Powered by Techcity

Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm

Không khí Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố thời gian gần đây có nhiều thời điểm ở mức nguy hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.

Không khí ô nhiễm là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng của các nguồn ô nhiễm.

Không khí Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố thời gian gần đây luôn ở mức nguy hại, tác hại xấu đến sức khỏe người dân.

Khi mức độ ô nhiễm không khí tăng cao, nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch và những vấn đề sức khỏe khác cũng tăng theo.

Để bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý Môi trường y tế đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe.

Chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người được đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI).

Chỉ số AQI được tính theo thang điểm (06 khoảng giá trị AQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, cụ thể như sau:

Khoảng giá trị AQI

Chất lượng không khí

Màu sắc

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

0 – 50

Tốt

Xanh

Chất lượng không khí tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe

51 – 100

Trung bình

Vàng

Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên đối với những người nhạy cảm (người cao tuổi, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe.

101 – 150

Kém

Da cam

Những người nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe, những người bình thường ít ảnh hưởng.

151 – 200

Xấu

Đỏ

Những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

201 – 300

Rất xấu

Tím

Cảnh báo hưởng tới sức khỏe: mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn.

301 – 500

Nguy hại

Nâu

Cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: Toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe tới mức nghiêm trọng.

Để bảo vệ sức khỏe người dân, theo khuyến cáo của ngành Y tế, người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.

Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách.

Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.

Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. Trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Với người hút thuốc lá, thuốc lào: Nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.

Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Đối với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi):

Nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.

Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nên chú ý giữ ấm cơ thể về mùa đông, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.

Người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sỹ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn, điều trị. Người già, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ việc khám sức khoẻ định kỳ.

Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI ở mức 51 – 100)

Đối với người bình thường: Tham gia các hoạt động ngoài trời không hạn chế.

Đối với những người nhạy cảm: Giảm thời gian hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức.

Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức kém (AQI ở mức 101 – 150)

Đối với người bình thường: Giảm thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời, nhất là đối với những người có triệu chứng đau mắt, ho, đau họng.

Hạn chế hoặc tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao (như đường phố, các điểm giao cắt giao thông, các công trình xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề và các khu vực ô nhiễm khác).  

Đối với học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời tuy nhiên hạn chế các hoạt động tập thể dục hoặc vận động cần gắng sức trong thời gian dài.

Đối với những người nhạy cảm: Hạn chế hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức. Tăng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng. Giảm hoặc ngừng vận động ngay khi nhận thấy xuất hiện các triệu chứng như ho, tức ngực hoặc thở khò khè.

Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức 151 – 200). Đối với người bình thường: Hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải.

Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.

Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.

Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với những người nhạy cảm: Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức 201 – 300)

Đối với người bình thường: Tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà.

Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤ 2,5 μm).

Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với những người nhạy cảm: Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức 301–500). Đối với người bình thường

Tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

Đối với những người nhạy cảm: Tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà. Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Đối với lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học có thể xem xét cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp

Nguồn: https://baodautu.vn/khuyen-cao-bao-ve-suc-khoe-khi-khong-khi-o-nhiem-d229796.html

Cùng chủ đề

Vì sao sáng nay Hà Nội xuất hiện sương mù dày đặc?

10/10/2024 | 10:33 TPO – Sáng 10/10, bầu trời Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc. Từ sáng sớm 10/10, Thủ đô Hà Nội bị lớp sương mù dày đặc bao phủ, các tòa nhà cao tầng, khu chung cư bị che khuất bởi màu trắng đục. Tại khu vực Cầu...

Cùng tác giả

Một bút lực dồi dào, giàu tâm huyết với sự nghiệp đổi mới

Đọc bộ sách, chúng ta không chỉ có thêm những tư liệu quý giá về lý luận và thực tiễn, mà còn cảm phục bút lực dồi dào, giàu tâm huyết với Đảng, với đất nước và sự nghiệp...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 13-2-2025

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội: Nỗ lực “về đích”Sau hơn 2 năm ra mắt cuốn tự truyện "Đi tìm một vì sao", tháng 1-2025 vừa qua, đồng chí...

Đồng chí Trần Sỹ Thanh là Bí thư Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội

Thành lập Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội Theo Quyết định số 8153-QĐ/TU ngày 7-2-2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã quyết định thành lập Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội trực thuộc Thành ủy...

Tục xin lửa tại Lễ hội Văn Nội (quận Hà Đông)

Cuối ngày lễ hội 12 tháng Giêng hằng năm kết thúc, có tục lệ rước mã thờ và lửa thiêng từ đình xuống lăng mộ “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá” để hóa mã, thu hút hàng nghìn người dân Văn Nội và khách thập phương tham dự… Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) thờ Đức Thành hoàng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, một vị tướng tài...

Thảnh thơi đi lễ ngày Rằm tại Đình – Chùa Hà

Nhiều năm trở lại đây, khi người dân và du khách đi lễ đầu năm tại Đình – Chùa Hà (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã khá quen thuộc với hình ảnh văn minh, sạch đẹp, cũng như sự thân thiện, hướng dẫn nhiệt tình của các cụ trực đình – chùa trong việc sắp lễ, dâng lễ, thắp hương đúng nơi quy định. Đặc biệt, khi đến đây hành lễ, du khách sẽ được gửi xe miễn...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Trần Sỹ Thanh là Bí thư Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội

Thành lập Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội Theo Quyết định số 8153-QĐ/TU ngày 7-2-2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã quyết định thành lập Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội trực thuộc Thành ủy...

Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 50 điều (giảm 93 điều so với Luật hiện hành). Dự thảo Luật đã quy định một chương riêng về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền...

Thành ủy Hà Nội công bố quyết định thành lập mới và kết thúc hoạt động của các tổ chức Đảng

Thực hiện nội dung định hướng của Trung ương tại Kết luận số 114-KL/TƯ ngày 11-01-2025 và Kết luận số 121-KL/TƯ ngày 24-01-2025 về tổng kết Nghị quyết số 18-KL/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...

Hà Nội tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà...

Hoàng Mai sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh cho biết, Hoàng Mai đã sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới.- Hoàng Mai đã xác định tâm thế bước vào...

Gặp mặt thanh niên tình nguyện nhập ngũ và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu

Dự chương trình có Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động Phạm Tuân; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; Trung tướng...

Công an thành phố Hà Nội tinh giản bộ máy theo 3 giai đoạn

Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an thành phố chủ trì hội nghị.Hội nghị được tổ chức trực tuyến kết nối 44 điểm cầu thuộc Công...

Góp phần giải quyết việc mới, việc khó

Các mô hình “dân vận khéo” đã góp phần giải quyết được những vấn đề bức xúc, phức tạp, việc mới, việc khó.Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả Trung bình mỗi năm, tính từ năm 2009, toàn...

Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ thành điểm đến hấp dẫn

Năm 2025, Đảng bộ quận Tây Hồ đã xác định rõ 3 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được thành phố giao, xứng đáng là tổ chức cơ sở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất