Powered by Techcity

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự án rất cần thiết, lợi ích lan tỏa xã hội lớn.

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Song, ông Hùng cũng lo ngại về năng lực quản trị của dự án, nhân lực vận hành, chuyển giao công nghệ và làm chủ công nghệ ra sao, để Việt Nam có thể tự lực tự cường xây dựng nền công nghiệp đường sắt do người Việt Nam vận hành và tự xử lý các vấn đề.

“Dự án vô cùng lớn nên người dân rất lo lắng”, ông Hùng nói và dẫn ví dụ dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông khởi công chính thức năm 2011 dự kiến hoàn thành 2015, nhưng qua 5 đời bộ trưởng và 12 lần lỡ hẹn mới chạy chính thức. Dự kiến nguồn vốn ban đầu dự án là 553 triệu USD nhưng sau đó lên 868 triệu USD, dự toán tăng rất nhiều.

Dự án Nhổn – ga Hà Nội cũng 14 lần lỡ hẹn, khởi công năm 2006 hoàn thành tới 2010, nhưng tới nay chưa vận hành toàn tuyến.

“Cả 2 dự án đường sắt đô thị nội đô dù không thể so với đường sắt tốc độ cao nhưng đều kéo dài thời gian và đội vốn. Do đó, cần sự chuẩn bị rất kỹ để hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao”, ông Hùng nêu vấn đề.

Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế cũng băn khoăn khi “hồ sơ Bộ GTVT trình và đánh giá rất lạc quan, màu hồng”. Ông mong có thêm “liều lượng vừa đủ đánh giá những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình triển khai dự án về vốn, nhân lực, giải phóng mặt bằng, tái định cư, công nghệ…, nhận diện rõ rủi ro và đưa ra giải pháp xử lý phát sinh.

Bên cạnh đó, thời gian 2 năm chuẩn bị dự án quá ngắn. Tiền lệ trước đó 12 đại dự án ngành công thương khâu chuẩn bị, nghiên cứu tiền khả thi “đơn giản quá”, nên khi triển khai phát sinh nhiều vấn đề không lường trước được, gây khúc mắc.

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 2.

Hòa thượng Thích Đức Thiện thảo luận tại tổ

So sánh tàu đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam như “con rồng thiêng để đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới”, song hòa thượng Thích Đức Thiện cũng lo ngại các dự án tương tự phụ thuộc từ nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ đều lỡ hẹn.

Ông cho rằng cần chuẩn bị thật kỹ cả về nguồn vốn và công nghệ áp dụng khi tiến hành dự án. “Đừng sử dụng những câu lỡ hẹn, lỡ nhịp. Phân đoạn thi công, sử dụng nhà thầu thực sự chắc chắn để đúng tiến độ, cũng là cách để chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn”, hòa thượng Thích Đức Thiện nêu.

“Vay vốn không quá 30%, rẻ và ít phụ thuộc”

Giải trình đại biểu tại tổ thảo luận, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây một số tuyến metro gặp phải tình trạng chậm tiến độ, đội vốn. “Khi nghiên cứu đường sắt tốc độ cao chúng tôi đã làm rất kỹ, cá nhân tôi cũng quan tâm làm rõ các nguyên nhân gây chậm”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, có 3 nguyên nhân chính là công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và lựa chọn đối tác. Các dự án metro trước đây khi làm đều chưa có kinh nghiệm, chưa hình dung được triển khai ra sao, cộng thêm cơ chế vay vốn ODA phải ràng buộc về chọn đối tác cho vay, bất lợi rất lớn.

“Với đường sắt tốc độ cao, lựa chọn đối tác phải theo hướng tìm được nhà thầu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc phải chuyển giao công nghệ, không phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài”, Bộ trưởng Thắng nói.

Nếu có vay vốn cũng không quá 30% tổng mức đầu tư (67,3 tỉ USD). Chia theo năm khoảng 46.000 tỉ đồng (1,85 tỉ USD/năm). Tiêu chí là vay vốn phải rẻ hơn trong nước và cơ chế không ràng buộc để khi thi công không bị phụ thuộc và ràng buộc công nghệ.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng

Về chuyển giao công nghệ, theo ông, trước đây có nhiều ý kiến phải yêu cầu đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ. Song, Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất lựa chọn một số doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Quốc phòng và một số doanh nghiệp tư nhân, chỉ định đây là các doanh nghiệp quốc gia nhận chuyển giao công nghệ và tham gia dự án.

“Công nghệ lõi chưa cần thiết vì ta chỉ có 1 tuyến đường sắt cao tốc. Nếu chăm chăm tập trung nhận chuyển giao và nghiên cứu công nghệ lõi không cần thiết”, ông Thắng nói. Song, công nghệ bảo trì sửa chữa nâng cấp thì phải làm được, vì lĩnh vực này tốn rất nhiều chi phí và kinh phí, nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ.

Tốc độ 350 km/giờ chỉ chở khách, chưa chở hàng

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) thắc mắc: tàu thiết kế tốc độ 350 km/giờ chở hàng có hiệu quả và an toàn?

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 3.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng giải trình về dự án

Theo Bộ trưởng Thắng, tàu thiết kế với tốc độ 350 km/giờ “chỉ chở khách, chưa chở hàng hóa” và chỉ sử dụng lưỡng dụng khi cần thiết, phục vụ an ninh quốc phòng. Lý do, theo ông Thắng, kinh nghiệm các nước như Nhật Bản tàu shinkanshen chạy 300 km/giờ cũng chỉ chở khách, do chở hàng hóa “rất rủi ro, mất an toàn”.

“Các nước đều khuyến cáo không nên chạy chung tàu khách và tàu hàng do rủi ro mất an toàn và hiệu quả vận tải giảm rất lớn”, Bộ trưởng GTVT nêu. Theo đó, nếu chở hàng tốc độ tàu chỉ còn 80 – 100 km/giờ, phương án phù hợp là nâng cấp đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng hóa.

Bên cạnh đó, theo tính toán của Bộ GTVT, với lưu lượng hàng hóa đến 2050, nhu cầu vận chuyển dọc trục Bắc – Nam chỉ hơn 18 triệu tấn/năm, đường sắt cũ hoàn toàn đảm đương được, chưa tính đến vận tải đường biển ven bờ và đường bộ.

Tàu chạy 5 giờ 30 phút dừng ở bao nhiêu ga?

Theo thiết kế, tàu chạy từ Hà Nội đến TP.HCM hết 5 giờ 30 phút với 23 ga. Bộ trưởng Thắng cho hay sẽ có nhiều phương án khai thác khác nhau. Với đường sắt tốc độ 350 km/giờ, tàu chỉ dừng ở 5 ga. Với phương án thấp hơn (bình quân 280 km/giờ), sẽ dừng ở nhiều ga cho người dân lựa chọn, với các đoạn tuyến như Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang. Theo thiết kế, có 85 đoàn tàu, nhưng khi nhu cầu tăng, công ty khai thác hoặc doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư thêm tàu và thuê đường ray để chạy.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/bo-truong-gtvt-noi-gi-ve-noi-lo-duong-sat-toc-do-cao-lo-hen-nhu-metro-185241113121213051.htm

Cùng chủ đề

Đi làm, đi học cùng metro: Tôi đã thoát cảnh kẹt xe!

Bạn Bùi Tiến Khánh (sinh viên năm 4 Trường ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM) chia sẻ: “Trước đây mình mất hơn 1 tiếng rưỡi đi xe buýt đến trường học. Nhưng khi trải nghiệm đi bằng metro thì thời gian di chuyển được rút ngắn nhiều hơn” (ảnh chụp vào chiều 23-12) – Ảnh: BÉ HIẾU Ngày mới, tuần mới hứng khởi hơn với buổi sáng không còn kẹt xe và hành trình thư giãn, thú vị. Nhanh như đi… metro Sáng...

Làm đường sắt đô thị cả trên cao và ngầm ở Hà Nội, TPHCM

Sáng 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT) chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Bộ GTVT, UBND Thành phố Hà Nội, TPHCM cùng các bộ, ngành liên quan về Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM. Định hướng xây hàng trăm km đường sắt đô thị ở hai thành phố lớn Theo quy hoạch giao thông...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng pháp luật, đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nhiệm kỳ 2021 – 2025, chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp năm 2025 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc năm 2026.Với...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trước khi thảo luận tại tổ nội dung này. Hồi năm 2010, ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã được đưa ra nhưng Quốc hội chưa thông qua do còn ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực...

Cùng tác giả

Ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc

Không khí náo nức của tuổi trẻ Thủ đô càng trở nên ý nghĩa hơn khi những tân binh mang trong mình tình yêu Tổ quốc được hun đúc từ truyền thống gia đình, từ quê hương Hà Nội...

4 ngôi đền ở Kyoto nên ghé đầu năm

Đền Heian JinguĐền Heian Jingu là một địa điểm tham quan nổi tiếng trong năm mới, được xây dựng để kỷ niệm 1.100 năm ngày dời thủ đô đến Heian (nay là Kyoto) vào năm 794.Người dân Kyoto đến...

Chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong giải quyết thủ tục hành chính

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang về vấn đề này.Hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả ...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 16-2-2025

Phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương: Cần bảo đảm khả thi, hiệu quảPhân cấp, phân quyền, ủy quyền mạnh mẽ song hành với bảo đảm khả năng, năng lực thực thi của các cấp chính quyền...

Cùng chuyên mục

Ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc

Không khí náo nức của tuổi trẻ Thủ đô càng trở nên ý nghĩa hơn khi những tân binh mang trong mình tình yêu Tổ quốc được hun đúc từ truyền thống gia đình, từ quê hương Hà Nội...

Chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong giải quyết thủ tục hành chính

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang về vấn đề này.Hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả ...

Đề xuất ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam xây đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắtTrong khi đó, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát...

Bảo đảm bộ máy chính quyền vận hành thông suốt khi sắp xếp, tinh gọn

Sáng 15-2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính...

Hà Nội đôn đốc giải quyết công việc sau kỳ nghỉ Tết

Công văn nêu rõ, giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ năm 2025; đề cao tinh thần...

Phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện một số quy hoạch

Đối với việc nghiên cứu tổ chức lập các Quy hoạch chung huyện, UBND thành phố thống nhất với đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho phép đổi tên nhiệm vụ, đồ án, thời hạn quy...

“Cây gậy” pháp lý xử lý công trình xây dựng vi phạm

Điều này nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Đây cũng là cơ sở để chính quyền địa...

Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ V Đảng bộ quận Hoàng Mai

Chiều 13-2, Quận ủy Hoàng Mai tổ chức Hội nghị lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020-2025 để thảo luận, cho ý kiến về 3 nội dung: Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu...

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong Đảng bộ thành phố Hà Nội

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số của Thủ đô trong thời kỳ mới, thực hiện có hiệu quả Đề án chuyển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất