Powered by Techcity

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội 13, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã hoạch định phát triển các tuyến đường sắt mới trên hành lang Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, chiều dài khoảng 1.871km, gồm 3 tuyến: Lạng Sơn – Hà Nội, Hà Nội – TPHCM và TPHCM – Cần Thơ.

Các tuyến đường sắt từ Lạng Sơn – Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật và loại hình đường sắt cũng khác nhau, trong đó tuyến Lạng Sơn – Hà Nội là loại hình đường sắt thường, tốc độ thiết kế 160-200 km/h, đang lập quy hoạch chi tiết để huy động nguồn vốn đầu tư; tuyến Hà Nội – TPHCM là loại hình đường sắt tốc độ cao.

Tuyến TPHCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, tốc độ thiết kế 160-200 km/h, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030.

Do đó, Chính phủ kiến nghị giữ nguyên phạm vi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam từ TP Hà Nội đến TPHCM.

Dự án tuyến đường sắt tốc độ ca Bắc – Nam sẽ có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TPHCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TPHCM.

Về lý do lựa chọn tốc độ chạy tàu 350 km/h mà không phải tốc độ 200-250 km/h để vừa chở khách và chở hàng, Chính phủ biết việc lựa chọn tốc độ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện, tổng hợp kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới.

Tốc độ chạy tàu 200-250 km/h phát triển cách đây khoảng 50 năm và phổ biến trong giai đoạn khoảng 25 năm trở về trước, phù hợp với các tuyến ngắn và trung bình.

Tốc độ 350 km/h và cao hơn đang là xu thế phát triển trên thế giới, phù hợp với các tuyến dài từ 800km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc – Nam nước ta.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy với chiều dài tuyến lớn hơn 800km thì tốc độ 350 km/h hấp dẫn hơn và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với tốc độ 250 km/h. Theo tính toán của tư vấn, chặng Hà Nội – TPHCM tốc độ 350 km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h.

Đáng chú ý, chi phí đầu tư tốc độ 350 km/h cao hơn tốc độ 250 km/h khoảng 8-9%. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250 km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350 km/h là khó khả thi và không hiệu quả.

Vì vậy, Chính phủ kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350 km/h để đáp ứng tiêu chí hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa kinh tế.

Trước ý kiến đề nghị xem xét đoạn tuyến từ ga Phủ Lý đến ga Ninh Bình, Chính phủ cho biết phương án hướng tuyến đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hướng tuyến được nghiên cứu bảo đảm phù hợp quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch các vùng và quy hoạch tỉnh; trong quá trình nghiên cứu cũng đã đưa ra 3 phương án để phân tích so sánh lựa chọn.

Với vai trò là trung tâm phía nam vùng duyên hải Bắc Bộ, TP Nam Định có quy mô dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 600.000 dân, là đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn. Vùng hấp dẫn các địa phương lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên… lên đến khoảng 4 triệu người.

Theo dự báo, đến năm 2050 nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm.

Nếu tính chi phí đầu tư và vận hành khai thác trong 30 năm, đoạn tuyến qua Nam Định (12km) sẽ có chi phí khoảng 1,66 tỷ USD, lợi ích thu được ước đạt 2,06 tỷ USD.

Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy có nhiều trường hợp tuyến đường sắt tốc độ cao đi vòng để qua các trung tâm lớn, thu hút hành khách, thay vì đi thẳng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Dự kiến chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày mai.

Phương án đường sắt tốc độ cao qua Nam Định sẽ thu lợi khoảng 400 triệu USD

Phương án đường sắt tốc độ cao qua Nam Định sẽ thu lợi khoảng 400 triệu USD

Dự báo đến năm 2050, nhu cầu đi và đến ga đường sắt tốc độ cao qua Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm. Chi phí đầu tư và vận hành trong 30 năm khoảng 1,66 tỷ USD trong khi lợi ích thu ước khoảng 2,06 tỷ USD.

Bộ trưởng GTVT: Có ý kiến sợ đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro

Bộ trưởng GTVT: Có ý kiến sợ đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro

Trước lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đội vốn và chậm tiến độ như đường sắt đô thị (metro), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết đã nghiên cứu kỹ các nguyên nhân.

Yếu tố 'thành hay bại' khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Yếu tố ‘thành hay bại’ khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Việc huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách đòi hỏi chính sách minh bạch và quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tài chính lâu dài. Đây là nội dung quan trọng nhất đảm bảo sự “thành hay bại” của dự án và hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/ly-do-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-khong-keo-dai-den-ca-mau-2346925.html

Cùng chủ đề

Đường sắt cao tốc: Cú hích đưa giao thông Việt Nam vươn tầm thế giới

Phóng viên báo Dân trí đã có buổi trò chuyện với Tiến sĩ Trương Thị Mỹ Thanh, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Giao thông đô thị (Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải) để tìm hiểu về công nghệ đường sắt cao tốc Bắc-Nam, cũng như tiềm năng phát triển kinh tế từ Dự án này. Thưa Tiến sĩ, nhiều quốc gia tại khu vực châu Âu, Nhật Bản hay Trung Quốc; công nghệ đường sắt cao tốc đã có...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là bước chuẩn bị, đột phá chiến lược để nước bước vào...

Bước đột phá chiến lược để nước ta bước vào kỷ nguyên mới Phát biểu ý kiến, đại biểu Tạ Văn Hạ – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi. Đây là xu thế phát triển đất nước, là bước chuẩn bị, đột phá chiến lược để nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển. Về tổng thể quy hoạch, đại biểu...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trước khi thảo luận tại tổ nội dung này. Hồi năm 2010, ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã được đưa ra nhưng Quốc hội chưa thông qua do còn ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực...

Cùng tác giả

Khẳng định “điểm đến ẩm thực hấp dẫn”

Dự lễ khai mạc có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà;...

Doanh nghiệp tư nhân đi tận đâu rồi, doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ năm sau cao hơn năm trước

Doanh nghiệp tư nhân đi tận đâu rồi, doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ “năm sau cao hơn năm trước”Đồng thuận với việc phải tháo gỡ thể chế cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội chưa an tâm về nội dung của Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chiếc áo quá không chỉ quá chật Phát biểu của ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hà...

Không khí lạnh mạnh tuần tới, miền Bắc khả năng giảm thấp nhất 9 độ

Miền Bắc vừa đón đợt rét diện rộng đầu tiên của mùa đông 2024-2025. Sáng sớm 23/11, trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) xuất hiện sương muối khi nhiệt độ xuống 1-2 độ. Sau đó, từ đêm 26-28/12, khu vực vùng núi và đồng bằng Bắc Bộ trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất dưới 10 độ. Khoảng 2 ngày nay, nhiệt độ ban ngày ở miền Bắc tăng nhẹ, trời hửng nắng, nhưng đêm và sáng vẫn rét, với...

Quốc vương Campuchia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Ra tiễn đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn...

Di sản và đổi mới phương pháp giáo dục

Trung tâm hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức. ...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân đi tận đâu rồi, doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ năm sau cao hơn năm trước

Doanh nghiệp tư nhân đi tận đâu rồi, doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ “năm sau cao hơn năm trước”Đồng thuận với việc phải tháo gỡ thể chế cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội chưa an tâm về nội dung của Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chiếc áo quá không chỉ quá chật Phát biểu của ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hà...

Không khí lạnh mạnh tuần tới, miền Bắc khả năng giảm thấp nhất 9 độ

Miền Bắc vừa đón đợt rét diện rộng đầu tiên của mùa đông 2024-2025. Sáng sớm 23/11, trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) xuất hiện sương muối khi nhiệt độ xuống 1-2 độ. Sau đó, từ đêm 26-28/12, khu vực vùng núi và đồng bằng Bắc Bộ trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất dưới 10 độ. Khoảng 2 ngày nay, nhiệt độ ban ngày ở miền Bắc tăng nhẹ, trời hửng nắng, nhưng đêm và sáng vẫn rét, với...

Quốc vương Campuchia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Ra tiễn đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn...

Tích cực vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch HAUFO Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh, thực tiễn cho thấy, hơn 35 năm đổi mới đất nước, công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng giữ vững môi trường...

Thanh Xuân thực hiện tốt thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Theo báo cáo của UBND quận Thanh Xuân, việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị cơ bản diễn ra thuận lợi, được sự đồng thuận, tin tưởng, ủng hộ của người dân. Sự...

UBND thành phố Hà Nội họp phiên thường kỳ tháng 11-2024

Chiều 29-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một...

Chuyên gia Gunter Lange, thầy của Nguyễn Thị Oanh ‘tặng quà’ cho các runner Việt Nam

Buổi chia sẻ diễn ra tại địa điểm nhận Race Kit, sân vận động Mỹ Đình – Khu Liên hợp thể thao quốc gia. Tại đây, chuyên gia Gunter Lange sẽ phổ biến các nội dung như: phương pháp huấn luyện sức bền hiện đại hiệu quả cho các nội dung chạy ngoài đường (10 km, Half Marathon & Marathon); phát triển nền tảng thể lực chung giúp nâng cao hiệu quả khi chạy cho các môn chạy ngoài...

Kiến tạo cơ chế phát triển nông nghiệp bền vững

Bà Nguyễn Thị Hồng, hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai:Nông dân Hà Nội tự tin đưa nông sản vươn xaNghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND thành phố Hà...

3 năm, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo

Sinh viên phân hiệu Long An của Trường đại học Sư phạm TP.HCM – Ảnh: N.T. Nghị định 116/2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban hành ngày 25-9-2020, bắt đầu áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022. Sau ba năm triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu đào...

Cử tri Thanh Oai kiến nghị thành lập Ban Quản trị tòa nhà chung cư ở khu đô thị Thanh Hà

Có 5 cử tri của 4 xã: Liên Châu, Dân Hòa, Cự Khê, Mỹ Hưng nêu các ý kiến, kiến nghị, đề xuất một số vấn đề người dân quan tâm, như: Việc mở rộng góc cua ngã tư...

Tin nổi bật

Tin mới nhất