Powered by Techcity

Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch ga đường sắt cao tốc

Chúng ta cùng tham khảo những bài học về quy hoạch nhà ga đường sắt cao tốc ở Châu Âu, Nhật Bản hay tại các quốc gia láng giềng như Lào, Trung Quốc.

Hầu hết các nhà ga đường sắt cao tốc tại Châu Âu và Nhật Bản tích hợp liền mạch với hệ thống giao thông công cộng hiện hữu, đặt tại trung tâm các đô thị lớn để góp phần tái sinh đô thị.

Ví dụ điển hình là ga Shinjuku tại Tokyo. Với lưu lượng hành khách khổng lồ lên tới gần 4 triệu người mỗi ngày, ga Shinjuku được thiết kế để tối ưu hóa kết nối đa phương tiện, từ tàu điện ngầm, xe buýt đến các tuyến đường sắt khác, đồng thời tạo động lực phát triển các dịch vụ thương mại và tiện ích xung quanh. Tuy nhiên, mô hình này tập trung nhiều vào việc cải tạo những đô thị hiện hữu, phản ánh nhu cầu của các nền kinh tế phát triển cao, nơi dân số tập trung ở các khu vực đô thị.

Ngược lại, đối với các nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ưu tiên cơ bản trong quy hoạch ga đường sắt sẽ gần như khác hoàn toàn. Mặc dù quá trình đô thị hoá đã được đẩy mạnh trong 30 năm qua, tỷ lệ đô thị hoá tại các quốc gia trong khu vực vẫn còn khá thấp khi so với Nhật Bản (92%); Hàn Quốc (81%); hay Liên minh Châu Âu (75%). Tại Việt Nam, tỷ lệ hiện nay chỉ đạt khoảng 40%; thấp hơn so với các quốc gia Đông Nam Á lớn như Thái Lan (54%); Indonesia (58%); hay Philippines (48%); nhưng cao hơn Lào (37%) và Campuchia (26%). Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất nhanh chóng trên khắp khu vực, phản ánh tính năng động của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. 

Điều này đồng nghĩa với việc các dự án đường sắt bền vững cần phải đáp ứng nhu cầu của cả khu vực đô thị và nông thôn, phản ánh cơ cấu dân số của quốc gia. Trong đó, có thể hỗ trợ quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng bằng cách mở rộng kết nối thành phố sang các khu vực mới, giảm áp lực vào nội thành hiện hữu; cũng như là kết nối các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại liên vùng, và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở các vùng ngoại ô qua việc có những tuyến đường sắt cho phép người dân đi làm thuận tiện ở các thành phố lớn.

Kinh nghiệm của Lào

Các nhà ga tại Lào, Trung Quốc, và Indonesia đều được quy hoạch xa khỏi trung tâm thành phố. Tại Lào, Viêng Chăn hiện có hai ga hành khách chính: ga Viêng Chăn, nằm tại điểm đầu của tuyến đường sắt cao tốc Boten-Viêng Chăn, và ga Khamsavath, nằm tại điểm cuối của tuyến đường sắt kết nối với Thái Lan. Cả hai ga đều nằm cách xa nội đô ít nhất 10km, hiện chưa có đường sắt đô thị, nên hành khách có thể đi taxi hay sử dụng dịch vụ xe buýt đưa đón từ trung tâm thành phố. 

Hiện nay, khu vực xung quanh các ga dọc tuyến Boten-Viêng Chăn chưa có gì nhiều. Tuy nhiên, tại ba vùng đô thị trọng điểm – Viêng Chăn, Vang Vieng, và Luang Prabang – đã có quy hoạch phát triển các khu đô thị mới xung quanh ga tàu. Viêng Chăn đang tập trung phát triển ga tàu thành một trung tâm giao thông đa phương thức có các cơ sở tiện ích thương mại, văn phòng, và nhà ở, có kết nối với ga xe buýt phía Nam cách 10 phút và sân bay quốc tế. Tại Vang Vieng, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào khách sạn, nhà hàng xung quanh ga tàu để phát triển tiềm năng du lịch sinh thái của thành phố này.

Công ty Đường sắt Lào – Trung Quốc (LCRC), đơn vị đầu tư, xây dựng và vận hành tuyến đường sắt Boten-Viêng Chăn theo hình thức BOT, cũng đồng thời chịu trách nhiệm phát triển các khu vực xung quanh nhà ga. Điều này cho phép liên doanh khai thác tối đa giá trị của dự án thông qua việc bán đất, cho thuê mặt bằng, và quy hoạch các khu vực thương mại, công nghiệp, từ đó tạo ra nguồn thu và thúc đẩy phát triển các khu vực xung quanh.

Như vậy, có thể hiểu tại sao ga Thường Tín tại Hà Nội và ga Thủ Thiêm tại TP. HCM được quy hoạch ra khỏi trung tâm. Điều quan trọng là cần có chiến lược cụ thể nhằm phát triển các khu vực xung quanh nhà ga, để tận dụng tối đa hiệu ứng lan toả kinh tế và tạo ra các trung tâm mới. Ví dụ, giá bất động sản có thể tăng từ 5-20% xung quanh ga, với mức tăng đáng kể nhất trong phạm vi 2km từ nhà ga.

Ga Viêng Chăn, Lào. Ảnh: Laos Railway

Một vài kinh nghiệm khác

Các ga mới có thể thúc đẩy việc di dời doanh nghiệp đến địa điểm xung quanh nhà ga và tạo việc làm tại địa phương. Ví dụ, dự án Crossrail của Anh đã giúp phân phối 23.000 việc làm ra khỏi các thành phố lớn, đồng thời dự báo thúc đẩy GDP tăng thêm 42 tỷ GBP toàn quốc. Tại Mỹ, một nghiên cứu tại Massachusetts cũng ước tính có thể phát triển các đô thị mới trong gần 2 triệu mét vuông xung quanh 13 ga nằm dọc tuyến đường sắt ngoại ô, tạo điều kiện cho hơn 230.000 cư dân sinh sống và làm việc.

Tuy nhiên, không có nghĩa rằng đường sắt cao tốc nên bỏ qua các khu vực nội thành hoàn toàn. Một nghiên cứu của Đại học Tokyo cho dự án đường sắt cao tốc Mumbai-Ahmedabad xác định mỗi thành phố dọc hành lang kinh tế đang được quy hoạch dọc tuyến sẽ có những nhu cầu phát triển kinh tế khác nhau, và vì vậy sẽ đặt các ga tàu cao tốc dựa trên nhu cầu đó. Sẽ có một vai yếu tố kinh tế-xã hội chính dẫn đến nhu cầu sử dụng đường sắt cao tốc; chẳn hạn như (1) tập trung cao các trự sở chính của tập đoàn/doanh nghiệp; (2) tập trung cao cơ sở sản xuất công nghiệp; (3) giảm áp lực vào nội thành bàng cách mở rộng thành phố. 

Ví dụ, các thành phố đang phát triển nhanh chóng như Surat đặt mục tiêu phát triển đa trung tâm và giảm áp lực vào nội thành, vì vậy đã quy hoạch đặt ga tàu cao tốc ở ngoại ô, ra khỏi thành phố hoàn toàn. Trong khi đó, Mumbai, thành phố đông dân nhất và đầu tàu kinh tế của Ấn Độ sẽ xây dựng ba ga tàu cao tốc, trong đó có một ga nằm ở chính giữa trung tâm để tối đa hoá khả năng kết nối với khu vực trung tâm tài chính của cả nước; cũng như giảm tình trạng tắc nghẽn trầm trọng trong thành phố. Hai ga khác được quy hoạch ở ngoài thành phố hoàn toàn, với mục đích phát triển các cực tăng trưởng mới cho dịch vụ và công nghiệp. 

Tiềm năng tái cơ cấu kinh tế khu vực

Ngoài ra, một xu hướng cần phải chú ý khi phát triển mạng lưới đường sắt, đặc biệt là tại Hà Nội và TP. HCM, là khả năng những tuyến đường sắt mới sẽ tái cơ cấu hệ thống kinh tế khu vực, làm cho các thành phố/thị xã nằm ở ngoại vi ngày càng phụ thuộc vào một thành phố trung tâm hơn. Các tỉnh thành dọc các tuyến đường sắt mới có thể tận dụng cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, phục vụ nhu cầu của hai đô thị lớn.

Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng tập trung quá mức vào các đô thị lớn, cần có quy hoạch phát triển đồng bộ các đô thị trung tâm và các vùng phụ cận, tạo ra các cực tăng trưởng mới. Một nghiên cứu của Đại học Chiết Giang (xuất bản 2023) cho thấy việc mở kết nối đường sắt cao tốc làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển của các công ty công nghiệp ở các vùng huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái phân bổ chuỗi sản xuất.

Nghiên cứu cũng phát hiện hiệu ứng kép là điều này làm tăng sức hút của các đô thị trung tâm, khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng di chuyển đến các thành phố lớn để tận dụng cơ sở hạ tầng phát triển và thị trường tiêu thụ lớn hơn. Để giải quyết vấn đề, cần có khuôn khổ chính sách cân bằng để vừa khuyến khích phát triển các vùng nông thôn, vừa hỗ trợ các đô thị lớn để không bị quá tải. Có thể xác định các trung tâm khác nhau của thành phố, giao cho mỗi trung tâm một chức năng riêng biệt (các lĩnh vực công nghiệp cụ thể, tài chính, hành chính…).

Cũng quan trọng là quá trình quy hoạch cần phải xác định nhu cầu của từng khu vực đô thị, và phát triển các nhà ga dựa trên mô hình này.

Đối với Việt Nam, sự cân bằng giữa việc kết nối người dân, người lao động với các khu công nghiệp, vùng ngoại ô; với giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại Hà Nội và TP. HCM sẽ rất quan trọng. Việc kế tiếp sẽ xác định một thành phố với quy mô dân số, kinh tế, và xã hội như hai vùng đô thị trọng điểm này cần ít nhất 2-4 ga tàu chính, kết nối với đường sắt cao tốc để vận hành hiệu quả.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/mot-vai-kinh-nghiem-quoc-te-ve-quy-hoach-ga-duong-sat-cao-toc-2334127.html

Cùng chủ đề

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam

Ngày 21/10 vừa qua, ngành đường sắt Việt Nam kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống. Mốc lịch sử được tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tàu hỏa hơi nước từ Hải Phòng về Hà Nội, sau chuyến thăm Pháp kéo dài 5 tháng (21/10/1946). Điểm khởi đầu của ngành hỏa xa Việt Nam còn lâu hơn nữa, tính từ thời điểm thực dân Pháp hoàn thành tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1885. Là một...

Nguồn lực đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không còn là trở ngại lớn

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam. Đi qua 20 tỉnh, thành thẳng nhất có thể Theo đó, Chính phủ đề xuất đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có điểm đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TPHCM (ga Thủ Thiêm). Với tổng...

Đón thập kỷ của đường sắt, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ USD

Đón “thập kỷ” của đường sắt, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ USDTheo kế hoạch, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ Dự thảo Tờ trình gửi Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng Thẩm định nhà nước. Mốc tiến độ trên là bắt buộc phải hoàn thành để...

Trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tốc độ 350km/h

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dài 1.451km, tốc độ 350km/h – Ảnh minh họa: Chat GPT Theo tờ trình do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng ký trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, dự án có điểm đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga...

Giai đoạn đầu, đường sắt tốc độ cao chở khách tốc độ 320km/h, chở hàng 120km/h

(VTC News) – Bộ Giao thông Vận tải có văn bản giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Bộ Giao thông Vận tải cho biết trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến có tốc độ thiết kế tàu khách 350km/h, tàu hàng 160km/h. Kinh nghiệm thế giới cho thấy đối với các quốc gia có tuyến đường...

Cùng tác giả

Anh Thơ diễn kịch duyên dáng bên Xuân Bắc, Tự Long không quên ‘ghẹo’ Trọng Tấn

Anh Thơ lần đầu diễn kịch lồng ghép tiếng hát ca khúc Mẹ yêu con bên Xuân Hinh, Tự Long, Xuân Bắc trong vai cô gái bán đồng nát. Tiểu phẩm của các nghệ sĩ không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái bởi màn đối đáp giữa mẹ (Xuân Hinh) với người con (Tự Long) và màn nhái giọng Thanh Hoá duyên dáng của anh kiến trúc sư (Xuân Bắc) mà còn có khoảng lặng xúc động với câu...

Vinhomes Royal Island – Trung tâm phát triển mới thúc đẩy Hải Phòng “cất cánh”

Vinhomes Royal Island – Trung tâm phát triển mới thúc đẩy Hải Phòng “cất cánh”Thành phố Hải Phòng trong tương lai sẽ phát triển sánh ngang với các đô thị hàng đầu châu Á. Tạo bệ phóng vững chắc cho hành trình cất cánh này chính là các trung tâm phát triển mới như Vinhomes Royal Island trên đảo Vũ Yên. Sản phẩm hàng hiệu dành riêng cho giới nhà giàu Số lượng người siêu giàu (sở hữu tài sản từ...

Yêu cầu thu thuế ngay với sàn thương mại điện tử Temu

NDO – Ngày 26/10, bên lề phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo Tổng cục Thuế thực hiện ngay việc kiểm tra và lập hồ sơ thu thuế đối với sàn thương mại điện tử Temu. Sàn thương mại điện tử Temu vừa xuất hiện, quảng cáo khá rầm rộ đối với người tiêu dùng Việt Nam và cũng nằm trong...

4 đội giành giải Nhất cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ”- Hà Nội lần thứ II

Đây là hoạt động do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 –...

Cùng chuyên mục

Anh Thơ diễn kịch duyên dáng bên Xuân Bắc, Tự Long không quên ‘ghẹo’ Trọng Tấn

Anh Thơ lần đầu diễn kịch lồng ghép tiếng hát ca khúc Mẹ yêu con bên Xuân Hinh, Tự Long, Xuân Bắc trong vai cô gái bán đồng nát. Tiểu phẩm của các nghệ sĩ không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái bởi màn đối đáp giữa mẹ (Xuân Hinh) với người con (Tự Long) và màn nhái giọng Thanh Hoá duyên dáng của anh kiến trúc sư (Xuân Bắc) mà còn có khoảng lặng xúc động với câu...

Vinhomes Royal Island – Trung tâm phát triển mới thúc đẩy Hải Phòng “cất cánh”

Vinhomes Royal Island – Trung tâm phát triển mới thúc đẩy Hải Phòng “cất cánh”Thành phố Hải Phòng trong tương lai sẽ phát triển sánh ngang với các đô thị hàng đầu châu Á. Tạo bệ phóng vững chắc cho hành trình cất cánh này chính là các trung tâm phát triển mới như Vinhomes Royal Island trên đảo Vũ Yên. Sản phẩm hàng hiệu dành riêng cho giới nhà giàu Số lượng người siêu giàu (sở hữu tài sản từ...

Yêu cầu thu thuế ngay với sàn thương mại điện tử Temu

NDO – Ngày 26/10, bên lề phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo Tổng cục Thuế thực hiện ngay việc kiểm tra và lập hồ sơ thu thuế đối với sàn thương mại điện tử Temu. Sàn thương mại điện tử Temu vừa xuất hiện, quảng cáo khá rầm rộ đối với người tiêu dùng Việt Nam và cũng nằm trong...

Tỷ giá trung tâm ở mức 24.255 đồng

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ – Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung – số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc – số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến – số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội 4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang – số 43 Hà Trung,...

Tận tâm từng bệnh phẩm, chuyên nghiệp từng bước đi

Các cán bộ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC hằng ngày vẫn rong ruổi trên khắp các con đường, tuyến phố, từ thành thị tới nông thôn, không quản mưa nắng… đồng hành cùng người dân chăm lo, bảo vệ sức khỏe. Đó đều là những cán bộ y tế có chuyên môn cao và thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình. ...

Cùng con nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp

Không chỉ nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cho con, các bà mẹ còn chú trọng nuôi dưỡng các tố chất: đam mê, ham học hỏi và trách nhiệm để con tự tin khẳng định bản thân, có khát...

Đến Miền Đồi, Hòa Bình, đắm mình vào những ngày hội rực rỡ sắc màu, sống trọn vẹn nơi núi rừng Tây Bắc

Ruộng bậc thang Miền Đồi, Hòa Bình. (Ảnh: Nguyễn Huy Tiến) Ông Bùi Văn Khánh, Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch, Trưởng Ban tổ chức Phiên chợ vùng cao huyện Lạc Sơn cho biết, sự kiện văn hóa, du lịch nhằm đánh thức tiềm năng du lịch của xã Miền Đồi nói riêng, du lịch huyện Lạc Sơn nói chung. Đến với Miền Đồi, du khách sẽ cảm nhận được sự đa dạng trong văn hóa của đồng bào các...

Giải bóng bàn các đội mạnh 2024 tổ chức tại Đồng Nai

Ngày 26/10, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo và bốc thăm chia bảng giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia 2024 tranh cúp Đăng Quang watch. Theo kết quả bốc thăm, nội dung đồng đội nam, bảng A, bao gồm các đội: Hà Nội 1, Đồng Nai 1 và Hải Dương Long Hải 2. Bảng B, gồm: Time City, Công...

Nhà vô địch AFF Cup 2008 động viên Nguyễn Filip và Đặng Văn Lâm

“Chức vô địch Đông Nam Á 2008 là danh hiệu để đời trong sự nghiệp của tôi. Hy vọng các cầu thủ trẻ của bóng đá Việt Nam luôn khát khao cống hiến cho đội tuyển Việt Nam.  HLV Kim Sang- sik sẽ chọn ra đội hình tốt nhất có thể trước khi tham dự giải đấu. Nguyễn Filip hay Đặng Văn Lâm đều đã chứng minh được tài năng của mình. Tôi mong bất cứ ai trong số họ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất