Powered by Techcity

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa

Ngày 24.1.1959, Tổng Tư lệnh ban hành nghị định thành lập Cục Không quân trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, trên cơ sở hợp nhất các tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 1.

Biên đội Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 935 (Sư đoàn Không quân 370) xuất kích

Năm 1960, đoàn học viên phi công tiêm kích đầu tiên của Việt Nam hoàn thành chương trình huấn luyện bay Mig-15 ở Trung Quốc. Sau đó, 31 học viên của đoàn được huấn luyện chuyển loại máy bay tiêm kích Mig-17.

Ngày 22.10.1963, Quân chủng Phòng không – Không quân được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân, gồm 3 binh chủng: Không quân, Pháo phòng không và Ra đa.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 2.

Các phi công tiêm kích Mig-21 trong chiến tranh thống nhất đất nước

Ngày 3.21964, tại căn cứ không quân Mông Tự, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn Không quân 921 – trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 6.8.1964, Trung đoàn Không quân 921 được lệnh cơ động lực lượng về sân bay Nội Bài. Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện là người dẫn biên đội đầu tiên hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 3.

Phi công tiêm kích Trung đoàn Không quân 935 (Sư đoàn 370)

Ngày 3.4.1965, biên đội Mig -17 của Trung đoàn Không quân 921 (Sao Đỏ) xuất kích trận đầu bắn rơi 2 máy bay F-8 của Không quân Mỹ trên khu vực cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Ngày 3.4.1965, trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam.

Ngày 16.5.1977, Quân chủng Phòng không – Không quân được tách thành 2 quân chủng: Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân. Từ 1977, cả 2 quân chủng đã cùng các đơn vị đánh bại 2 cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 4.

3 bố con cùng là phi công tiêm kích, đó là: Đại tá Nguyễn Ngọc Hiển (giữa), Phó sư đoàn trưởng không quân 370 và 2 con trai Nguyễn Phi Long, Nguyễn Long Phi là phi công Su-30Mk2, thuộc Trung đoàn Không quân 935 (hình chụp năm 2018)

Ngày 3.3.1999, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh hợp nhất Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân thành Quân chủng Phòng không – Không quân. Ngày 1.7.1999, Quân chủng Phòng không – Không quân chính thức đi vào hoạt động.

Lực lượng không quân tiêm kích ban đầu được trang bị máy bay Mig-17. Đến cuối 1965, được bổ sung thêm Mig-21 từ Liên Xô (cũ) có tính năng kỹ thuật và trang bị vũ khí hiện đại hơn, nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn Không quân 921 và Trung đoàn Không quân 923 (thành lập tháng 8.1965).

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 5.

Máy bay Mig-21 số hiệu 5343 (Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn Không quân 371) trực chiến đấu tại sân bay Yên Bái, năm 2013

Cuối 1968, Trung Quốc viện trợ một số máy bay MiG-19 cho ta và được biên chế vào trung đoàn không quân tiêm kích thứ ba – Trung đoàn 925 thuộc Sư đoàn 371 (hiện nay, Trung đoàn 925 trực thuộc Sư đoàn Không quân 372).

Sau ngày thống nhất, Bộ Quốc phòng thành lập thêm Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 sử dụng máy bay Mig-21 và F-5 và Trung đoàn 937 sử dụng máy bay cường kích A-37 (thu hồi từ VNCH).

Từ đầu những năm 80, máy bay tiêm kích Su-22 đã có mặt tại Việt Nam, bắt đầu thay thế các loại máy bay cũ. Từ tháng 4 – 12.1989, Không quân Việt Nam tổ chức tiếp nhận, lắp ráp và bay thử toàn bộ 32 máy bay tiêm kích bom Su-22M4 và 4 máy bay huấn luyện USu-22M4.

Đặc biệt, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, ngày 7.11.1987, một phi đội Su-22M của Trung đoàn 923 đã cơ động từ Thanh Hóa vào Phan Rang để thực hiện chương trình huấn luyện bay biển xa.

Và để thực hiện nhiệm vụ bay bảo vệ Trường Sa, những phi công giỏi nhất của Trung đoàn 923 đã được chọn. 8 giờ sáng 10.3.1988, phi đội trưởng cơ động Vũ Xuân Cương và phi công Liên Xô Grigoriev điều khiển chiếc SU-22M số hiệu 8502 lần đầu tiên bay tuần tra ra tới quần đảo Trường Sa.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 6.

Phi công Vũ Xuân Cương (phải) và chiếc Su-22 số hiệu 8502 lần đầu tiên bay ra Trường Sa, ngày 10.3.1988

Ngày 25.4.1995, Trung đoàn Không quân 937 (Sư đoàn Không quân 370) tiếp nhận 6 máy bay tiêm kích Su-27 đầu tiên của Không quân Việt Nam.

Ngày 26.6.1995, trung tướng Phạm Thanh Ngân, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân thành lập Phi đội 3 sử dụng máy bay tiêm kích Su-27, làm nhiệm vụ xung kích trên hướng phòng thủ chiến lược của đất nước.

Ngày 4.8.1995, chuyến bay đầu tiên của Su-27 trên bầu trời Việt Nam, do phi công Võ Văn Tuấn (sau là Thượng tướng – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) và phi công Nguyễn Văn Thận thực hiện trên máy bay số hiệu 8521.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 7.

Phi công Võ Văn Tuấn (trái) và Đỗ Văn Đức (thứ 2 từ trái qua phải) cùng các chuyên gia Liên Xô (cũ) bên máy bay Su-27 lần đầu tiên ra Trường Sa, ngày 14.9.1997

Sáng 14.9.1997, biên đội gồm Trung đoàn trưởng 937 Võ Văn Tuấn và phi công Đỗ Văn Đức triển khai máy bay Su-27 tuần tiễu từ Phan Rang ra phía bắc quần đảo Trường Sa. Chuyến bay đánh dấu bước chuyển về chất của lực lượng không quân chiến đấu, khẳng định khả năng làm chủ bầu trời trên biển xa.

Gần 10 năm sử dụng hỗn hợp Su-22M4, Su-27 canh giữ Trường Sa, tháng 11.2004, toàn bộ máy bay Su-27 và lực lượng phi công, cán bộ nhân viên hàng không và phương tiện kỹ thuật bảo đảm Su-27 của Trung đoàn 937 được điều về Trung đoàn 935 (cùng Sư đoàn 370, đóng quân tại sân bay Biên Hòa).

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 8.

Su-30MK2 tại sân bay Biên Hòa

Đầu năm 2004, máy bay Su-30MK được đưa về Việt Nam. Ngày 19.8.2004, trung tướng Nguyễn Văn Thân (Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân) ký quyết định về việc tổ chức, tiếp nhận, lắp ráp, bay thử, nghiệm thu máy bay Su-30MK tại Sư đoàn 370. Trung đoàn 935 được giao nhiệm vụ tiếp nhận và đưa máy bay Su-30Mk vào huấn luyện – trực ban chiến đấu.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 9.

Su-30MK2 xuất kích

Hiện tại, lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam đang làm chủ nhiều loại máy bay (Su-30MK2, Su-27, Su-22M4…) để đáp ứng với yêu cầu tác chiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn vùng trời, vùng biển đảo của Tổ quốc.

Một số hình ảnh về Không quân tiêm kích Việt Nam

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 10.

Kiểm tra an toàn bay

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 11.

Xuất kích ban đêm

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 12.

Trao đổi kinh nghiệm

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 13.

Bung dù giảm tốc khi hạ cánh

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 14.

Phi công trên máy bay tiêm kích

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 15.

Su-27 thực hành bắn ném bom

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 16.

Hạ cánh xuống sân bay Biên Hòa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 17.

Biên đội Su-30MK2 bay tuần tiễu qua mốc chủ quyền đảo Trường Sa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 18.

Biên đội Su-30MK2 nghiêng cánh chào Trường Sa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 19.

Su-22 hạ cánh

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 20.

Su-22 cất cánh từ căn cứ không quân Phan Rang

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 21.

Su-30MK2 cất cánh từ sân bay Kép

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 22.

Su-30MK2 biểu diễn trên bầu trời Hà Nội

Nguồn: https://thanhnien.vn/khong-quan-tiem-kich-tu-so-khai-den-lam-chu-bau-troi-bien-xa-185241202185528825.htm

Cùng chủ đề

Binh chủng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam

Trong các đơn vị tàu ngầm hiện nay, nổi bật nhất là Lữ đoàn tàu ngầm 189. Đây là đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch, được trang bị các tàu ngầm Kilo 636, hải đội bảo đảm cùng hệ thống cơ sở bờ hiện đại. Lữ đoàn tàu ngầm 189 có nhiệm vụ độc lập hoặc hiệp đồng với các đơn vị trong và ngoài Quân chủng Hải quân triển khai bí mật tàu ngầm, tìm kiếm, phát...

MoMo được bình chọn là nhà tuyển dụng yêu thích của năm

Lễ vinh danh và trao giải thưởng “Employer of Choice 2024 – Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất” vừa diễn ra tại TP.HCM, quy tụ các doanh nghiệp nổi bật trong thị trường tuyển dụng đến từ 20 nhóm ngành nghề, đa dạng quy mô. Trải qua 11 mùa tổ chức, “Employer of Choice” là giải thưởng thường niên uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp, người lao động, nhà quản lý, chuyên gia nhân sự. Diễn ra từ...

Di Động Việt sẽ mở thêm điểm bán tại Biên Hòa

Tiếp nối chuỗi cửa hàng trải dài khắp các tỉnh thành và đã được hàng triệu khách hàng tin tưởng trở thành khách hàng thân thiết, hệ thống bán lẻ Di Động Việt vừa công bố sẽ mở thêm điểm bán tại 829 Xa Lộ Hà Nội, TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Với vị trí đắc địa tại trung tâm TP.Biên Hòa, cửa hàng mới của Di Động Việt trong giai đoạn thi công đã thu hút đông đảo sự...

Không quân trực thăng – Vietnam.vn

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự (sử dụng máy bay của Nga) nằm trong các Sư đoàn Không quân 370, 371, 372 của Quân chủng Phòng không – không quân và trực thăng của Binh đoàn 18 (Tổng công ty trực thăng Việt Nam) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 3.1956, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam được cử sang nước bạn học tập về hàng không,...

Siêu thị bán hàng không lợi nhuận nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ phía Bắc

Với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đãtriển khai chương trình “Hàng hóa không lợi nhuận dành cho bà con, các tổ chức cứu trợ vùng lũ”. Cụ thể, đơn vị chuẩn bịsẵn các phần đồ ăn nhanh đủ dinh dưỡng và túi chăm sóc cá nhân dành riêng cho nam, nữ với giá dao động chỉ 30.000 – 100.000 đồng/phần, bao gồm: nước tinh khiết, sữa, xúc...

Cùng tác giả

TC Group thông báo kết quả bán hàng Hyundai tháng 11/2024 – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội ngày 11/12/2024, Tập đoàn Thành Công (TC GROUP) thông báo kết quả bán hàng ô tô Hyundai tháng 11/2024. Theo đó, tổng doanh số xe Hyundai tháng 11 đạt 10.303 xe bán ra, tăng trưởng 34,9% so với tháng 10. Hyundai Accent tiếp tục là mẫu xe có số lượng bán hàng tốt nhất tháng 11 với 2.052 xe, tăng trưởng 44% so với tháng 10. Hyundai Tucson đứng ở vị trí thứ 2 với số bán ở...

Bế mạc kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, kỳ họp diễn ra sôi nổi, nghiêm túc, thẳng thắn, các đại biểu HĐND thành phố đã phát huy tinh thần trách nhiệm,...

Đô thị công nghiệp – mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tế

Đô thị công nghiệp – mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tếVSIP đang cho thấy dấu ấn của một nhà phát triển có tầm nhìn khi vừa tiếp tục đưa vào hoạt động khu đô thị Sun Casa Central phục vụ cho khu vực bao gồm Khu công nghiệp VSIP III. Mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ đang được xem là xu thế phát triển tất yếu của Việt...

Tập trung quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu

Theo đó, HĐND thành phố tán thành với Báo cáo số 16/BC-ĐGS ngày 3-12-2024 của Đoàn giám sát về thực hiện các Nghị quyết của HĐND thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5...

Phở đến với Làng Nủ: Ăn tô phở, bà con thấy ấm áp

Người dân cùng lực lượng thi công công trường Làng Nủ mới thưởng thức Phở yêu thương – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Từ sáng sớm, sương mù vùng cao còn dày, gió đông bắc thổi thốc lạnh giá nhưng đoàn xe của Phở yêu thương đã xuất phát từ trường liên cấp số 1 Phúc Khánh, di chuyển tới khu tái định cư Làng Nủ. Khu làng mới nằm trên đỉnh một ngọn đồi, đường vào cao độ chênh hàng chục mét. Ở...

Cùng chuyên mục

TC Group thông báo kết quả bán hàng Hyundai tháng 11/2024 – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội ngày 11/12/2024, Tập đoàn Thành Công (TC GROUP) thông báo kết quả bán hàng ô tô Hyundai tháng 11/2024. Theo đó, tổng doanh số xe Hyundai tháng 11 đạt 10.303 xe bán ra, tăng trưởng 34,9% so với tháng 10. Hyundai Accent tiếp tục là mẫu xe có số lượng bán hàng tốt nhất tháng 11 với 2.052 xe, tăng trưởng 44% so với tháng 10. Hyundai Tucson đứng ở vị trí thứ 2 với số bán ở...

Bế mạc kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, kỳ họp diễn ra sôi nổi, nghiêm túc, thẳng thắn, các đại biểu HĐND thành phố đã phát huy tinh thần trách nhiệm,...

Đô thị công nghiệp – mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tế

Đô thị công nghiệp – mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tếVSIP đang cho thấy dấu ấn của một nhà phát triển có tầm nhìn khi vừa tiếp tục đưa vào hoạt động khu đô thị Sun Casa Central phục vụ cho khu vực bao gồm Khu công nghiệp VSIP III. Mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ đang được xem là xu thế phát triển tất yếu của Việt...

Tập trung quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu

Theo đó, HĐND thành phố tán thành với Báo cáo số 16/BC-ĐGS ngày 3-12-2024 của Đoàn giám sát về thực hiện các Nghị quyết của HĐND thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5...

Phở đến với Làng Nủ: Ăn tô phở, bà con thấy ấm áp

Người dân cùng lực lượng thi công công trường Làng Nủ mới thưởng thức Phở yêu thương – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Từ sáng sớm, sương mù vùng cao còn dày, gió đông bắc thổi thốc lạnh giá nhưng đoàn xe của Phở yêu thương đã xuất phát từ trường liên cấp số 1 Phúc Khánh, di chuyển tới khu tái định cư Làng Nủ. Khu làng mới nằm trên đỉnh một ngọn đồi, đường vào cao độ chênh hàng chục mét. Ở...

Chiếu 3 bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam tại Viện phim

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Viện Phim Việt Nam (Bộ VHTTDL) tổ chức chiếu ba bộ phim đặc sắc của điện ảnh Việt Nam vào 9 giờ các ngày từ 11-13/12/2024. Theo đó, Viện Phim Việt Nam sẽ chiếu bộ phim Dòng sông hoa...

Hà Nội: Phát động phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế

Theo đó, cùng với tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, văn hiến, anh hùng của Đảng, của nhân dân ta, trong năm 2025, thành phố sẽ đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu hình ảnh...

Thông qua nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nghị quyết quy định về tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp; phạm vi vùng phát thải thấp và các biện pháp được áp dụng trong vùng theo lộ trình phù hợp...

Mỹ Đức phát huy sản phẩm OCOP dựa trên nền tảng làng nghề truyền thống

Huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội là nơi có nhiều nghề mà đặc biệt là nghề ươm tơ, dệt lụa, thời gian gần đây có nhiều cơ sở tham gia vào chương trình OCOP. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đang kiểm tra tằm. Ảnh: NNVN. Trong đợt đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024, huyện Mỹ Đức có 13 sản phẩm tham gia đánh giá mới của các chủ thể: HTX thêu tay Mỹ Đức 5 sản phẩm...

Bộ TT&TT trao giải cuộc thi ảnh, video ‘Việt Nam hạnh phúc – happy Vietnam 2024’

Đêm 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ 2 cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam tại địa chỉ https://vietnam.vn. So với mùa giải trước, cuộc thi năm nay đã có sự lan tỏa mạnh mẽ khi tất cả 63 tỉnh, thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất