Powered by Techcity

Bộ TN&MT: Nhiều người trúng đấu giá đất ở Hà Nội chưa nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Bộ TN&MT vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024, sau hai tháng luật này có hiệu lực (từ 1/8/2024).

Theo Bộ TN&MT, các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một số vướng mắc như công tác đấu giá đất và điều chỉnh bảng giá đất.

Đẩy giá lên cao để tạo mặt bằng giá ảo

Bộ TN&MT cho biết, sau khi Luật Đất đai 2024 được thi hành, một số địa phương đấu giá quyền sử dụng đất có tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá. Điều này tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Qua kiểm tra, Bộ TN&MT nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc lập, công khai quy hoạch khu vực phát triển nhà ở chưa bài bản, công khai, minh bạch, tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng đầu cơ đất đai.

dau gia dat.jpeg
Thời gian gần đây, nhiều huyện của Hà Nội tăng cường đấu giá đất để tăng nguồn thu ngân sách. Ảnh: Bảo Kiến

Một số đối tượng tham gia đấu giá không thực sự có nhu cầu về đất ở, nhà ở mà chủ yếu vì mục đích đầu cơ, thao túng giá thông qua việc đẩy giá cao và bán lại ngay đất vừa trúng đấu giá để thu lợi, hoặc tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.

“Trong đó, sau khi đấu giá một số người trúng đấu giá chưa nộp tiền sử dụng đất đúng thời hạn theo quy chế đấu giá, có dấu hiệu bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương”, Bộ TN&MT nêu rõ.

Cụ thể, theo Bộ TN&MT, qua kiểm tra công tác đấu giá đất ở các huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) thời gian qua cho thấy, tại Thanh Oai có 56/68 thửa đất trúng đấu giá chưa được người trúng đấu giá nộp tiền, còn ở Hoài Đức có 8/19 thửa đất trúng đấu giá chưa được người trúng đấu giá nộp tiền.

Bên cạnh đó, có địa phương sử dụng giá đất trong bảng giá đất hiện hành chưa được điều chỉnh kịp thời, thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá đất thực tế để làm giá khởi điểm, dẫn đến trúng đấu giá và khởi điểm có sự chênh lệch lớn cũng thu hút nhiều người tham gia đấu giá để kiếm lời.

“Những vấn đề nổi lên trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ khâu tổ chức thực hiện chưa tốt ở một số địa phương. Vì vậy, cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác tổ chức thực hiện để hạn chế bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đất đai 2024”, Bộ TN&MT nêu.

Vướng mắc điều chỉnh bảng giá đất

Theo Bộ TN&MT, vướng mắc thứ hai liên quan đến điều chỉnh bảng giá đất hiện hành theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai 2024. Đây là quy định chuyển tiếp, nhằm giúp các địa phương thực hiện lộ trình từng bước xây dựng bảng giá đất mới theo quy định của luật để áp dụng từ ngày 1/1/2026.

Khi tiến hành điều chỉnh bảng giá đất hiện hành, nếu các địa phương không xem xét thận trọng, đánh giá tác động một cách đầy đủ thì sẽ xảy ra trường hợp giá đất trong bảng giá đất sau khi điều chỉnh có chênh lệch lớn so với giá đất trong bảng giá đất hiện hành.

Một số địa phương trong giai đoạn 2021-2024 không điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2013, nay thực hiện điều chỉnh thì có biên độ chênh lệch lớn khiến người dân, doanh nghiệp phản ứng vì số tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai tăng cao so với khi áp dụng giá đất trong bảng giá đất trước khi điều chỉnh.

Bộ TN&MT dẫn chứng việc điều chỉnh bảng giá đất tại TPHCM khi đưa ra lấy ý kiến lần đầu đã gặp phản ứng của người dân và doanh nghiệp do giá đất tại một số khu vực có thay đổi lớn, tăng đột biến so với giá đất trong bảng giá đất hiện hành.

Sau đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ TN&MT cùng các bộ ngành và TPHCM họp thống nhất phương án giải quyết. Sau đó, TPHCM đã có phương án điều chỉnh bảng giá với lộ trình phù hợp với thực tế ở địa phương.

Theo Bộ TN&MT, việc một số địa phương phản ánh có khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định liên quan đến bảng giá đất là xuất phát từ việc không thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2013. 

“Những tồn tại này không phải do vướng mắc từ chính sách hoặc quy định của Luật Đất đai 2024 và văn bản hướng dẫn thi hành”, Bộ TN&MT khẳng định.

“Bỏ cọc” đấu giá đất tái diễn tác động tiêu cực đến giá cả, thị trường nhà ở

“Bỏ cọc” đấu giá đất tái diễn tác động tiêu cực đến giá cả, thị trường nhà ở

Ông Vũ Hồng Thanh nêu về tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất tái diễn, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở.

Đấu giá đất Hà Nội: Nơi trả giá đến nửa đêm, chỗ dừng để rà soát

Đấu giá đất Hà Nội: Nơi trả giá đến nửa đêm, chỗ dừng để rà soát

Phiên đấu giá đất tại Hà Đông cùng hàng loạt phiên đấu giá tại các huyện ven TP Hà Nội kéo dài nhiều giờ đồng hồ, kết thúc vào nửa đêm. Trong khi đó, một số địa phương hoãn tổ chức đấu giá đất do yêu cầu từ cơ quan quản lý.

Huyện ven Hà Nội ‘chốt’ phiên đấu giá đất sau 20 giờ, giá trúng ra sao?

Huyện ven Hà Nội ‘chốt’ phiên đấu giá đất sau 20 giờ, giá trúng ra sao?

Trải qua gần 20 tiếng với 12 vòng, 54 lô đất tại xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội) vừa được đấu giá thành công, cao nhất gần 55 triệu đồng/m2, gấp 4,4 lần khởi điểm.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/nhieu-nguoi-trung-dau-gia-dat-o-ha-noi-chua-nop-tien-co-dau-hieu-bo-coc-2334138.html

Cùng chủ đề

Hà Nội: Đào Nhật Tân tăng giá mạnh, chi tiền triệu vẫn khó mua

TPO – Làng đào Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội đang vào vụ Tết, tuy nhiên do ảnh hưởng của bão Yagi nên năm nay sản lượng của làng đào Nhật Tân giảm mạnh, giá đào tăng cao hơn những năm trước. Do ảnh hưởng của cơn bão lịch sử (bão Yagi), năm nay, sản lượng của làng đào Nhật Tân – nơi trồng đào lâu năm và có tiếng bậc nhất miền Bắc giảm mạnh, khiến giá đào tăng...

Sống chậm ở Việt Nam vào top trải nghiệm phải thử năm 2025

Việt Nam là điểm đến lý tưởng dành cho các chuyến du lịch gia đình. Ảnh: Hoàng Hà Tạp chí nổi tiếng National Geographic đã liệt kê danh sách những địa điểm tuyệt vời dành cho gia đình và Việt Nam đã được vinh danh. Theo Dom Tulett, tác giả của National Geographic, Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng dành cho những gia đình muốn trải nghiệm một chuyến đi chậm rãi để có cơ hội tìm hiểu về văn hóa của các...

Gần 60% thí sinh dự thi đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Bộ GD-ĐT mới công bố kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025. Theo đó, cả nước có 3.803 thí sinh đoạt giải, chiếm 58,68% số thí sinh dự thi (năm học 2023 – 2024, số thí sinh dự thi là 5.812, có 3.351 thí sinh đoạt giải). Học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) chia sẻ, kết quả chấm thi...

Làng nghề trồng quất truyền thống giữa lòng Hà Nội

Những cây quất vàng óng, trĩu quả, không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết, mà còn mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, nghề trồng quất phải đối mặt với không ít khó khăn. Thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh và biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng cây trồng. Để đảm bảo mỗi cây quất đạt tiêu chuẩn, người dân Tứ Liên phải dày công...

Hà Nội và Hội An là điểm đến tốt nhất thế giới 2025

Tripadvisor đã công bố top 25 điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới. Đây là những cái tên nằm trong hạng mục “Best of the Best” thuộc khuôn khổ giải thưởng Travelers’ Choice Awards do chính người dùng trên nền tảng du lịch này bình chọn. Không chỉ tôn vinh địa điểm du lịch độc đáo, đây là danh sách gợi ý tiềm năng cho người yêu xê dịch trên khắp thế giới. Việt Nam có hai thành phố lọt...

Cùng tác giả

Ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc

Không khí náo nức của tuổi trẻ Thủ đô càng trở nên ý nghĩa hơn khi những tân binh mang trong mình tình yêu Tổ quốc được hun đúc từ truyền thống gia đình, từ quê hương Hà Nội...

4 ngôi đền ở Kyoto nên ghé đầu năm

Đền Heian JinguĐền Heian Jingu là một địa điểm tham quan nổi tiếng trong năm mới, được xây dựng để kỷ niệm 1.100 năm ngày dời thủ đô đến Heian (nay là Kyoto) vào năm 794.Người dân Kyoto đến...

Chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong giải quyết thủ tục hành chính

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang về vấn đề này.Hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả ...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 16-2-2025

Phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương: Cần bảo đảm khả thi, hiệu quảPhân cấp, phân quyền, ủy quyền mạnh mẽ song hành với bảo đảm khả năng, năng lực thực thi của các cấp chính quyền...

Cùng chuyên mục

Ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc

Không khí náo nức của tuổi trẻ Thủ đô càng trở nên ý nghĩa hơn khi những tân binh mang trong mình tình yêu Tổ quốc được hun đúc từ truyền thống gia đình, từ quê hương Hà Nội...

Chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong giải quyết thủ tục hành chính

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang về vấn đề này.Hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả ...

Đề xuất ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam xây đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắtTrong khi đó, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát...

Bảo đảm bộ máy chính quyền vận hành thông suốt khi sắp xếp, tinh gọn

Sáng 15-2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính...

Hà Nội đôn đốc giải quyết công việc sau kỳ nghỉ Tết

Công văn nêu rõ, giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ năm 2025; đề cao tinh thần...

Phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện một số quy hoạch

Đối với việc nghiên cứu tổ chức lập các Quy hoạch chung huyện, UBND thành phố thống nhất với đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho phép đổi tên nhiệm vụ, đồ án, thời hạn quy...

“Cây gậy” pháp lý xử lý công trình xây dựng vi phạm

Điều này nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Đây cũng là cơ sở để chính quyền địa...

Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ V Đảng bộ quận Hoàng Mai

Chiều 13-2, Quận ủy Hoàng Mai tổ chức Hội nghị lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020-2025 để thảo luận, cho ý kiến về 3 nội dung: Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu...

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong Đảng bộ thành phố Hà Nội

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số của Thủ đô trong thời kỳ mới, thực hiện có hiệu quả Đề án chuyển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất