới. Muốn vậy, việc huy động nguồn lực xã hội là giải pháp cốt yếu, trong đó cấp có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể, khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp văn hóa và sáng tạo sản phẩm văn hóa, như hỗ trợ về chính sách thuế, đất đai, đầu tư, tiếp cận tín dụng…

Cùng với đó, hỗ trợ và khuyến khích liên kết, hình thành mạng lưới các trung tâm công nghiệp văn hóa, các không gian sáng tạo trên cả nước và kết nối với quốc tế. Đặc biệt, cần tăng cường kết nối thị trường cho các sản phẩm sân khấu, âm nhạc, chương trình nghệ thuật tại các đô thị lớn, khu vực trung tâm ở trong nước và quốc tế; khuyến khích các sáng tạo đột phá khai thác giá trị văn hóa Việt Nam trong thiết kế bao bì sản phẩm, giao diện, quảng cáo và truyền thông, trang trí, thiết kế thời trang và may mặc…

Tựu trung, phát triển công nghiệp văn hóa là gắn liền việc quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa phải bảo đảm đáp ứng được các yếu tố sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp và có tính cạnh tranh, từ đó từng bước tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ mang tầm quốc gia, quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/but-pha-phat-trien-cong-nghiep-van-hoa-tu-tu-duy-doi-moi-sang-tao-688111.html

Cùng chủ đề

Việt Nam là đối tác ưu tiên của Anh tại khu vực Đông Nam Á

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy  Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Những chuyện ‘lạ’ ở ‘tổng hành dinh’ Bộ đội Cụ Hồ

LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những bài viết, câu chuyện, ký ức, kỷ niệm… khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” và hành trình 80 năm...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, không chỉ trưng bày vũ khí

Tọa lạc trên diện tích hơn 100 nghìn mét vuông ở sân bay Gia Lâm, Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 có hơn 400 gian hàng, của hơn 240 doanh nghiệp, đơn vị, với hàng nghìn sản phẩm, của tất cả các quân chủng, binh chủng. Số lượng sản phẩm kỳ này tăng hơn 20 lần so với triển lãm đầu tiên năm 2022. Nhiều vũ khí trang bị hiện đại “Made in Vietnam” lần đầu tiên được...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác ưu tiên của Anh tại khu vực Đông Nam Á

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy  Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Những chuyện ‘lạ’ ở ‘tổng hành dinh’ Bộ đội Cụ Hồ

LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những bài viết, câu chuyện, ký ức, kỷ niệm… khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” và hành trình 80 năm...

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, không chỉ trưng bày vũ khí

Tọa lạc trên diện tích hơn 100 nghìn mét vuông ở sân bay Gia Lâm, Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 có hơn 400 gian hàng, của hơn 240 doanh nghiệp, đơn vị, với hàng nghìn sản phẩm, của tất cả các quân chủng, binh chủng. Số lượng sản phẩm kỳ này tăng hơn 20 lần so với triển lãm đầu tiên năm 2022. Nhiều vũ khí trang bị hiện đại “Made in Vietnam” lần đầu tiên được...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Cùng chuyên mục

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 21-12-2024

Bảo đảm cho nhân dân Thủ đô đón năm mới vui tươi, an toànNgày 20-12, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến quý IV-2024 với lãnh đạo các...

Triển lãm 80 năm Văn hóa – Văn nghệ quân đội: “Bản hùng ca chiến sĩ

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết tin tưởng rằng, triển lãm sẽ là một “địa chỉ đỏ” thắp sáng lên tâm hồn mỗi người dân Việt Nam về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về tinh thần...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa quân

Hoạt động nhằm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). ...

Tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch, 30 điểm dịp Tết Nguyên đán

Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo công tác triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của...

Hơn 2.000 người tham gia giải marathon “Hành trình năng lượng xanh” quanh Hồ Tây

Giải chạy được chia làm hai chặng là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lần lượt ở ngày 22-12-2024 và ngày 5-1-2025, nhằm lan tỏa thông điệp hành trình năng lượng xanh một cách mạnh...

Tích cực giới thiệu sân khấu truyền thống Thủ đô tới khán giả trẻ và bạn bè quốc tế

Ngày 20-12, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 với sự tham gia của đông đảo giới nghệ sĩ sân khấu Thủ đô.Tổng kết năm 2024,...

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi

Nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20-12-1924 ở Luang Prabang (Lào), nguyên quán tại làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, (Hoàn Kiếm, Hà Nội).Ông đã có những đóng góp...

Từ Cửu đỉnh triều Nguyễn đến sáng tạo đương đại

Thay vì xem Cửu đỉnh là một di sản văn hóa gắn với một thời đại đã qua, thông qua nghệ thuật làm tranh khắc gỗ, nghệ thuật gốm sứ và nghệ thuật thêu thùa, những người thực hiện...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 20-12-2024

Chủ động phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOPThực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, các chủ thể OCOP của Hà Nội đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu...

“Giọng hát hay Hà Nội 2024” Đinh Xuân Đạt ra mắt MV “Hoàn Kiếm”

Nhanh chóng ra mắt sản phẩm âm nhạc ngay khi vừa khép lại cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội, ca sĩ trẻ Đinh Xuân Đạt bày tỏ, anh muốn được tri ân Hà Nội, nơi đã chứng kiến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất