Powered by Techcity

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội
Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Theo đó, tổng diện tích tự nhiên lập quy hoạch là 3.359,84 km2. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới – tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới – giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình: “Thủ đô văn hiến – kết nối toàn cầu thanh lịch hào hoa – phát triển hài hòa – thanh bình thịnh vượng – chính quyền phục vụ – doanh nghiệp cống hiến – xã hội niềm tin – người dân hạnh phúc”.

Quy hoạch đặt ra 5 quan điểm phát triển chung, trong đó phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Về quan điểm tổ chức không gian, Hà Nội được sắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế – xã hội theo cấu trúc tâm – tuyến các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ để phát triển kinh tế – xã hội, liên kết vùng, cả nước và quốc tế; gắn kết chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa; phát triển hài hòa đô thị và nông thôn.

Phát triển, khai thác có hiệu quả, hài hòa 5 không gian: Không gian công cộng, không gian trên cao, không gian ngầm, không gian văn hóa – sáng tạo và không gian số. Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là không gian văn hóa di sản, du lịch và dịch vụ, kết nối Vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng. Không gian đô thị được phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái. Phát triển các mô hình đô thị mới theo chức năng đặc thù: Đô thị theo định hướng giao thông (TOD), đô thị khoa học công nghệ, đô thị sân bay, đô thị du lịch… Phát triển không gian nông thôn bảo đảm hài hòa giữa quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường; tạo điều kiện sống hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống đặc trưng; bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử.

Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là trung tâm kinh tế tài chính lớn; trung tâm hàng đầu về giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh – thông minh – thanh bình – thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.

GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 – 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 – 85%.

Năm nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là bảo vệ môi trường và cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn; phát triển kinh tế; phát triển văn hóa – xã hội và phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bốn khâu đột phá gồm: Thể chế và quản trị; hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và tài nguyên nhân văn; đô thị, môi trường và cảnh quan.

Quy hoạch nêu phương hướng phát triển các ngành quan trọng như dịch vụ (thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics), công nghiệp và xây dựng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; kinh tế số; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, lao động việc làm, an sinh xã hội, khoa học và công nghệ, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế

Phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội theo mô hình: 5 không gian phát triển – 5 hành lang và vành đai kinh tế – 5 trục động lực phát triển – 5 vùng kinh tế, xã hội – 5 vùng đô thị.

Trong đó, 5 không gian phát triển gồm không gian trên cao, không gian ngầm dưới mặt đất, không gian công cộng, không gian văn hóa sáng tạo và không gian số. Các hành lang, vành đai kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở các tuyến hành lang kinh tế được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Năm trục động lực gồm trục sông Hồng; trục Hồ Tây – Cổ Loa; Nhật Tân – Nội Bài; Hồ Tây – Ba Vì và trục phía Nam. Năm vùng kinh tế xã hội: Vùng trung tâm (gồm khu vực nội đô lịch sử; khu vực đô thị trung tâm và đô thị trung tâm mở rộng tại phía Nam sông Hồng); vùng phía Đông; vùng phía Nam, vùng phía Tây và vùng phía Bắc. Năm vùng đô thị được phát triển gồm: Vùng đô thị trung tâm, vùng thành phố phía Tây, vùng thành phố phía Bắc, vùng đô thị phía Nam và vùng đô thị Sơn Tây – Ba Vì.

Phát triển không gian đô thị kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả không gian ngầm, bảo đảm sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang khu vực nội đô lịch sử, khu vực thành cổ Sơn Tây, các khu phố cổ, phố cũ gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nhằm khai thác, phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử phục vụ phát triển dịch vụ, du lịch bền vững.

Rà soát, lên phương án cải tạo, chỉnh trang các khu chung cư cũ, các khu nhà ở thấp tầng tự xây trong khu vực nội đô thành các khu đô thị mới hiện đại có dịch vụ đồng bộ, môi trường sống văn minh.

Phát triển mô hình đô thị TOD tại các khu vực có ga đường sắt để mở rộng không gian phát triển, tạo lập không gian sống tiện ích, hiện đại, có hạ tầng dịch vụ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Hình thành mô hình thành phố trong Thủ đô để tạo các cực tăng trưởng, động lực phát triển mới, thúc đẩy sự phát triển lan tỏa và hài hòa giữa đô thị và nông thôn, tạo lập thể chế đặc thù để khai thác tiềm năng, lợi thế riêng có tại mỗi khu vực.

Hệ thống đô thị Thủ đô Hà Nội được tổ chức theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm, các trục đô thị hướng tâm, các thành phố trong Thủ đô. Khu vực nông thôn được tổ chức theo 3 mô hình tiêu biểu; mô hình truyền thống, không nằm trong vùng đô thị hóa; mô hình nông thôn nằm trong vùng đô thị hóa và mô hình nông thôn làng cổ, làng nghề.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cũng gồm phương án phát triển các khu chức năng, phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai, phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện, phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh hoạt, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các giải pháp gồm huy động, sử dụng vốn đầu tư, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về bảo vệ môi trường, giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về cơ chế chính sách liên kết phát triển; giải pháp quản lý, kiểm soát, phát triển đô thị và nông thôn; giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là căn cứ để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành 12/12/2024.

Nguồn: https://baodautu.vn/phe-duyet-quy-hoach-thu-do-ha-noi-thoi-ky-2021—2030-tam-nhin-den-nam-2050-d232439.html

Cùng chủ đề

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tặng hoa chúc mừng cho các nhà giáo Thủ đô. (Ảnh: Nguyễn Hiếu) Ngành giáo dục Thủ đô đã làm tốt sứ mệnh của mình Sáng 12/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm...

Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm du lịch bụi ở Hà Nội

Du lịch bụi, hay còn được biết đến với cái tên phượt hay du lịch tự túc, là hình thức du khách tự lên kế hoạch trải nghiệm các địa điểm theo sở thích với chi phí thấp. Du khách nước ngoài ngắm cảnh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Thuỳ Linh) Những năm gần đây, du lịch bụi (backpacker) trở nên phổ biến như một trào lưu. PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 10, khóa XIII

NDO – Ngày 20/10, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến với điểm cầu Trung ương; điểm cầu các đảng ủy trực thuộc Trung ương; điểm cầu các cơ quan tham mưu, giúp...

Mùa thu Hà Nội chạm ngõ: Mùa để nhớ, mùa để yêu thương

Hà Nội đang bước vào những ngày thu đẹp nhất và cũng là thời điểm khiến nhiều người yêu Thủ đô nhớ nhung nhất trong năm. Truyền hình Công an Nhân dân

Thủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh thần Việt Nam

Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Hà Nội, chủ biên, đồng chủ biên và tác giả hơn chục đầu sách và hàng chục bài báo khoa học về Hà Nội, xây dựng thành công ngành học Hà Nội học phục vụ cho các chiến lược...

Cùng tác giả

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

  Đông đảo đại biểu, quan khách của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có những trải nghiệm cà phê đặc biệt với mô hình Trung Nguyên E-Coffee. Duy nhất Trung Nguyên E-Coffee được chọn tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quy mô quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam...

Chi tiết điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội có tổng số 5 điểm bắn pháo hoa với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp, cụ thể:Trận địa số 1: Quận Hoàn Kiếm (trước...

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

Techfest Việt Nam 2024 là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024 – Ảnh: LÊ TÂN Ngày 23-12 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo khoa học và công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024. 10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024 được bình chọn như sau: 1. Thống nhất...

Huyện Phú Xuyên giành giải Nhất ứng xử trong thiếu nhi Thủ đô”

Đây là hoạt động tổ chức Đoàn - Đội thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh...

PGS. TS Trần Hoàng Ngân: Vỡ òa khi người dân TPHCM đi làm bằng metro từ 5h

(Dân trí) – PGS. TS Trần Hoàng Ngân kể lại những thăng trầm của Metro số 1 trong 17 năm qua và chia sẻ sự xúc động khi được dự lễ khánh thành, thấy người dân TPHCM xếp hàng đi làm bằng metro từ 5h sáng. Người dân TPHCM sử dụng Metro số 1 đi học, đi làm trong sáng đầu tuần Tại hội thảo “Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Vấn đề đặt...

Cùng chuyên mục

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

  Đông đảo đại biểu, quan khách của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có những trải nghiệm cà phê đặc biệt với mô hình Trung Nguyên E-Coffee. Duy nhất Trung Nguyên E-Coffee được chọn tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quy mô quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam...

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

Techfest Việt Nam 2024 là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024 – Ảnh: LÊ TÂN Ngày 23-12 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo khoa học và công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024. 10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024 được bình chọn như sau: 1. Thống nhất...

PGS. TS Trần Hoàng Ngân: Vỡ òa khi người dân TPHCM đi làm bằng metro từ 5h

(Dân trí) – PGS. TS Trần Hoàng Ngân kể lại những thăng trầm của Metro số 1 trong 17 năm qua và chia sẻ sự xúc động khi được dự lễ khánh thành, thấy người dân TPHCM xếp hàng đi làm bằng metro từ 5h sáng. Người dân TPHCM sử dụng Metro số 1 đi học, đi làm trong sáng đầu tuần Tại hội thảo “Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Vấn đề đặt...

Khai mạc triển lãm ảnh “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” 2024 tại Bangkok, Thái Lan

Triển lãm ảnh “Việt Nam Hạnh Phúc – Happy Vietnam” năm 2024, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức từ ngày 23 – 27/12/2024 tại Bangkok, Thái Lan. Sự kiện đặc biệt này là dịp quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hóa nhân văn, cùng những thành tựu kinh tế – xã hội, đến với nhân dân...

Vietravel Airlines được vinh danh Thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Ngày 22/12, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) chính thức được vinh danh tại Lễ công bố Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 ở 2 hạng mục là “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024” và Doanh nhân trí thức tiêu biểu Việt Nam 2024”. Vinh danh Vietravel Airlines ở hạng mục là “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024”. Giải thưởng Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 (Viet Nam Top Brand 2024) là một...

30 tỉnh, thành phố tham gia ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức chương trình từ ngày 20 – 23/12. Sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, và sản phẩm làng nghề truyền thống từ các tỉnh, thành phố. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Tự Lực – Phó Giám đốc Trung tâm...

Chỉ còn 18% viên chức Đại học Quốc gia TP.HCM nhận lương từ ngân sách

PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết Đại học Quốc gia TP.HCM đang đẩy mạnh tự chủ đại học, hạn chế phụ thuộc vào ngân sách nhà nước – Ảnh: KHẮC HIẾU Đại học Quốc gia TP.HCM vừa tổng kết nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại...

Hoạt động của Mặt trận luôn đồng hành với sự phát triển của Thủ đô

Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền...Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh khái...

Cử tri huyện Mê Linh đồng tình với kết quả kỳ họp thứ 20 của HĐND thành phố

Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội thay mặt Tổ đại biểu báo cáo với cử tri huyện Mê Linh về kết quả kỳ họp thứ...

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất