Powered by Techcity

Các trường đại học mong sớm có quy chế tuyển sinh

TPO – Với những quy định mới được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, đại diện nhiều trường đại học rằng, Bộ GD&ĐT cần sớm công bố quy chế để các cơ sở đào tạo xây dựng/điều chỉnh phương án tuyển sinh.

Các trường đã công bố phương án tuyển sinh, liệu có phải thay đổi?

Thời gian qua, hơn 10 trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh cho năm 2025.

Sớm nhất, hồi tháng 6, đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Theo thông báo này, phương thức tuyển sinh được trường giữ ổn định với 3 phương thức. Trong đó có điều chỉnh chỉ tiêu đối với từng phương thức xét tuyển.

Cụ thể, phương thức xét tuyển thẳng (2% chỉ tiêu như năm 2024).

Phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường (83% chỉ tiêu, tăng 3% so với năm 2024).

Phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (15% chỉ tiêu, giảm 3% so với năm 2024).

Trong đó, phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường giữ ổn định 3 nhóm tuyển sinh: nhóm 1 các thí sinh có chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế (SAT/ACT) là 5% chỉ tiêu.

Nhóm 2 các thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của 2 ĐH Quốc gia hoặc có điểm thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội (48% chỉ tiêu, tăng 3% so với năm 2024).

Nhóm 3 các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của môn Toán và 1 môn khác không phải tiếng Anh (30%).

Đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ sử dụng 4 tổ hợp là A00 (Toán, Lí, Hóa), A01 (Toán, Lí, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) và D07 (Toán, Hóa, Anh) thay vì 9 tổ hợp như năm 2024.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ GD&ĐT đã có những điểm mới được đưa ra tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Trong đó, những vấn đề được quan tâm nhiều nhất gồm việc “siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh và quy định về “thang điểm chung” trong xét tuyển (cách thức quy đổi điểm xét đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo phải bảo đảm mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa, đồng thời không thí sinh nào có điểm xét vượt quá mức điểm tối đa (tính cả các điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích) và phải quy về thang điểm chung).

TS Lê Anh Đức – Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý đào tạo (ĐH Kinh tế Quốc dân) nêu quan điểm, dự thảo cũng có điểm thay đổi tác động lớn tới số thí sinh dự định xét tuyển sớm, gây tâm lý bất ngờ, lo lắng cho các em.

TS Đức cho rằng, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu, phân tích sâu hơn nữa để đánh giá tác động của chính sách trước khi đưa ra quyết định chính thức. Và cần sớm công bố để các cơ sở đào tạo xây dựng/điều chỉnh phương án tuyển sinh sớm công bố để thí sinh chủ động trong việc học tập, thi cử.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông (trường Đại học Công Thương TPHCM) cho hay, mùa tuyển sinh năm 2025 trường vẫn giữ nguyên các phương thức xét tuyển với 5 phương thức.

Cụ thể, trường xét tuyển bằng học bạ THPT cả ba năm cấp 3 và điểm số các tổ hợp môn học là từ 20 điểm trở lên (tối đa 20% chỉ tiêu); xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh của trường và xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ; xét tuyển từ điểm ĐGNL chuyên biệt của ĐH Sư phạm TPHCM; xét tuyển từ điểm ĐGNL của ĐHQG TPHCM (tối đa của (2) + (3) + (4) là 20% chỉ tiêu) và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT (tối đa 60% chỉ tiêu).

Tuy nhiên, phương án tuyển sinh năm nay của trường có thay đổi. Theo đó, chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ THPT năm ngoái là 30%, còn năm nay tối đa 20%. Và tăng thêm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT là 50% chỉ tiêu (của năm ngoái), còn năm nay tăng lên 60%.

“Mong Bộ GD&ĐT cần sớm công bố quy chế tuyển sinh năm 2025 để các cơ sở đào tạo chủ động xây dựng phương án tuyển sinh sớm công bố để thí sinh, phụ huynh”, ông Sơn nói.

Ban hành Quy chế quá muộn sẽ ảnh hưởng đến thí sinh và công tác xét tuyển

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh (Trường Đại học Thương mại) cho rằng, với các quy định mới Bộ GD&ĐT đề xuất, điều rất quan trọng với các trường là Bộ cần có quyết định ban hành Quy chế chính thức sớm và các giải pháp về mặt kỹ thuật cần được thực hiện, triển khai ngay. Nếu thời gian lấy ý kiến quá dài cũng như ban hành Quy chế quá muộn sẽ ảnh hưởng đến thí sinh và công tác xét tuyển của năm 2025.

Về phương án tuyển sinh của Trường Đại học Thương mại năm 2025, ông Trung cho hay, chỉ tiêu xét tuyển và các phương thức xét tuyển vẫn tương tự như các năm trước, không có biến động nhiều.

Tuy nhiên, ông Trung cho biết, trường sẽ có sự điều chỉnh ở các tổ hợp xét tuyển để phù hợp với quy chế và bổ sung một số tổ hợp để tạo điều kiện cho học sinh.

“Năm nay, trường sẽ công bố đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm. Hiện tại, chúng tôi đang trong giai đoạn chuẩn bị đề án tuyển sinh và sẽ công khai ngay sau khi Quy chế tuyển sinh được ban hành và có hướng dẫn của Bộ”, ông Trung thông tin.

Với các thí sinh sẽ tham gia xét tuyển đại học năm 2025, ông Trung khuyên các em không nên quá lo lắng, bởi Thông tư mới của Bộ GD&ĐT đưa ra nhằm mục tiêu hướng đến kỳ tuyển sinh chất lượng hơn và đảm bảo sự công bằng cho các em. Nếu có năng lực thực sự, cơ hội của các em sẽ lớn hơn.

“Thí sinh vẫn nên tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT để nâng cao kết quả thi thì cơ hội của các em sẽ lớn hơn. Ngoài ra, nếu còn thời gian và điều kiện, các em có thể cân nhắc tham gia thêm 1-2 phương thức xét tuyển khác để tăng cơ hội trúng tuyển”, ông Trung nói.

Ông Trung cũng cho rằng, về cơ bản, số lượng thí sinh, nguyện vọng và chỉ tiêu các trường không đổi. Vì vậy nếu thí sinh không xét trước thì sẽ xét tuyển sau. Chủ trương của Bộ GD&ĐT là để tìm ra các thí sinh thực sự vượt trội trong đợt trúng tuyển sớm. Các em không trúng tuyển sớm, nhà trường vẫn đảm bảo có thể xét đợt sau.

Đỗ Hợp

Nguồn: https://tienphong.vn/cac-truong-dai-hoc-mong-som-co-quy-che-tuyen-sinh-post1699424.tpo

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo: Có tiếc hay không?

TPO – Về việc Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo có ý kiến cho rằng, thật đáng tiếc nếu không còn quy định này. Trong khi đó, nhiều giáo viên, chuyên gia cho rằng, rút là đúng, vì nếu thêm chứng chỉ sẽ gây lãng phí. Dự thảo lần thứ 5 Luật Nhà giáo trình tại phiên họp Thường vụ Quốc hội vừa qua đã không còn quy định...

Đánh giá học sinh dần đi vào thực chất, không vì thành tích

TPO – Theo Bộ GD&ĐT, đến hết năm học 2023-2024, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học chiếm 98,17% cho thấy việc đánh giá học sinh dần đi vào thực chất, không vì thành tích. Báo cáo năm học 2023-2024 cho thấy, toàn quốc có hơn 8,9 triệu học sinh tiểu học, tỉ lệ trung bình học sinh/lớp là 32. Tuy nhiên, một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp...

Lọc ảo vẫn lo ảo

TPO – Bộ GD&ĐT bắt đầu tổ chức lọc ảo nguyện vọng xét tuyển đại học (ĐH) 2024. Việc này được thực hiện 6 lần đến 17h ngày 17/8. Cùng chạy lọc ảo song song với Bộ GD&ĐT để hỗ trợ các trường còn có nhóm lọc ảo miền Bắc do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì và nhóm miền Nam do ĐH Quốc gia TPHCM chủ trì. Bộ GD&ĐT lưu ý hệ thống xử lí nguyện...

Hà Nội còn hơn 8.000 chỉ tiêu biên chế chưa được sử dụng, lớn nhất cả nước

TPO – Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đưa ra Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 trong sáng 14/8 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Năm học 2024-2025 là năm học quan trọng thực hiện đồng bộ và khép kín chương trình GDPT 2018, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị ngành GD&ĐT Hà Nội tiếp tục quan tâm một số nội dung như: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả...

Cách xử lí tình huống khi nộp lệ phí đăng kí nguyện vọng trực tuyến

TPO – Bộ GD&ĐT lưu ý trong lúc thanh toán trực tuyến xét tuyển đại học, thí sinh có thể gặp các tình huống phát sinh. Theo Bộ GD&ĐT, hệ thống đăng kí xét tuyển đại học năm 2024 cho phép thí sinh được lựa chọn 1 trong 17 kênh thanh toán khác nhau (cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia) để thực hiện đóng lệ phí xét tuyển. Thí sinh chỉ thực hiện việc nộp lệ...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu là nghĩ tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu vực trưng bày các sản phẩm nông nghiệp – Ảnh: C.TUỆ Chiều 27-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Nông nghiệp xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 bên cạnh những thách thức, biến...

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba luật mới về bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường còn chứng kiến những biến động chưa từng có của phân khúc chung cư và đất đấu giá… Quốc hội thông qua bộ ba luật về bất động sản Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai,...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Cần thiết ban hành sửa đổi Luật Giáo dục đại học, hướng tới kỉ nguyên công nghệ cao

Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc rà soát, sửa đổi Luật giáo dục đại học 2018.   GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ Đánh giá cao Luật số 34 như một luồng gió mới với nhiều thành công lớn trong chuyển đổi cơ cấu chương trình...

Quảng bá du lịch “Ứng Hòa

Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo địa phương.Chương trình...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu là nghĩ tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu vực trưng bày các sản phẩm nông nghiệp – Ảnh: C.TUỆ Chiều 27-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Nông nghiệp xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 bên cạnh những thách thức, biến...

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba luật mới về bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường còn chứng kiến những biến động chưa từng có của phân khúc chung cư và đất đấu giá… Quốc hội thông qua bộ ba luật về bất động sản Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai,...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Cần thiết ban hành sửa đổi Luật Giáo dục đại học, hướng tới kỉ nguyên công nghệ cao

Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc rà soát, sửa đổi Luật giáo dục đại học 2018.   GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ Đánh giá cao Luật số 34 như một luồng gió mới với nhiều thành công lớn trong chuyển đổi cơ cấu chương trình...

Động lực mới cho quan hệ Việt Nam

Trên tinh thần quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia đã tạo điều kiện cho ngoại kiều nói chung, trong đó có người...

Nguyễn Thị Oanh dự giải bán marathon Quốc tế Việt Nam 2025

Sự kiện âm nhạc “Countdown Party 2025 – Sống trọn khoảnh khắc” diễn ra từ tối 31/12/2024 đến 0h30 sáng 01/01/2025 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục bên Hồ Hoàn Kiếm. Giải Bán Marathon Quốc tế Việt Nam 2025 (Herbalife – Vietnam International Half Marathon 2025) sẽ xuất phát từ 04h30 sáng 01/01/2025 tại Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Thiền Quang. Giải năm nay thu hút 5000 vận động viên tham dự, trong đó có nhiều ngôi sao của...

Tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh ‘tố’ tát vào mặt, kéo lê học sinh

Trường tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội – nơi xảy ra sự việc trong phản ánh – Ảnh: NGUYÊN BẢO Tối 26-12, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng và cho biết con chị là K., học sinh lớp 3 Trường tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội), bị cô giáo “tác động vật lý” vào mặt, tay, cổ trong giờ học giáo dục thể chất. Phụ huynh nói con bị cô giáo...

Đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận về chủ trương tinh gọn bộ máy

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng đề nghị, thời gian tới, Thành ủy, các cấp ủy Đảng của thành phố nghiêm túc triển khai công tác dân...

Dương Diệu Linh: Giải thưởng LHP Venice không quan trọng bằng việc có khán giả

ZaloFacebookTwitterLưu bài viếtBản inCopy link Trở về từ Liên hoan Phim Venice năm 2024 với một giải cho phim hay nhất, một giải cho phim sáng tạo nhất, Dương Diệu Linh và đoàn phim “Mưa trên cánh bướm” đang trong những ngày quảng bá phim (cinetour) tại Hà Nội trước ngày công chiếu. “Mưa trên cánh bướm” (Don’t Cry Butterfly) kể câu chuyện trớ trêu về một bà nội trợ tuổi trung niên tên Tâm (Tú Oanh), có chồng ngoại...

Xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì hội nghị.Tham dự hội nghị có Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất