Powered by Techcity

Bảo vệ, phát huy giá trị một tài nguyên nhân văn


GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính:
Bảo tồn một cách cứng nhắc thì phố cổ không còn là phố cổ

yk-kts-hoang-dao-kinh.jpg

Khu phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị sống động, đòi hỏi vừa có sự giữ gìn, bảo lưu, bảo tồn đồng thời cần phát triển tiếp nối hoàn toàn tự nhiên. Nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, đặc thù và cũng rất khó khăn là bảo tồn trong sự phát triển “không thể cưỡng lại được”. Tài nguyên kiến trúc, tài nguyên vật chất của khu phố cổ Hà Nội khá “mảnh dẻ”, còn rất ít những ngôi nhà cổ mà chỉ còn lại cấu trúc đường phố là một điển hình rất đặc trưng, là một phần giá trị của di sản kiến trúc phố cổ.

Đáng chú ý nhất là Hà Nội còn bảo lưu được gần 100 công trình tôn giáo, tín ngưỡng rất đặc thù trong di sản kiến trúc phố cổ Hà Nội. Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đang trùng tu, khôi phục những kiến trúc tín ngưỡng, tâm linh ấy. Phố cổ Hà Nội có hàng trăm di tích được xếp hạng, nhưng nếu bảo tồn một cách cứng nhắc thì phố cổ không còn là nó nữa, đặc biệt là khi ở khu phố cổ Hà Nội đã hình thành nếp sống, văn hóa phố phường đặc thù. Nó là thành phần quan trọng trong văn hóa đô thị. Làm sao gìn giữ, bảo lưu được nếp sống của người Hà Nội cũ thì rất khó làm, nhưng ở đâu đó trong sâu lắng thì văn hóa nếp sống, văn hóa thị thành vẫn còn. Đừng tính để Hà Nội trở thành Paris hay London! Hà Nội chỉ là nó khi kết hợp trong mình những thành phần cấu thành từ lịch sử, những thành phần còn bảo lưu đến ngày hôm nay và những thành phần đòi hỏi phải nhận ra và nâng niu, để cho những thành phần ấy hòa nhập với đô thị hiện đại hóa rất nhanh ngày nay.

Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long:
Tìm hướng khai thác hiệu quả các công trình kiến trúc có giá trị

yk-kts-pham-tuan-long.jpg

Vấn đề bảo tồn các công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được đặt ra cách đây khoảng 30 năm, nhưng với thói quen cũng như sự nhận diện các di sản thì gần đây chúng ta mới có những đánh giá, nhận định xác đáng. Khi được giao trùng tu công trình, lúc đầu, chúng tôi chỉ tiếp cận bằng việc trả lại không gian ban đầu của các công trình tín ngưỡng, khôi phục lại các hoạt động lễ hội. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy rằng ngoài việc tổ chức lễ hội, các không gian này có rất nhiều giá trị về kiến trúc, nghệ thuật mà cha ông đã để lại nhưng lại chưa được nhiều người tiếp cận. Chúng tôi đã cùng với các nhóm văn nghệ sĩ tìm ra nội dung sáng tạo cho từng công trình mà không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Gần đây nhất, chúng tôi làm cầu đi bộ Trần Nhật Duật. Từ một không gian không đảm bảo an toàn, thiếu ánh sáng, không đảm bảo vệ sinh môi trường, nay cây cầu ấy đã có diện mạo mới nhờ sự hiện diện của nghệ thuật công cộng. Ngoài ra, các dự án nghệ thuật tại phố đi bộ Phùng Hưng, Phúc Tân… cũng góp phần làm cho ý thức cộng đồng tốt hơn.

Thông qua sự sáng tạo của các nghệ sĩ, chúng tôi muốn gửi gắm những thông điệp mới để mọi người trân trọng hơn giá trị di sản mà cha ông để lại. Những công trình tiêu biểu như Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ 50 Đào Duy Từ, Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Đình Kim Ngân 42 – 44 Hàng Bạc, Trung tâm Nghệ thuật 22 Hàng Buồm… trở thành điểm đến kết nối du khách. Sau Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024, chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tìm ra những nội dung mới liên quan đến khai thác, sử dụng tài sản công nói chung và các công trình kiến trúc có giá trị nói riêng.

TS.KTS Đặng Hoàng Vũ:
Nhìn nhận đúng giá trị công trình kiến trúc giai đoạn 1954 – 1986

yk-kts-dang-hoang-vu.jpg

Có lẽ một phần do khoảng thời gian chưa đủ dài để chúng ta nhìn lại giá trị của những công trình kiến trúc giai đoạn 1954 – 1986, để rồi có thể đang coi nhẹ, thậm chí có một số suy nghĩ khá tiêu cực, hoài nghi. Để đánh giá những công trình giai đoạn này, chúng ta cần đặt mình vào hoàn cảnh thời bấy giờ, với điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn. Đồng thời, cần đặt mình vào vị trí của các KTS mặc dù rất cố gắng, rất mong muốn sáng tạo nhưng với điều kiện khó khăn trong khoảng thời gian đó thì khả năng và cơ hội không có quá nhiều.

Số lượng công trình kiến trúc giai đoạn 1954 – 1986 bị phá hủy do chiến tranh hay thiên tai rất ít, thay vào đó, chúng chủ yếu chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, cũng như bởi những lợi ích khác biệt về kinh tế hoặc do nhận thức xã hội có phần tiêu cực về kiến trúc miền Bắc giai đoạn 1954 – 1986 nói chung, ở Hà Nội nói riêng. Chúng ta cần khảo sát, phân chia, chọn lọc những công trình với những giá trị khác nhau, từ đó lựa chọn những công trình tiêu biểu, đưa vào danh sách bảo tồn. Một thành phố trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các giai đoạn đều có sự chồng lấn về mặt kiến trúc, từ đó tạo ra lịch sử phong phú cho một đô thị, nếu bỏ qua hoặc phá đi thì có lẽ chúng ta sẽ bị mất một lớp văn hóa. Trong giai đoạn 1954 – 1986, có những công trình kể cả khi chưa được đưa vào danh sách bảo tồn thì cũng không thể thay thế được, như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung Thiếu nhi Hà Nội, Khách sạn Thắng Lợi, Đại học Bách Khoa… Những công trình này không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị về quy hoạch, nằm ở những vị trí quan trọng của đô thị Hà Nội.

Đặc biệt là những khu tập thể ở Hà Nội, chúng ta đã thử áp dụng một số phương pháp cải tạo như đập bỏ và xây dựng mới, tái định cư tại chỗ (với công trình nhà A6, B6 Giảng Võ, C1 Thành Công); xây nối, áp nối tăng diện tích như khu tập thể Kim Liên. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ di sản kiến trúc, cả hai giải pháp này đều mang tính tình thế, tạm thời, gây cảm giác lộn xộn giữa cũ và mới. Theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể giữ lại một phần nào đó để lưu giữ, bảo tồn, chuyển đổi sang mục đích khác nhưng vẫn giữ được hình ảnh về khu tập thể cũng như tiêu chí của cuộc sống xã hội chủ nghĩa giai đoạn bấy giờ.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/danh-thuc-di-san-kien-truc-trong-thanh-pho-sang-tao-bao-ve-phat-huy-gia-tri-mot-tai-nguyen-nhan-van-685382.html

Cùng chủ đề

Y-Fest 2024 “cháy vé” vài ngày trước giờ biểu diễn

Chiều 23-11-2024, Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, hơn 10.000 vé tham dự siêu nhạc hội Viettel Y-Fest 2024 đã được phát hết toàn bộ cho thấy sức hút mạnh mẽ của dàn nghệ sĩ...

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Khoảng 16h26 ngày 23/11, một vụ cháy đã xảy ra tại nhà dân có địa chỉ số 73 phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện xảy ra cháy, họ đã hô hoán báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Lực lượng chữa cháy tại cơ sở đã phối hợp với người dân dùng bình chữa cháy xách tay ngăn cháy lan. Nhận được tin báo, Đội...

Phường Xuân La nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, ngay từ khi thành lập, Đảng bộ quận đã xác định mục tiêu "Quyết tâm phát huy nội...

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp đầu tiên

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2024) Giếng khoan GK-61: “Giếng tổ” của ngành Dầu khí Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền võng Hà Nội bắt đầu được tiến hành từ năm 1969 tại làng Khuốc, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình với những mũi khoan đầu tiên. Ngày 23/9/1970, mũi khoan sâu đầu tiên cho giếng khoan sâu ký hiệu GK-100 của Việt Nam...

MobiFone tung ưu đãi độc quyền, tặng miễn phí vé xem concert 3 Anh Trai Say Hi

Thời gian vừa qua, văn hóa thần tượng tại Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ. Nhiều khán giả vốn chỉ ‘đu idol’ quốc tế nay đã hình thành thói quen hâm mộ nghệ sĩ nội địa, sẵn sàng chi một số tiền lớn để tham dự các sự kiện, concert gặp gỡ thần tượng. Đóng góp không nhỏ vào làn sóng tích cực này, phải kể đến chương trình siêu “hot” mang tên Anh Trai...

Cùng tác giả

Y-Fest 2024 “cháy vé” vài ngày trước giờ biểu diễn

Chiều 23-11-2024, Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, hơn 10.000 vé tham dự siêu nhạc hội Viettel Y-Fest 2024 đã được phát hết toàn bộ cho thấy sức hút mạnh mẽ của dàn nghệ sĩ...

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Khoảng 16h26 ngày 23/11, một vụ cháy đã xảy ra tại nhà dân có địa chỉ số 73 phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện xảy ra cháy, họ đã hô hoán báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Lực lượng chữa cháy tại cơ sở đã phối hợp với người dân dùng bình chữa cháy xách tay ngăn cháy lan. Nhận được tin báo, Đội...

Phường Xuân La nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, ngay từ khi thành lập, Đảng bộ quận đã xác định mục tiêu "Quyết tâm phát huy nội...

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp đầu tiên

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2024) Giếng khoan GK-61: “Giếng tổ” của ngành Dầu khí Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền võng Hà Nội bắt đầu được tiến hành từ năm 1969 tại làng Khuốc, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình với những mũi khoan đầu tiên. Ngày 23/9/1970, mũi khoan sâu đầu tiên cho giếng khoan sâu ký hiệu GK-100 của Việt Nam...

MobiFone tung ưu đãi độc quyền, tặng miễn phí vé xem concert 3 Anh Trai Say Hi

Thời gian vừa qua, văn hóa thần tượng tại Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ. Nhiều khán giả vốn chỉ ‘đu idol’ quốc tế nay đã hình thành thói quen hâm mộ nghệ sĩ nội địa, sẵn sàng chi một số tiền lớn để tham dự các sự kiện, concert gặp gỡ thần tượng. Đóng góp không nhỏ vào làn sóng tích cực này, phải kể đến chương trình siêu “hot” mang tên Anh Trai...

Cùng chuyên mục

Y-Fest 2024 “cháy vé” vài ngày trước giờ biểu diễn

Chiều 23-11-2024, Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, hơn 10.000 vé tham dự siêu nhạc hội Viettel Y-Fest 2024 đã được phát hết toàn bộ cho thấy sức hút mạnh mẽ của dàn nghệ sĩ...

Mở ra những cơ hội mới từ “trợ thủ” AI

Chắc hẳn tất cả những ai yêu mến lịch sử - văn hóa - kiến trúc khi đến với Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm nay, đặc biệt là sự kiện diễn ra tại khuôn viên Trường Đại...

Trao Giải thưởng Loa Thành cho 66 đồ án xuất sắc

Ngày 23-11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 cho sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc ngành xây dựng và kiến trúc trong cả nước. Giải thưởng do...

Ký ức một thời của những sạp báo giấy ở Thủ đô

Sự lên ngôi của báo điện tử khiến báo giấy dần mất đi vị trí quen thuộc. Tuy nhiên, những sạp báo nhỏ vẫn âm thầm tồn tại. Bởi lẽ, văn hóa đọc, với giá trị bền bỉ của nó sẽ giúp báo giấy giữ được vị trí đặc biệt bất chấp dòng chảy của thời gian.Khi cả Hà Nội còn đang yên giấc, tại phố Đinh Lễ (quận Hoàn Kiếm),...

Cơ hội tái định vị và hồi sinh mạnh mẽ

Nhưng kiến trúc Hà Nội không chỉ có thế, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến những công trình kiến trúc giai đoạn 1954 - 1986 được đánh giá “cũng là di sản có giá trị của người...

Tôn vinh di sản Hà Nội

Gây chú ý là Bộ sưu tập áo dài “Ký ức Hà Nội” của NTK Anh Thư (thương hiệu Ngân An – có truyền thống gần nửa thế kỷ tại Hà Nội). 20 mẫu áo dài của bộ sưu...

Khi con người là chủ thể sáng tạo

Bên cạnh đó, phát triển văn hóa để bồi đắp cho phẩm chất đổi mới, sáng tạo của con người được xem là điểm nhấn trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hôm nay.Sáng tạo để phát...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 23-11-2024

Xây dựng bảng giá đất mới: Thực hiện thận trọng, phù hợpViệc điều chỉnh bảng giá đất tiệm cận giá giao dịch trên thị trường hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích, từ tăng nguồn thu ngân sách đến...

10.000 vận động viên dự Giải chạy marathon đêm Hà Nội 2024

Theo đó, Giải chạy VnExpress Marathon Hanoi Midnight 2024 - Hyundai Thanh Cong Cup sẽ khởi tranh từ 00h05’ ngày 24-11. Đây là giải đấu thứ 4 của VnExpress Marathon tại Hà Nội.Được tổ chức lần đầu vào tháng...

58 bộ sách, cuốn sách đạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII

Ngày 22-11, tại Hà Nội, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông tin về Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất