Powered by Techcity

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?

Tại Tọa đàm “Hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ”, Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy (Công ty Luật TNHH Châu Phong, Thuộc đoàn Luật sư Hà Nội) đã chia sẻ một số chính sách, quy định đặc biệt để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

Hiện nay, đội ngũ nữ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động ở nước ta. Để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh và hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành tháng 6/2017 đã nêu rõ nguyên tắc hỗ trợ của Luật là “Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn”.

Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, để các nữ doanh nhân biết được mình có nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên hỗ trợ hay không, trước hết, cần phải xác định được thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ.

Dựa theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được xác định thông qua 02 tiêu chí sau: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong doanh nghiệp của một hoặc nhiều phụ nữ từ 51% trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ được xác định thông qua 02 tiêu chí sau: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tỷ lệ lao động nữ: trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động: số lao động nữ chiếm 50% trở lên trên tổng số lao động; hoặc trường hợp doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên: số lao động nữ chiếm từ 30% trở lên trên tổng số lao động.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?- Ảnh 1.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ

Các chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ

Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, ngoài những chính sách hỗ trợ như đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông thường, căn cứ theo Điều 4, Điều 13 và Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, DNNVV do phụ nữ làm chủ hoặc DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ còn được hưởng những chính sách hỗ trợ sau:

Nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ

Khi cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV quyết định số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc sau: DNNVV nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước; DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ và DNNVV là doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ trước.

Như vậy, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ để nhận hỗ trợ trong cùng một thời điểm thì DNNVV do phụ nữ làm chủ và DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu tiên hỗ trợ trước.

Những hỗ trợ cụ thể 

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành tháng 6/2017 nêu rõ nguyên tắc hỗ trợ của Luật là “Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn”;

Để cụ thể hóa nguyên tắc này, tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có một số chính sách hỗ trợ ưu tiên hơn như:

– Khoản 2, Điều 13 của Nghị định, đối với nội dung hỗ trợ tư vấn “Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ;

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ;

Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa hoặc không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ”.

– Nội dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Điều 14 của Nghị định quy định: “Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ; Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ”.

– Ngoài ra, tại Điều 11 của Nghị định này còn hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phân biệt giới “Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa;

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?- Ảnh 2.

DNNVV do phụ nữ làm chủ và DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.

Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; Không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa;

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, ngoài việc được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh; DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ còn được hỗ trợ miễn học phí cho học viên khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.

Với các nội dung hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.

Đây là những chính sách, quy định hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa, các DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ nên tận dụng để vận hành, phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được hướng dẫn tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP như sau:

(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

(2) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại mục (1).

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại mục (1).

(3) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại mục (1) và (2).

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại mục (1) và (2).

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/doanh-nghiep-vua-va-nho-do-phu-nu-lam-chu-su-dung-nhieu-lao-dong-nu-duoc-ho-tro-gi-20241023103335292.htm

Cùng chủ đề

Người trưởng xóm dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên giúp nhiều bà con có thu nhập ổn định từ làm ván bóc

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hồng cho biết: Nhận thấy địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào từ rừng, do đó năm 2014, ông đã quyết định mua đất để mở xưởng sản xuất gỗ bóc với quy mô 10.000m2 tại xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh. Đến năm 2015, do hiệu quả từ xưởng gỗ bóc mang lại nên gia đình ông đã mua thêm 7.000m2 đất để mở rộng quy mô làm ván ép. Xưởng...

Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt”

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ Hàng trăm tỷ đồng đã được cán bộ, công chức,...

Cùng tác giả

Đẩy mạnh tích hợp giáo dục bảo tồn đại dương trong chương trình giáo dục tại Việt Nam

Quang cảnh hội thảo Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến, là lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan liên quan khác; các Sở GDĐT; các chuyên gia về bảo tồn biển và giáo dục môi trường; các cán bộ của UNESCO và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam… Hội thảo...

Tổ chức tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024

Hội nghị có chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp trong việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật...

Lần đầu tiên Việt Nam có chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và Bộ Công Thương tổ chức ra mắt chuyên trang Thương hiệu Quốc gia tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn. Đây là chuyên trang trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cung cấp hệ thống dữ liệu toàn diện, chính thống về các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp hàng đầu quốc gia. Nghi thức ra mắt chuyên trang Thương hiệu Quốc gia tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn. Ảnh: Internet. Chuyên trang thương hiệu quốc gia gồm 4...

Tập trung lãnh đạo để tăng tốc, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Tăng tính chủ động trong xử lý các công việc Nhấn mạnh thêm một số vấn đề lớn, quan trọng và khái quát những kết quả chủ yếu của Hội nghị lần thứ 19, đồng chí Bùi Thị Minh...

Ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” của tác giả Hàn Quốc

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tích hợp giáo dục bảo tồn đại dương trong chương trình giáo dục tại Việt Nam

Quang cảnh hội thảo Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến, là lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan liên quan khác; các Sở GDĐT; các chuyên gia về bảo tồn biển và giáo dục môi trường; các cán bộ của UNESCO và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam… Hội thảo...

Lần đầu tiên Việt Nam có chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và Bộ Công Thương tổ chức ra mắt chuyên trang Thương hiệu Quốc gia tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn. Đây là chuyên trang trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cung cấp hệ thống dữ liệu toàn diện, chính thống về các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp hàng đầu quốc gia. Nghi thức ra mắt chuyên trang Thương hiệu Quốc gia tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn. Ảnh: Internet. Chuyên trang thương hiệu quốc gia gồm 4...

Tập trung lãnh đạo để tăng tốc, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Tăng tính chủ động trong xử lý các công việc Nhấn mạnh thêm một số vấn đề lớn, quan trọng và khái quát những kết quả chủ yếu của Hội nghị lần thứ 19, đồng chí Bùi Thị Minh...

Không nên mỗi năm lại thay đổi môn thi vào lớp 10

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định môn thi thứ 3 thay đổi hàng năm như trong Dự thảo là không phù hợp bởi môn thi vào lớp 10 cần rõ ràng, minh bạch và có tính ổn định lâu dài. Việc lựa chọn môn thi thứ 3 cũng nên giao quyền chủ động hoàn toàn cho các địa phương. Trong Dự thảo quy chế tuyển sinh bậc THCS và THPT do Bộ GD&ĐT vừa công bố, ngoài hình thức...

Tư lệnh ngành Giao thông báo cáo Quốc hội tiến độ triển khai trạm dừng nghỉ cao tốc

Tư lệnh ngành Giao thông báo cáo Quốc hội tiến độ triển khai trạm dừng nghỉ cao tốcTheo kế hoạch, 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ hoàn thành các công trình dịch vụ công thiết yếu (khu vệ sinh, bãi đỗ xe) trước ngày 31/12/2024 và hoàn thành toàn bộ các trạm dừng nghỉ trong năm 2025. Một trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (Ảnh: Đèo Cả). Đây...

Thủ tướng Chính phủ tới Nga dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

(ĐCSVN) – Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính là hoạt động đối ngoại cấp cao có ý nghĩa quan trọng, khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh...

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tiến hành Hội nghị lần thứ 19

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực...

Thủ tướng rời Hà Nội công du tới Nga

  Diễn ra từ ngày 23 – 24.10, Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng là hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Tiễn Thủ tướng tại sân bay có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetk Tiễn Thủ tướng và đoàn công tác tại sân bay Nội Bài có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần...

Đấu tranh với những sai phạm về an toàn thực phẩm

UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND về cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.Hà Nội giai đoạn 2024 – 2025. Kế hoạch cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm Hà Nội giai đoạn 2024 – 2025 được ban hành nhằm tạo chuyển biến thực chất trong nhận thức và hành động của các chủ thể bao gồm người tiêu dùng, người quản lý, người sản xuất, chế biến,...

Cận cảnh đường nối các tuyến vành đai chuẩn bị được mở rộng gấp 5 lần

23/10/2024 | 06:30 TPO – Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) nối tuyến vành đai 2,5 và vành đai 3 rộng chỉ 7-8m chuẩn bị được mở rộng lên 40m. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện, nâng cấp, mở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất